Phân tích độ tin cậy

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở TPHCM.PDF (Trang 49)

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua công cụ kiểm định Cronbach Alpha. Hệ số α của Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các biến trong thang đo với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Thông thường một hệ số α được đánh giá là tốt khi nó ở trong khoảng [0,7 - 0,8]. Tuy nhiên giá trị Cronbach Alpha ở mức 0,6 là có thể đảm bảo độ tin cậy và được chấp nhận. Hệ số Cronbach Alpha quá cao cũng không tốt vì nó cho thấy các biến đo lường trong thang đo cùng làm một việc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kết quả phân tích độ tin cậy ở bảng 4.1 cho thấy các nhóm yếu tố đều có Cronbach Alpha lơn hơn 0,6 và không có hai biến đo lường nào trùng lặp hoàn toàn nên thang đo được chấp nhận về mặt độ tin cậy.

Nhn xét:

Thang đo “thái độ đối với TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,841, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA. Tuy nhiên, khi loại biến TD7 thì độ tin cậy của thang đo TD tăng lên từ 0,841 thành 0,856. Việc giữ hay loại bỏ biến TD7 sẽ được phân tích tiếp trong phần phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo “chuẩn chủ quan” có hệ số Cronbach Alpha = 0,901, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA. Khi loại biến CCQ3 thì hệ số Cronbach Alpha tăng lên 0,904. Do đó, biến CCQ3 sẽ được tiếp tục phân tích trong phần phân tích nhân tố khám phá.

Thang đo “sự kiểm soát hành vi được cảm nhận” có hệ số Cronbach Alpha = 0,823, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do đó, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bng 4.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha. Biến

quan sát

Trung bình thang

đo nếu loi biến

Phương sai thang

đo nếu loi biến Tương quan biến tng Bình phương tương quan biến tng Cronbach Alpha nếu loi biến Thái độđối vi vic mua thc phm chc năng(TD), Cronbach Alpha = 0,841, n=7

TD1 19.59 15.095 .655 .432 .810 TD2 20.10 15.643 .583 .399 .821 TD3 20.03 14.961 .684 .531 .806 TD4 20.12 15.575 .657 .457 .812 TD5 20.19 15.201 .579 .372 .822 TD6 20.00 14.574 .673 .511 .807 TD7 20.31 15.912 .392 .186 .856

Chun ch quan(CCQ), Cronbach Alpha = 0,901, n=6

CCQ1 14.85 14.129 .794 .820 .874 CCQ2 14.84 14.091 .785 .800 .875 CCQ3 15.20 15.408 .585 .405 .904 CCQ4 14.88 14.061 .786 .819 .875 CCQ5 14.89 13.852 .794 .817 .873 CCQ6 14.87 14.716 .642 .447 .897

S kim soát hành vi được cm nhn(KS), Cronbach Alpha = 0,823, n=4

KS1 11.03 4.988 .701 .520 .752 KS2 11.06 5.134 .655 .469 .774 KS3 11.00 5.327 .618 .412 .790 KS4 10.95 5.203 .615 .389 .792

S an toàn khi dùng thc phm chc năng(AT), Cronbach Alpha = 0,745, n=4

AT1 6.96 4.329 .503 .270 .706 AT2 7.02 4.182 .522 .294 .696 AT3 6.94 4.027 .545 .340 .683 AT4 6.85 3.909 .586 .374 .660

Ý định mua thc phm chc năng(YD), Cronbach Alpha = 0,879, n=5

YD1 13.76 8.099 .692 .530 .861 YD2 13.81 8.932 .673 .502 .862 YD3 13.98 8.258 .747 .605 .845 YD4 13.83 8.910 .689 .552 .859 YD5 13.93 8.470 .771 .678 .840 Ngun: kết qu x lý t s liu điu tra ca tác gi.

Thang đo “sự an toàn khi dùng TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,745, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo “ý định mua TPCN” có hệ số Cronbach Alpha = 0,879, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến đo lường thành phần này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở TPHCM.PDF (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)