Dựa trên kết quả kiểm định sơ bộ (phân tích nhân tố, Cronbach Alpha). Giả thuyết nghiên cứu ban đầu gồm 4 biến độc lập (21 biến quan sát) và 1 biến phụ thuộc (5 biến quan sát). Sau khi kiểm định sơ bộ thang đo, Mô hình vẫn giữ 4 biến độc lập
và 1 biến phụ thuộc. Tuy nhiên, 1 biến quan sát trong nhóm thái độ đối với việc mua thực phẩm chức năng bị loại bỏ. Thang đo trong nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố được trình bày như bảng 4.8 sau:
Bảng 4.8 Thang đo các khái niệm nghiên cứu sau khi điều chỉnh mô hình. Thái độđối với việc mua thực phẩm chức năng (TD)
TD1 Tôi nhận thấy TPCN có những tác dụng có lợi đến sức khỏe của tôi. TD2 Tôi thấy rằng việc sử dụng TPCN là một phần của cuộc sống thường ngày.
TD3 Tôi nhận thấy việc dùng TPCN là cách thuận tiện để có thể có được những dưỡng chất cần thiết cho cuộc sống thường ngày.
TD4 Tâm trạng của tôi được cải thiện khi tôi dùng TPCN. TD5 Vẻ bề ngoài của tôi được cải thiện khi tôi dùng TPCN.
TD6 Tôi thấy việc dùng TPCN là cách dễ dàng để có cuộc sống khỏe mạnh.
Chuẩn chủ quan (CCQ)
CCQ1 Gia đình (cha mẹ, anh chị …) tôi cho rằng tôi nên mua TPCN. CCQ2 Bạn bè tôi cho rằng tôi nên mua TPCN.
CCQ3 Đồng nghiệp tôi cho rằng tôi nên mua TPCN. CCQ4 Gia đình tôi đều dùng TPCN.
CCQ5 Bạn bè tôi đều dùng TPCN. CCQ6 Đồng nghiệp tôi đều dùng TPCN.
Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận (KS)
KS1 Tôi tự tin sử dụng TPCN trong thời gian tới. KS2 Đối với tôi, việc sử dụng TPCN là dễ dàng. KS3 Nếu tôi muốn, tôi có thể mua TPCN.
KS4 Tôi hoàn toàn tự quyết định việc tôi sử dụng TPCN.
Sự an toàn khi dùng thực phẩm chức năng (AT)
AT1 Tôi sợ rằng TPCN sẽ có các tác dụng phụ.
AT2 Tôi không biết TPCN có những ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể tôi. AT3 Tôi suy nghĩ thận trọng về các mối nguy hiểm có thể có khi dùng TPCN. AT4 Tôi nhận thấy TPCN ảnh hưởng xấu đến tôi nếu tôi dùng quá nhiều.
Ý định mua thực phẩm chức năng (YD)
YD1 Tôi có ý định mua TPCN.
YD2 Tôi sẽ mua TPCN trong thời gian tới. YD3 Tôi có ý định khuyên gia đình mua TPCN. YD4 Tôi có ý định khuyên bạn bè mua TPCN. YD5 Tôi có ý định khuyên đồng nghiệp mua TPCN.
Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố.
Sau khi kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu không có sự thay đổi so với mô hình nghiên cứu mà luận văn đã đề ra ban đầu. Vậy nên các giả thuyết nghiên cứu cũng được giữ nguyên.
Sau khi kiểm định sơ bộ thang đo, bốn giả thuyết nghiên cứu đặt ra ban đầu được giữ nguyên và sẽ được kiểm định trong đề tài này:
Giả thuyết H1: Thái độ đối với TPCN có tác động đồng biến (+) đến ý định mua TPCN.
Giả thuyết H2: Chuẩn chủ quan có tác động đồng biến (+) đến ý định mua TPCN.
Giả thuyết H3: Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận có tác động đồng biến (+) đến ý
định mua TPCN.
Giả thuyết H4: Sự an toàn khi dùng TPCN có tác động ngịch biến (-) đến ý định mua TPCN.
Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận Thái độ đối với thực phẩm chức năng Chuẩn chủ quan Ý định mua thực phẩm chức năng Sự an toàn khi dùng thực phẩm chức năng