Bảng 2.2 Thị phần của Công ty trên địa bàn tỉnh
Đơn vị tính: %
STT Tên doanh nghiệp Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 CTCPCNTS Nam Thanh 16 15 16 19
2 CT TNHH Hợp Thanh 15 17 18 18
3 DN Triệu Tiến 9 10 11 11
4 Các doanh nghiệp tưnhân, làng nghề trong tỉnh
20 15 14 15
5 Sản phẩm các công tyngoài tỉnh 40 43 41 37
Tổng cộng 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhìn vào bảng và biểu đồ thị phần ta có thể thấy thị phần của các công ty ngoài tỉnh chiếm tỷ trọng khá cao, gần 50% dung lượng thị trường. Do sản phẩm được quảng cáo, marketing rộng rãi, đánh vào thị hiếu người tiêu dùng nên có ảnh hưởng không nhỏ đối với sản phẩm nội tỉnh. Điều đó đặt ra làm thế nào để sản phẩm trước
hết được người dân trên địa bàn đón nhận thì mới có thể tiến hành rộng rãi trên thị trường các tỉnh lân cận,… Các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần công nghiệp thủy sản Nam Thanh như Công ty TNHH Hợp Thanh và DN Triệu Tiến đều có mức tăng thị phần hàng năm tuy không cao nhưng tương đối ổn định, trung bình khoảng từ 1 – 2 %/năm. Năm 2011, thị phần Công ty giảm 1% trong khi Công ty TNHH Hợp Thanh tăng 2%, còn Doanh nghiệp Triệu Tiến tăng 1%. Bước sang năm 2012, do sự chú trọng của công ty trong khâu tiêu thụ nên thị phần không những được giữ vững mà còn tăng lên đáng kể. Năm 2012 tăng 1% và năm 2013, mức tăng thị phần của công ty đã trở lại với mức tăng cao nhất là 3% trong khi các công ty khác không tăng hoặc tăng 1%. Hàng năm mức biến động thị phần là tương đối nhỏ, về vị thế thì hiện tại doanh nghiệp chưa có sự thay đổi, song với mức cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty cần phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp để duy trì và nâng cao mức thị phần hiện tại của mình. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp của các nguồn lực trong doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp cũng phải xác định những lợi thế cạnh tranh của mình từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.