Bảng 2.2 Tổng kết các nhân tố có tác động đến ý định mua TPCN. Tên nhân tố Tác giả và nơi nghiên cứu
Thái độđối với việc mua TPCN - Rezai và cộng sự (2012), Malaysia - Urala (2005), Phần Lan
- Mitchell và Ring (2010), Thụy Điển - O’Connor và White (2010), Australia Chuẩn chủ quan - Mitchell và Ring (2010), Thụy Điển
- O’Connor và White (2010), Australia Sự kiểm soát hành vi được cảm nhận - O’Connor và White (2010), Australia - Mitchell và Ring (2010), Thụy Điển - Rezai và cộng sự (2012),Malaysia - Markovina và cộng sự (2011), Croatia Sự an toàn khi dùng TPCN - Annunziata và Vecchio (2010), Italia
- Urala (2005), Phần Lan
Nguồn: tổng hợp của tác giả.
Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây và sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm TPCN tác giả nhận thấy mô hình thuyết hành vi dự định TPB là phù hợp để áp dụng vào nghiên cứu ở thị trường TP.HCM.
Từ các nghiên cứu trước đây, 4 nhân tố là “thái độ đối với việc mua TPCN”, “chuẩn chủ quan”, “sự kiểm soát hành vi được cảm nhận” và “sự an toàn khi dùng TPCN” đều có tác động đến ý định mua TPCN. Nên ngoài mô hình gốc TPB, tác giả thêm vào một nhân tố nữa là “sự an toàn khi dùng TPCN” để hình thành nên mô hình nghiên cứu cho đề tài. Ngoài ra, đối với “ý định mua TPCN” thì các yếu tố liên quan đến đặc điểm của người tiêu dùng như giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong “ý định mua TPCN” của người tiêu dùng.
Do đó, mô hình nghiên cứu đề xuất trong luận văn sẽ gồm 4 nhân tố là “thái độ đối với TPCN”, “chuẩn chủ quan”, “sự kiểm soát hành vi được cảm nhận” và “sự an toàn khi dùng TPCN” tác động trực tiếp đến “ý định mua TPCN”. Mô hình nghiên cứu đề xuất được trình bày chi tiết ở hình 2.9 dưới đây.
Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất.