Bài đọc thêm (TLTK 9):

Một phần của tài liệu số tay tìm hiểu về thuế (Trang 64)

X Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán

11.9.Bài đọc thêm (TLTK 9):

11.9.1. Ghi nhận khoản dự phòng:

Chuẩn mực quy định rằng doanh nghiệp chỉ được ghi nhận dự phòng khi và chỉ khi đáp ứng các điều kiện sau:

− Doanh nghiệp có nghĩa vụ hiện tại, không kể là nghĩa vụ pháp lý hay danh nghĩa phát sinh từ sự kiện đã xảy ra;

− Có khả năng chắc chắn rằng doanh nghiệp cần phải sử dụng nguồn vốn sinh ra lợi ích kinh tế để thanh toán nghĩa vụ;

− Doanh nghiệp có thể ước tính chính xác giá trị của nghĩa vụ. Chuẩn mực lưu ý rằng rất hiếm khi xảy ra trường hợp doanh nghiệp không ước tính được giá trị nghĩa vụ của mình.

Trong trường hợp hãn hữu, chẳng hạn một vụ kiện, khẳng định được doanh nghiệp có nghĩa vụ hiện tại hay không là một việc không dễ dàng. Trong trường hợp này, người ta mặc nhiên cho rằng có một sự kiện quá khứ đã xảy ra dẫn đến nghĩa vụ hiện tại nếu như, sau khi xem xét các bằng chứng hiện có, doanh nghiệp phần nào chắc chắn rằng một khoản mục nghĩa vụ hiện thời đang tồn tại tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp phải ghi nhận dự phòng đối với khoản nghĩa vụ hiện thời này nếu đáp ứng được các điều kiện ghi nhận khác nêu tại phần trên. Khi không chắc chắn rằng hiện tại có tồn tại khoản mục nghĩa vụ nào không, doanh nghiệp phải trình bày một khoản công nợ bất thường tương ứng, trừ khi khẳng định khả năng không phải sử dụng đến nguồn lợi kinh tế cho mục đích nêu trên.

11.9.2. Xác định khoản dự phòng:

Giá trị ghi nhận là dự phòng chính là kết quả ước tính sát thực nhất về khoản chi cần thiết nhằm thanh toán khoản nghĩa vụ hiện thời tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán (đây chính là khoản tiền mà doanh nghiệp thanh toán một cách hợp lý để thanh toán nghĩa vụ tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán hay chuyển nhượng nghĩa vụ này cho bên thứ ba). Để ước toán dự phòng sát thực nhất, doanh nghiệp cần phải tính đến mọi rủi ro, bất trắc liên quan đến sự kiện dẫn đến nghĩa vụ. Trong trường hợp ảnh hưởng của giá trị tiền tệ tính theo thời gian là đáng kể, doanh nghiệp phải giảm trừ dòng tiền chi ra theo dự toán xuống mức giá trị hiện tại của dòng tiền.

Trường hợp doanh nghiệp dự tính một phần hoặc toàn bộ số chi phí cần thiết dành ra để thanh toán dự phòng sẽ được một bên khác hoàn trả, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khoản hoàn lại này khi hoàn toàn chắc chắn rằng chi phí thanh toán nghĩa vụ sẽ được hoàn trả. Giá trị ghi nhận không vượt quá giá trị của khoản dự phòng và được hạch toán là một tài sản riêng rẽ.

Doanh nghiệp chỉ sử dụng dự phòng cho mục đích đã đề ra từ đầu. Các khoản dự phòng phải được xoát xét lại tại từng thời điểm lập bảng cân đối kế toán và phải được điều chỉnh

để phản ánh giá trị ước tính sát thực nhất. Khi chắc chắn rằng không phải sử dụng đến nguồn lực kinh tế để thanh toán nghĩa vụ, doanh nghiệp phải quy hồi khoản dự phòng liên quan.

Chuẩn mực đề ra các quy định cụ thể cho việc áp dụng các nguyên tắc chung đối với các khoản lỗ hoạt động kinh doanh trong tương lai, hợp đồng phát sinh lỗ và dự phòng tái cơ cấu.

Chương 12: Chênh lệch tỷ giá.

Một phần của tài liệu số tay tìm hiểu về thuế (Trang 64)