3. Phân theo giới tính
2.5.2 Điểm yếu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đóng mới tàu thuyền của công ty.
hình ảnh của công ty tới khách hàng.Phù hợp với việc công ty có chính sách mở rộng thị trường trong khu vực trong những năm tới.
Về nguồn lực tài chính của công ty cũng đủ mạnh để công ty có thể duy trì hoạt động sản xuất.Ngoài ra công ty còn được sự hỗ trợ của nhà nước về vốn góp phần tạo niềm tin cho người lao động, giúp cho cho công ty có nguồn kinh phí để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu
Về nguồn nhân lực: nguồn nhân lực của công ty dồi dào,góp phân cho sự phát triển của ngành. Công nhân viên ngày càng được nâng cao về trình độ và kinh nghiệm, các lớp đào tạo lao động cho ngành ngày càng được mở rộng và đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt ở địa phương còn có chính sách công nhân được chú trọng đào tạo để trở thành những công nhân giỏi phục vụ cho nhu cầu về lao động có tay nghề của ngành.
Về khoa học công nghệ đóng tàu đã tăng lên rất nhiều, các máy móc thiết bị hiện đại chưa từng có trước đây đã tăng thêm năng lực cho toàn ngành như máy hàn tự động, bán tự động, máy cắt CNC...Bên cạnh đó, cở sở hạ tầng ngày càng được nâng cao đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho các nhà máy của ngành. Và trong tương lai khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng sẽ được ngành quan tâm hơn nữa.
Hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta sẽ có cơ hội giao lưu với thế giới nhiều hơn, học hỏi những kinh nghiệm từ những nước có ngành đóng tàu phát triển, được sử dụng những sản phẩm phục vụ cho sản xuất của ngành với giá rẻ hơn làm giá thành sản phẩm giảm sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu.Đây cũng là một thuận lợi va cũng là một thách thức của công ty.
2.5.2 Điểm yếu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đóng mới tàu thuyền củacông ty. công ty.
-Chính sách sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Do thị trường nguyên liệu có tính chất thời vụ cao,quy trình sản xuất còn lạc hậu thô sơ Việc đa dạng hóa sản phẩm chưa được thực hiện triệt để, chưa trở thành một chiến lược kinh doanh.
Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, giữa các doanh nghiệp tư nhân diễn ra quyết định dẫn đến hiện tượng làm hàng giả, giảm chất lượng sản phẩm, không chú tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Công tác Marketing của công ty còn non kém, nhiều thông tin nhận từ thị trường còn sai lệch cũng làm giảm sản lượng tiêu thụ. Công ty còn chưa có sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu để tăng thêm lượng tiêu thụ.
- Khả năng tài chính
Khó khăn lớn nhất công ty là khó khăn về vốn để có thể mở rông quy mô về sản xuất. Công nghiệp đóng tàu là một ngành đòi hỏi nhu cầu về vốn và công nghệ rất cao, với nhu cầu vốn hàng trăm nghìn tỷ đồng để đầu tư vào các cơ sở đóng tàu, các cơ sở công nghiệp phụ trợ... đang là một thách thức cho ngành..Khâu huy động vốn cho ngành đóng tàu hiện rất khó khăn,. Vốn thiếu sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất của ngành và sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành.Trong khi một hợp đông đóng mới và sữa chữa tàu thường kéo dài,một năm rất nhiều hợp đồng đòi hỏi lượng vốn lưu động để sản xuất là rất lớn.
-Năng lực tổ chức và quản lý
Từ khi chuyển đổi sang công ty cổ phần, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, đội ngũ cán bộ quản lý của công ty còn có một số hạn chế là chưa được đào tạo lại phù hợp với tình hình thực tế, chậm đổi mới. Số lượng cán bộ làm công tác thị trường còn thiếu, khả năng phân tích thông tin thị trường chưa chính xác, chưa tạo ra khả năng, cơ sở tin cậy cho việc thiết lập các kế hoạch sản xuất của công ty.
-Hoạt động quảng cáo và Marketing
Hình ảnh cũng như sản phẩm của Công ty Cổ phần công nghiệp thủy sản Nam Thanh đã rất thân thuộc với người dân trên địa bàn. Có thể nói các sản phẩm của công ty đã có uy tín và chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy nhiên khi thị trường sản phẩm có sự cạnh tranh khốc liệt thì cần phải dùng nhiều cách để thu hút khách hàng. Hoạt động quảng cáo có vai trò quan trọng trong quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng. Về hoạt động quảng cáo, trên thực tế hoạt động quảng cáo của công ty còn rất yếu, chương trình quảng cáo còn đơn điệu, nghèo nàn.
Công ty chưa có phòng Marketing để đảm nhiệm chức năng này, mọi hoạt động Marketing vẫn thông qua phòng kinh doanh, từ khâu khảo sát thị trường đến khâu tổ chức, quản lý bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy các thông tin về khách
hàng vẫn chưa đầy đủ và chính xác để đưa ra giải pháp thúc đẩy tiêu thụ. Do tiềm lực kinh tế có hạn nên các hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm cũng như xúc tiến hỗn hợp chưa được đầu tư thích đáng cả về kinh phí lẫn nguồn lực.
2.5.3. Nguyên nhân của điểm yếu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực đóngmới tàu thuyền của công ty. mới tàu thuyền của công ty.
2.5.3.1 Nguyên nhân khách quan
Cơ chế thị trường cùng với xu thế hội nhập quốc tế đã tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt cho mọi ngành và mọi lĩnh vực. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH, nền kinh tế đổi mới và phát triển nhanh chóng, đời sống được nâng cao lên nhiều hơn so với trước. Cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm dịch vụ hoàn hảo mà còn phải đòi hỏi đẹp và bắt mắt. Hiện nay trên thị trường, sự gia nhập của các ngành, các hãng với những sản phẩm mới được quảng bá rộng rãi, gây khó khăn trong việc cạnh tranh của Công ty.
2.5.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa thực hiện tốt, chưa đủ thông tin về thị trường. Việc ra quyết định còn theo kinh nghiệm và cảm tính là chủ yếu. Trong thực tế phản ứng chậm hơn so với yêu cầu của thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm thích đáng, chưa đẩy mạnh việc ứng dụng chiến lược Marketing tổng thể.
Tiềm lực tài chính còn hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có đủ điều kiện để thay đổi mẫu mã, tăng cường chi phí quảng cáo,…
Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và dịch vụ còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thương hiệu là tài sản công ty. Vấn đề bảo hộ thương hiệu cũng chưa được quan tâm.
Năng suất lao động còn thấp, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp và cơ cấu lao động chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng
CHƯƠNG III