Công ty cần có sự phối hợp với các doanh nghiệp kiến nghị với nhà nước,các trường đại học, các cơ sở đào tạo trong việc nghiên cứu cải tiến nội dung và chương trình đào tạo cho đội ngũ chuyên gia và công nhân kỹ thuật theo hướng đảm bảo học viên khi ra trường có thể ứng dụng kiến thức vào sản xuất thực tế. Trong một số trường hợp có thể thí điểm một số mô hình đào tạo theo hợp đồng, hoặc chỉ tiêu giữa doanh nghiệp và nhà trường để tuyển một số lao động theo yêu cầu và các tiêu chuẩn của doanh nghiệp đề ra. Về chương trình đào tạo, cần đổi mới và cải tiến theo các tiêu chuẩn quốc tế, tránh học lý thuyết xuông.
3.2.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty đã trở nên lạc hậu, nhà máy đóng tàu được xây dựng khoảng 30 năm trở về trước. Trong khi sự phát triển của kinh tế thế giới đang diễn ra rất mạnh mẽ, nhiều nước trên thế giới luôn có sự cải tiến hệ thống cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp đóng tàu cho phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Để đạt được mục tiêu đã để ra, công ty cần có định hướng chiến lược đầu tư xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất phát triển. Mở rộng và nâng cấp các nhà máy sẵn có để đóng mới và sửa chữa các tàu có trọng tải ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cần đặt trọng tâm vào các nhà máy có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, con người, kỹ thuật...Xây dựng các nhà máy thành các trung tâm, làm hạt nhân cơ sở để phát triển các khu vực đóng tàu.
Bên cạnh việc xây dựng các nhà máy phục vụ sản xuất, công ty cũng cần quan tâm hơn nữa tới việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho các ngành phụ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế tạo điều kiện cho việc đóng mới và sửa chữa tàu đạt hiệu quả cao hơn.
3.3 Một số kiến nghị với nhà nước
Nhà nước cần có những giải pháp cho ngành đóng tàu Việt Nam nói chung,và cho các doanh nghiệp và công ty cổ phần công nghiệp thủy sản Nam Thanh nói riêng:
3.3.1 Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành
Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO do đó tất cả các ngành, các lĩnh vực đều phải hoạt động phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra các các ngành một môi trường sản xuất kinh doanh mới, đẩy nhanh sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong một ngành để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việc tạo môi trường phù hợp với môi trường phát triển trong khu vực và thế giới là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Môi trường phát triển bao gồm các yếu tố như cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý....trong đó môi trường pháp lý đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho ngành tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các nhà máy đóng tàu, nhập khẩu các thiết bị, hợp tác liên kết với các đối tác nước ngoài... sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
Chính phủ cần tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện chính sách pháp luật phù hợp và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà máy đóng tàu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật cần đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời
đam bảo lợi ích của nhà đầu tư tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.3.2 Giải pháp tạo vốn cho ngành công nghiệp đóng tàu
Ngành công nghiệp đóng tàu là một ngành đòi hỏi một lượng vốn lớn cho sự phát triển. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn để phục vụ cho ngành còn hạn chế, chính vì vậy cần có giải pháp phù hợp để tạo nguồn vốn cho ngành phát triển.
- Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xây dựng những nhà máy mới, nâng cấp nhà máy đóng tàu hiện có, chủ yếu thu hút vốn liên doanh nước ngoài. Chính vì vậy cần đẩy mạnh quá trình hợp tác liên doanh với nước ngoài để bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
- Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, các quỹ phát triển của ngành.
- Đối với nguồn vốn phục vụ cho việc đóng tàu đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Tuy nhiên, Nhà nước mới chỉ cấp cho các doanh nghiệp chưa đựơc 20% so với nhu cầu, do đó cần phải có các biện pháp để huy động vốn phục vụ sản xuất như: Thông qua việc bảo lãnh của ngân hàng trong nước để nhập khẩu các thiết bị phục vụ sản xuất; thông qua sự bảo lãnh của Chính phủ để vay vốn các ngân hàng thương mại trong nước; Thực hiện phát hành trái phiếu công ty để thu hút vốn...
- Phát triển hoạt động Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ. Công ty này đóng vai trò như một ngân hàng chuyên doanh phục vụ cho ngành với nhiệm vụ cung ứng và điều hoà vốn cho các đơn vị trong ngành.
3.3.3 Giải pháp Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò cho việc hỗ trợ cho việ sản xuất các sản phẩm chính. Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu. Công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và các công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Nhà nước phải chú trọng nhiều hơn nữa vào sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ:
Cho ra soát lại các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ , ưu tiên cấp vốn và tạo điều kiện khác để đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ tại những cơ sở có quy mô tương đối lớn.
Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế ( miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ...)
Nhà nước cần có các biện pháp để cung cấp thông tin về kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các tổ chức, DN tạo điều kiện cho các họ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các ngành này.
Bên cạnh sự đầu tư, quan tâm của Nhà nước tới ngành công nghiệp phụ trợ, ngành cũng cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng các ngành phụ trợ phục vụ cho sự phát triên của mình, hạn chế sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước ngoài, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
KẾT LUẬN
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường diễn ra với quy mô lớn ở trong nước và trên thế giới.Các quy luật giá trị cạnh tranh và các phạm trù về hàng hóa,tiền tệ,sức mua,cung cầu cũng hoạt động ngày càng mạnh mẽ.Do vậy phạm trù cạnh tranh vẫn tồn tại khách quan ,là yếu tố nội tại của sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường .
Một doanh nghiệp cho dù đã giành thắng lợi trong cạnh tranh hiện tại thì sau đó vẫn có thể thất bại nếu như doanh nghiệp đó không biết tìm cách nâng cao nâng lực cạnh tranh của mình.Môi trường kinh doanh ngày nay cần có nhiều cơ hội và nguy cơ,thì cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp.Vì vậy một yêu cầu đặt ra đối với công ty là luôn luôn tìm hiểu phân tích và dự đoán chính xác môi trường kinh doanh hiện tại cũng như trong tương lai để kết hợp hài hòa các cơ hội,thách thức,điểm mạnh,điểm yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh,hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp thủy sản Nam Thanh.
Do thời gian thực tập không nhiều, với nhận thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Bởi vậy em rất mong nhận được những lời nhận xét và đóng góp từ thầy cô và các cô chú trong công ty để nội dung đề tài của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Thành Độ & TS.Nguyễn Ngọc Huyền, NXB Lao động-Xã hội (2002), Hà Nội.
2. Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc & TS. Trần Văn Bão,
3. NXB Lao động-Xã hội (2005), Hà Nội.
4. Michael Porter, Lợi thế cạnh tranh – tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh, NXB Trẻ (2008), TP Hồ Chí Minh.
5. Trần Sửu, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, NXB Thống kê (2006), Hà Nội.
6. TS. Vũ Trọng Lâm, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê (2006), Hà Nội.
7. Từ điển phân tích kinh tế, NXB Tri thức (2002). 8. Từ điển Bách khoa Việt Nam 3.