3. Phân theo giới tính
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC ĐÓNG MỚI TÀU THUYỀN CỦA CÔNG TY CỔ
TRONG LĨNH VỰC ĐÓNG MỚI TÀU THUYỀN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN NAM THANH
3.1 Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ngành công nghiệp đóng tàu,công ty đã định hướng phát triển nhằm khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế.
Thứ nhất, Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành một ngành mũi nhọn của công ty , tạo công ăn việc làm cho người lao động trong vùng, góp phần vào chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ hai, Phát triển sản xuất của ngành đi đôi với việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, các cán bộ chuyên môn phục vụ ngành.
Thứ ba, Chuẩn bị hiện đại,mở rộng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc đóng mới tàu thuyền.
Thứ tư, Công ty định hướng chú trọng tới các tàu cỡ vừa và nhỏ để có thể tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có kết hợp với đầu tư công nghệ chiều sâu, hoàn thiện chất lượng công nghệ.
Hết sức coi trọng việc sửa chữa các loại tàu thuyền, mở rộng việc sửa chữa tàu bởi vì việc đóng mới tàu thuyền cần kinh phí rất lớn,thời gian hoàn thành con tàu lâu sẽ dễ gặp nhiều rủi ro về kinh tế hơn.
Thứ năm,định hướng sắp xếp lại tổ chức: Tiếp tục tổ chức sắp xếp, củng cố, kiện toàn đổi mới phương thức quản lý hoạt động để phát triển ngành, nhằm tạo nên ngành kinh tế mũi nhọn, có cơ hội tích tụ và tập trung các nguồn lực như con người, vốn, công nghệ...với mục tiêu sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực đóng mới tàu thuyền.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực đongmới tàu thuyền của công ty cổ phần công nghiệp thủy sản Nam Thanh. mới tàu thuyền của công ty cổ phần công nghiệp thủy sản Nam Thanh.
3.2.1 Giải pháp phát triển,đổi mới KH & CNnhằm nâng cao chất lượng sảnphẩm cho lĩnh vực đóng mới tàu thuyền. phẩm cho lĩnh vực đóng mới tàu thuyền.
Trong những năm vừa qua, mặc dù công ty đã có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị được chuyển giao từ những nước công nghiệp phát triển. Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng rõ rệt. Hiện nay, các thiết bị sản xuất của công ty chủ yếu là nhập khẩu, trong khi đó thì túi tiền thì có hạn, vẫn còn đan xen nhiều thiết bị lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy làm hạn chế hiệu quả vận hành của thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào và đầu ra. Bên cạnh đó, trình độ nghiên cứu thiết kế các thiết bị phục vụ ngành của đội ngũ cán bộ chưa cao nên tốc độ đổi mới công nghệ của ngành bị hạn chế.
Chính vì vậy công ty cần chủ động đưa ra những giải pháp phù hợp để đổi mới công nghệ và trang thiết bị của ngành để phục vụ cho quá trình sản xuất và phát triển.Một trong những giải pháp để nâng cao trình độ công nghệ của công ty như: - Giải pháp về chuyển giao, tiếp nhận công nghệ và tri thức
Công nghệ chiếm vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp đóng tàu. Hơn nữa, trong điều kiện quốc tế hoá,nếu không tiếp nhận công nghệ,khoa học kỹ thuật thì sẽ trở nên lạc hậu,không thể cạnh tranh với các quốc gia khác. Công nghệ để phát triển sản xuất trong ngành phải được chủ yếu thông qua các kênh ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Trong tiếp cận công nghệ mới cần thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu để sớm có công nghệ tiến tiến, nhanh chóng hiện đại hoá công nghiệp đóng tàu.
Việc chuyển giao công nghệ hiện nay chủ yếu là qua liên doanh giữa công ty với các doanh nghiệp đóng tàu nước ngoài. Tuy nhiên, trong chuyển giao công nghệ còn thiếu những tiêu chuẩn rõ ràng, hiệu quả chuyển giao công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài chưa cao, phần lớn công nghệ chuyển giao không đạt tiêu chuẩn hàng đầu quốc tế. Vì vậy, để nâng cao trình độ công nghệ cho ngành, việc đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ của những nước tiến tiến về ngành công nghiệp đóng tàu là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong chuyển giao công nghệ cần lưu ý đầy đủ đến các tiêu chuẩn của công nghệ và việc chuyển giao toàn bộ kỹ năng thực hành công nghệ.