Mặt tích cực

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hoá của hà nội thời kỳ thuộc địa (1883 1945) (Trang 57)

6. Bố cục của khóa luận

3.4.1.Mặt tích cực

Về kinh tế:

Quá trình đô thị hóa của Hà Nội trong thời kỳ thuộc địa đã đem lại những chuyển biến về mặt kinh tế:

Công nghiệp: Sự xuất hiện của những yếu tố kinh tế mới tƣ bản chủ nghĩa. Trƣớc hết là sự ra đời của ngành công nghiệp. Chính sự ra đời của ngành công nghiệp đã làm thay đổi căn bản tính chất đô thị của Hà Nội. Trƣớc kia, Hà Nội là đô thị phong kiến với hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đóng vai trò chủ chốt, một đô thị sản xuất còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Sản xuất thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làm cho Hà Nội khó tách khỏi dấu ấn nông thôn. Chỉ khi có sự xuất hiện của công nghiệp Hà Nội mới thật sự chuyển mình. Sau khi đặt Hà Nội dƣới quyền cai trị trực tiếp của Pháp, chính quyền thực dân cùng các nhà tƣ bản Pháp đã cho thành lập một số nhà máy đầu tiên, lúc đầu chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu và sinh hoạt của tầng lớp quan chức cai trị và lực lƣợng binh lính Pháp sau đó là một số nhà máy công nghiệp nhẹ phục vụ cho cƣ dân đô thị nhƣ nhà máy Điện, nhà máy Nƣớc, nhà máy Rƣợu Bia, nhà máy Diêm... Nhƣng nhìn chung, nó đã tạo ra một bƣớc đi dài từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp có năng xuất, chất lƣợng cao hơn và bƣớc đầu giả phóng sức lao động chân tay nhờ máy móc. Trong những năm đầu của thời kỳ thuộc địa, chính quyền thuộc địa đã thành lập một số xí nghiệp phục vụ hệ thống giao thông đô thị: hệ thống đƣờng xe điện nội điện, đƣờng xe lửa Đông Dƣơng và các tuyến xuất phát từ Hà Nội đi các tỉnh trong nƣớc. Ngoài xe điện, xe lửa và những phƣơng tiện

52

giao thông đƣợc du nhập vào đời sống đô thị vào cuối thế kỷ XIX, ô tô cũng là phƣơng tiện giao thông hết sức hiếm hoi, còn đại quần chúng vẫn dùng những phƣơng tiện giao thông thô sơ truyền thống nhƣ đi bộ, gồng gánh, hoặc dùng thuyền đò trên các dòng sông....Những phƣơng thức kinh doanh mới xuất hiện, các công ty do giai cấp tƣ sản lãnh đạo lần lƣợt đƣợc thành lập.

Thương nghiệp: cùng với công nghiệp là hai yếu tố căn bản thúc đẩy sự phát triển và quá trình hiện đại hóa đô thị. Đầu thế kỷ XX, một nền thƣơng nghiệp mở theo hƣớng tƣ bản chủ nghĩa đã ra đời cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp. Đặc biệt, sự mở rộng của ngoại thƣơng là yếu tố căn bản phá vỡ tính bó hẹp của nền thƣơng nghiệp cũ. Nếu trƣớc đây nhà nƣớc nắm độc quyền thƣơng nghiệp, sự trao đổi buôn bán chủ yếu diễn ra giữa các phƣờng chợ thì nay đã xuất hiện một tầng lớp thƣơng gia mới là ngƣời Việt Nam thầu khoán cho Pháp tức là hình thành một mạng lƣới phân phối sản phẩm rộng khắp, thƣơng nghiệp tách khỏi thủ công nghiệp. Ngoại thƣơng phát triển, Việt Nam gia nhập thị trƣờng thế giới với chủ yếu là hàng nông sản, khoáng sản và nhập về hàng tiêu dùng và kỹ thuật hiện đại của phƣơng Tây nhiều nhất là từ Pháp. Các mặt hàng và các yếu tố văn hóa tƣ bản chủ nghĩa càng có điều kiện tràn vào làm thay đổi nhanh chóng hơn nữa diện mạo đô thị Hà Nội. Cùng với sự phát triển của thƣơng nghiệp phải kể đến sự ra đời của các ngân hàng Đông Dƣơng. Tiếp đó là các hoạt động kinh tế gắn với tài chính, tín dụng ngân hàng phát triển làm thay đổi hẳn quan hệ sản xuất và lƣu thông hàng hóa theo hƣớng vận hành kinh tế hàng hóa tƣ bản chủ nghĩa.

Về xã hội:

Với vị trí trung tâm buôn bán, khu phố cổ đƣợc hình thành trong quá trình phát triển liên tục của đô thị Thăng Long - Hà Nội, là phần “thị - dân gian” luôn gắn bó, gắn kết với phần “đô - quan liêu”:

53

Khu phố cổ phát triển trên một mô hình kinh tế - xã hội truyền thống đƣợc thể hiện qua tính hỗn hợp chức năng trong sử dụng không gian kiến trúc đô thị: nhà vừa làm nơi ở, nơi buôn bán, xƣởng sản xuất thủ công. Đơn vị cơ sở của những ngôi nhà ống liên kết tạo thành dãy đƣờng phố buôn bán hẹp. Về phƣơng diện hình thái, đây là yếu tố tạo nên nét đặc trƣng đậm đà và riêng biệt của trung tâm lịch sử trong lòng đô thị. Về khía cạnh chức năng, khu 36 phố phƣờng luôn là trung tâm nghề thủ công, buôn bán truyền thống và cƣ trú của ngƣời dân nội thành [19;tr.26].

Khi thực dân Pháp làm chủ đƣợc toàn vùng Nam Bộ, chẩn bị kế hoạch tấn công ra Bắc với mục tiêu chính là Hà Nội. Trong hành trình xâm lƣợc, thiết lập chủ quyền của ngƣời Pháp trên mảnh đất Hà Nội, khu vực ngƣời Pháp “nhòm ngó” đầu tiên chính là khu phố cổ. Chiến tranh cùng với những mƣu toan chính trị đã gây ra bất ổn kéo dài trong suốt 15 năm ở khu phố cổ Hà Nội. Đến năm 1888, khu phố cổ còn mang nhiều những vết tích của cuộc chiến tranh vừa đi qua. Sự hoang tàn, đổ nát bao chụp phần lớn lên khu phố. Thƣ của tƣớng Bouet gửi Thống đốc Nam Kỳ cho Thống đốc Hà Nội ngày 15 tháng 6 năm 1882: “Tôi thấy Thành phố này ở vào một tình trạng thảm hại. Trừ một phần nhỏ mấy phố ngƣời Tàu, còn thì chỗ nào cũng bị đốt phá tan tành. Tối nào bọn giặc cũng vơ vét nốt những thứ còn lại, dân chúng đã bỏ cả nhà cửa, của cải đi hết [21;tr.334].

Một vấn đề bức thiết đặt ra là:

Cần phải nghiên cứu một kế hoạch sửa sang đƣờng phố Hà Nội cho thẳng hàng, thành phố lớn có khoảng 100 nghìn ngƣời dân, hơn 8000 ngôi nhà hút đi giữa những lùm cây và những hồ ao, đƣờng phố quanh co chằng chịt, nơi ngƣời ta thấy đứng bên cạnh nhau những túp lều bằng tre lợp lá, những ngôi chùa ngoạn mục và những ngôi nhà xây

54

gạch, những cửa hiệu lớn có kiến trúc theo kiểu Châu Âu lịch sự. Thật là một công việc khổng lồ khi muốn đổi mới một thành phố cổ, phải tạo dựng lại, làm cho nó trong sạch thoáng khí và sáng sủa mà không phá đi những di tích thú vị nhất của quá khứ, không dồn ra xa đám dân chúng làm nghề thủ công và buôn bán, đã làm nên sự giàu có của Thành phố [10;tr.558].

Ngay từ đầu, thực dân Pháp đã có ý định mở mang khu phố buôn bán này song do địa thế không có điều kiên mở rộng nên họ chuyển hƣớng về phía Nam hồ Gƣơm. Tuy nhiên, dƣới tác động của ngƣời Pháp, khu vực này đã bị biến đổi không chỉ ở diện mạo bên ngoài mà còn thay đổi cả kết cấu cơ tầng xã hội bên trong. Ở từng giai đoạn khu phố cổ có những chuyển mình khác nhau. Sau khi phá thành Hà Nội, ngoài việc hình thành những phố mới nhƣ Phùng Hƣng, Cửa Đông, Bát Sứ, Bát Đàn...các xóm nhà có sẵn cũng đƣợc cải tạo theo quy hoạch thành phố, trở thành những khu phố mới, xây dựng theo kiểu hiện đại, nghĩa là có vỉa hè, lòng đƣờng rộng nhiều cây xanh và hệ thống cống rãnh thoát nƣớc...lấp đoạn sông Tô Lịch, phả dỡ các cổng ngăn giữa các phƣờng, phá dỡ lều quán để mở rông các con đƣờng. Việc lấp hồ ao đã làm biến đổi hoàn toàn cảnh quan khu phố cổ. Những khung cảnh đậm tính chất nông thôn cổ truyền nhƣ vo gạo, rửa rau, giặt quần áo bên hồ, ao, hay những chiếc cầu gỗ, cầu tre....hoàn toàn đƣợc thay thế bởi các công trình xây dựng công cộng hoặc những tòa nhà kiểu mới. Đó nhƣ một dấu nét đắt giá phản ánh nhịp độ đô thị hóa ở khu phố cổ. Các hoạt động của thực dân Pháp trong thời kỳ đầu từ năm 1888 đến năm 1919, đã tác động trực tiếp đến cảnh quan tự nhiên của khu phố cổ. Những cảnh quan cũ mang đậm tính chất nông thôn đan xen trong cảnh quan đô thị thời kỳ trƣớc từng bƣớc nhƣờng chỗ cho những cảnh quan thuần chất đô thị. Đó là quảng trƣờng công, hệ thống chợ, hệ thống đƣờng xá liên hoàn...Khu phố cổ trong giai đoạn này đang dần “hóa

55

thân” trở thành một đô thị thực sự trật tự và quy củ hơn trƣớc. Giai đoạn 1920-1945, thực dân Pháp tiến hành chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ hai với tính chất và quy mô lớn hơn. Trong bối cảnh ấy, các hoạt động xây dựng và quy hoạch Thành phố Hà Nội có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn so với thời kỳ trƣớc, với nhiều loại hình và phong cách kiến trúc khác nhau tạo nên sự biến đổi về loại hình xây dựng nhà ở khu phố cổ Hà Nội. từ năm 1920, ngƣời dân Hà Nội đã bắt đầu tiến hành cải tạo hoặc xây dựng trên nền nhà cũ những ngôi nhà mới bằng gạch, cao hai tầng, kiên cố mang phong cách kiến trúc ít nhiều chịu ảnh hƣởng của kiến trúc Pháp. Trên mặt phố quen thuộc xƣa với những ngôi nhà một tầng, mái ngói ta, kết cấu gỗ truyền thống nay xuất hiện ngày càng nhiều những ngội nhà mới theo những phong cách kiến trúc khác nhau. Nhƣ vậy, dƣới tác động của thực dân Pháp khu phố cổ Hà Nội đã có những chuyển mình mạnh mẽ theo hƣớng hiện đại. Những đóng góp của ngƣời Pháp trong việc cải biến diện mạo của khu phố cổ Hà Nội là rất rõ ràng. Chính họ đã đƣa khu phố cổ từ khung cảnh của một đô thị phức tạp, nhốn nháo dần đi vào quỹ đạo của một đô thị hiện đại, trật tự và gọn gàng.

Biến đổi về đời sống sinh hoạt: ngƣời Pháp quá “kinh sợ” dịch bệnh của xứ nhiệt đới, họ kiên quyết đẩy lùi chúng bằng mọi biện pháp để đảm bảo an toàn cho sự hiện diện của họ. Ngƣời Pháp đã hết sức tích cực trong công cuộc thay đổi, cải thiện dần điều kiện sinh hoạt ở Thành phố Hà Nội về hệ thống thoát cấp nƣớc, hệ thống chiếu sáng, phƣơng tiện giao thông...ngày càng hoàn thiện. Đã làm biến đổi đời sống sinh hoạt đô thị của cƣ dân Hà Nội. dân cƣ khu vực này bắt đầu đƣợc sử dụng nƣớc sạch, đƣợc sử dụng phƣơng tiện giao thông công cộng thuận tiện đi lại trong thành phố nhƣ đƣờng xe điện....Những giai cấp mới xuất hiện trong khu vực 36 phố phƣờng đã làm chuyển biến hẳn diện mạo cũng nhƣ đời sống sinh hoạt nơi đây. Sinh hoạt

56

kinh tế và xã hội đƣợc đánh dấu bằng nhiều cửa hàng buôn bán xen lẫn với nhà ở của tƣ nhân thuộc thành phần lớp trên và lớp giữa của xã hội.

Kinh tế hàng hóa tƣ bản đã làm cho bộ mặt thành thị biến đổi nhanh chóng. Thành thị là nơi tập trung ở đây nhiều tầng lớp, giai cấp xã hội diễn ra nhiều hoạt động trao đổi buôn bán sầm uất. Trong quá trinh đô thị hóa của Hà Nội đƣa đến sự ra đời của một tầng lớp thị dân mới với lối sống hiện đại và cách suy nghĩ mới. Họ là những nhà tƣ sản Việt Nam ra đời trong hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp - những ngƣời làm thầu khoán cho tƣ sản Pháp hay những tiểu thƣơng, tiểu chủ và cả những trí thức mới, một bộ phận địa chủ ngƣời Việt kinh doanh theo tƣ bản chủ nghĩa - bằng sức lao động và sự năng động sáng tạo của mình mà trở nên giàu có. Họ là những trí thức Tây học đƣợc đào tạo trí thức và lốii sống phƣơng Tây gồm công chức ngƣời Việt, học sinh, sinh viên xuất thân từ rất nhiều tầng lớp khác nhau nhƣ quan lại quý tộc, tƣ sản và con em những ngƣời lao động nghèo khổ ở thành thị cũng nhƣ ở thôn quê, tƣơng đối phong phú về nguồn gốc và gia tăng nhanh chóng về số lƣợng... Họ là những ngƣời buôn bán nhỏ, những công nhân trong các nhà máy xí nghiệp, số lƣợng này ngày càng đông đảo. Mối giao lƣu kinh tế, văn hóa của Hà Nội đƣợc tăng cƣờng làm tăng thêm nhanh chóng dân số thành phố mà chủ yếu là sự tăng lên của tầng lớp thị dân mới, họ dến từ mọi miền của đất nƣớc. Tầng lớp này hình thành nên đời sống văn hóa mới , một lối sống thị đân thể hiện trong các lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội đã dần dần đƣợc hình thành trong các giới thƣơng lƣu và trung lƣu Hà Nội. Lối sống này dung hợp truyền thống thanh lịch của Thăng Long - Hà Nội cũ với các thành tựu văn minh tƣ sản phƣơng Tây.

Về văn hóa:

Cho đến đầu thế kỷ XX, chƣa có một thời kỳ nào đời sống văn hóa Hà Nội lại phong phú, đa dạng và sôi nổi đến thế. Một cuộc tiếp xúc văn hóa

57

Đông Tây trên quy mô lớn diễn ra và để lại dấu ấn đậm nét, cho đến nay, kết quả to lớn nhất mà nó tạo ra là xây dựng đƣợc một nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Hà Nội là trung tâm sôi nổi nhất của công cuộc hiện đại hóa văn hóa đó.

Trƣớc hết là phong trào cải cách văn hóa do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Lƣơng Văn Can, Nguyễn Quyền, Nguyễn Văn Vĩnh...khởi xƣớng. Phong trào diễn ra trên mọi bình diện của đời sống đặc biệt trên lĩnh vực báo chí và giáo dục.

Trên lĩnh vực báo chí, dù không phải là nơi ra đời của tờ báo đầu tiên nhƣng Hà Nội đã thực sự trở thành trung tâm báo chí của cả nƣớc với sự ra đời của hoàng loạt các tờ báo lớn ban đầu viết bằng tiếng Pháp, tiếng Hán về sau đại bộ phận viết bằng chữ Quốc ngữ với nội dung và cách thức làm báo hiện đại. Rất nhiều tờ báo có nội dung tốt, là ngọn cờ đầu cho công cuộc hiện đại hóa báo chí nói riêng và văn hóa nói chung nhƣ Đông Dƣơng tạp chí, Nam Phong tạp chí, Phụ nữ tân văn, Hữu Thanh tạp chí...Đặc biệt, với sự cách tân trên báo chí cả về nội dung lẫn hình thức đã góp phần quan trọng vào hiện đại hóa nên văn học Việt Nam điển hình là phong trào thơ mới, phong trào tiểu thuyết hiện đại Tự lực văn đoàn...Hà Nội ngập tràn sách cả sách cổ lẫn sách hiện đại, sách khoa học lẫn sách văn chƣơng, sách báo của các nƣớc phƣơng Tây nhất là sách của Pháp. Hình thành nên những phố sách phổ biến tiêu biểu là Hàng Gai. Một vốn tri thức phong phú, đa dạng chƣa từng có cho phép mọi ngƣời dân chỉ cần biết đọc chữ quốc ngữ đều có thể tiếp cận dễ dàng. Hiện đại hóa Hà Nội đƣợc thúc đẩy nhanh chóng nhờ quá trình hiện đại hóa tri thức. Mặc dù bị thực dân Pháp kiểm duyệt gắt gao , nhƣng cuộc cách mạng văn hóa với tinh thần tự do, dân chủ mạnh mẽ thực sự đã làm thay đổi tƣ duy của ngƣời Hà Nội. Báo chí và văn chƣơng cùng nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời nhƣ hội họa phƣơng Tây, kiến trúc, điện ảnh, chụp ảnh,

58

phong trào thể thao nhƣ đua xe đạp, bóng đá...đã góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa Hà Nội trở thành một đô thị theo kiểu phƣơng Tây hiện đại.

Cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XX, cũng là một điểm quan trọng quá trình hiện đại hóa Hà Nội. Trƣờng Đông Kinh nghĩa thục (1907-1908) đứng đầu là Lƣơng Văn Can và Nguyễn Quyền đã mở đầu cho cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XX. Đây là phong trào xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, sử dụng chữ quốc ngữ - chữ viết dân tộc làm phƣơng diện truyền tải chủ yếu, áp dụng dạy tri thức khoa học của phƣơng Tây, kết hợp với những tinh hoa của văn hóa dân tộc và xây dựng một hệ thống trƣờng học tƣ thục của ngƣời Việt. Cải cách giáo dục của ngƣời Việt cộng với cải cách giáo dục do thực dân Pháp tiến hành, sự ra đời của hệ thống giáo dục Pháp - Việt là cầu nối trực tiếp giữa con ngƣời Việt Nam và tri thức văn hóa tiến bộ của phƣơng Tây. Hiện đại hóa Hà Nội đƣợc tiến hành trên phƣơng diện hiện đại hóa con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hoá của hà nội thời kỳ thuộc địa (1883 1945) (Trang 57)