Bài đọc thêm (TLTK 1):

Một phần của tài liệu số tay tìm hiểu về thuế (Trang 34)

- Một số ngành đặc thù có thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN khác với thời điểm kê khai tính thuế GTGT.

5.3. Bài đọc thêm (TLTK 1):

Chi phí hợp lý: Thuế TNDN là loại thuế đánh trên thu nhập ròng (đã trừ chi phí) nên các công ty thường tìm mọi cách khai tăng chi phí để có mức thu nhập chịu thuế thấp hơn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có quy định rõ ràng về những khoản chi phí được trừ và những khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trên thực tế, có thể có hai loại chi phí được tính trừ: các chi phí có tính chất kinh tế và các chi phí có tính chất xã hội.

Các chi phí có tính chất kinh tế là các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập. Về nguyên tắc, các chi phí có tính chất kinh tế được khấu trừ phải thoã mãn các tiêu chuẩn sau:

− Các chi phí phải có liên quan đến các hoạt động tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

− Các chi phí này phải được thật sự chi ra.

− Mức chi phí phải ở mức hợp lý (mức cần thiết trung bình xã hội).

− Chi phí phải có tính “thu nhập” hơn là tính “vốn”.

(Các khoản chi có tính “vốn” là các khoản chi có tính chất đầu tư dài hạn để hình thành vốn của công ty như chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định, chi đầu tư cơ sở hạ tầng… không

phải là những khoản chi có mối liên hệ chặt chẽ, trực tiếp với thu nhập được tạo ra ở kỳ hiện tại).

Tuy nhiên, vì phải phân đoạn thời gian để tính thu nhập chịu thuế nên một trong những nguyên lý không thể bỏ qua khi xác định các khoản chi phí được trừ là nguyên lý dồn tích (accured). Theo nguyên lý này, có thể có những khoản chưa thực sự chi ra song có thể dự đoán trước một cách tương đối chắc chắn và cần có sự phân bổ trong nhiều kỳ thì có thể được xác định như các khoản chi phí được trừ một cách hợp pháp. Ví dụ về các khoản chi phí này có thể kể ra là các khoản chi phí trích trước, các khoản dự phòng nợ khó đòi, dự phòng giảm giá… Bên cạnh đó, có những khoản đã thực sự chi ra song tác dụng của chúng có thể được phát huy trong nhiều kỳ thu nhập nên phải phân bổ cho nhiều kỳ mà chúng phát huy tác dụng. Thuộc loại chi phí này là những khoản chi mua sắm tài sản cố định, chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ… Suy cho cùng thì nguyên lý dồn tích trong kế toán cũng phù hợp với những tiêu chuẩn của các chi phí có tính chất kinh tế như đã để cập ở trên. Vì lý do này nên đa số luật thuế TNDN ở các nước đều cho phép trừ các khoản chi phí theo nguyên lý dồn tích mà kế toán tài chính đã thực hiện, chỉ loại bỏ những khoản chi không liên quan đến việc tạo ra thu nhập (như các khoản chi phúc lợi do nguồn vốn khác đài thọ) hay những khoản chi phí cá biệt không được coi là mức “cần thiết trung bình xã hội” (như các khoản tiền phạt, các khoản chi quá định mức cần thiế không có nguyên do chính đáng…). Không ai có thể khẳng định được rằng các chuẩn mực kế toán dựa theo những quy định của luật thuế hay những quy định của luật thuế dựa trên các chuẩn mực kế toán, song đa số các nước đều có một số điều chỉnh tăng hoặc giảm trên cơ sở số dư tài khoản thu nhập để xác định căn cứ tính thuế. Các chi phí có tính chất xã hội là những khoản chi nhằm mục đích nhân đạo hoặc phúc lợi xã hội. Chẳng hạn như khoản chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, khoản chi nộp các loại bảo hiểm, chi ủng hộ người tàn tật… Đa số các nước đều cho phép tính các khoản chi này vào chi phí hợp lý để trừ khi tính thu nhập chịu thuế trong đó có những nước cho phép trừ theo số thực tế phát sinh, có những nước cho trừ theo thực tế nhưng đặt ra một mức giới hạn tối đa.

Chương 6: Chi phí hợp lý

Một phần của tài liệu số tay tìm hiểu về thuế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)