6. Bố cục của khóa luận
2.1. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1883-1888
Thực dân Pháp tiến hành tổ chức bộ máy cai trị trên thành phố Hà Nội không chờ đến khi triều đình Huế “nhƣợng” hẳn Hà Nội. Tháng 5/1883, thực dân Pháp chỉ định Bô-na giữ chức công sứ ở Hà Nội, mặc dù đến hiệp cƣớc Hác-Măng (8/1883) triều đình Huế mới công nhận Pháp có quyền đặt công sứ ở Hà Nội. Năm 1885, thực dân Pháp lập một Hội đồng tƣ vấn ở Hà Nội gồm cả ngƣời Pháp và ngƣời Việt. Thành phần những hội viên ngƣời Pháp là những nhà tƣ bản lớn, thầu khoán, nhà buôn...Hội viên những ngƣời Việt Nam gồm những nhà buôn có máu mặt.
Hội đồng tƣ vấn này đƣợc duy trì tới 19/07/1888 trƣớc khi Hà Nội biến thành nhƣợng địa của Pháp thì đổi tên thành Hội đồng thành phố cai trị thành phố Hà Nội gồm Hội đồng thành phố, Đốc lý và hai Phó lý, nhƣng trên thực tế thì thực quyền do Đốc lý nắm cả.
24
Vấn đề quyền ứng cử và bầu cử cũng tỏ rõ tính chất thực dân của Hội đồng. Đại biểu ngƣời Pháp phải là những tên tƣ bản do tƣ bản Pháp bầu ra theo lối phổ thông đầu phiếu. Đại biểu ngƣời Việt có quyền ứng cử phải là những ngƣời hữu sản, những ngƣời đi bầu cũng phải là những ngƣời có của hoặc có địa vị trong xã hội, cả ngƣời ứng cử và bầu cử phải chƣa từng phạm pháp, kháng Pháp. Nhƣ vậy, ngƣời dân lao động và những ngƣời yêu nƣớc chống Pháp không đƣợc tham gia bầu ra bộ máy cai trị hay bầu ra bộ máy đó. Điều đó thể hiện rõ bản chất của Hội đồng thành phố, tổng số đại biểu trong Hội đồng là 16 ngƣời trong đó số đại biểu ngƣời Pháp chiếm 12 ngƣời thời kỳ đầu, ngƣời Việt lúc đầu là 2 ngƣời sau tăng lên 4 ngƣời.
Bộ máy cảnh sát Hà Nội thành lập ngày 3/12/1891, với vị trí là thủ phủ của Pháp tại Đông Dƣơng Pháp cho cả một lữ đoàn lính khổng lồ đóng ở đây nhằm mục đích bảo vệ an ninh trật tự của bọn xâm lƣợc thống trị, làm công cụ cho chúng đàn áp bóc lột nhân dân ta.
Các yếu tố phục vụ đời sống đô thị nhƣ điện, nƣớc, y tế...cũng đã đƣợc bộ máy quản lý thành phố tăng cƣờng.
2.1.2. Bước đầu thực hiện đô thị hóa
Xuất phát từ dã tâm xâm chiếm Việt Nam lâu dài để phục vụ cho quyền lợi của giới tƣ bản, thực dân Pháp bằng mọi thủ đoạn đã thực hiện chính sách dần từng bƣớc tiến tới nắm toàn quyền cai trị Việt Nam. Tại Hà Nội, chính quyền thực dân cùng với kế hoạch bình định và quy hoạch khác nhau. Ban đầu, thực dân Pháp triển khai xây dựng các công trình quân sự, tiếp đến là các cửa hàng buôn bán và dịch vụ ở phố Tràng Tiền, phố Hàng Khay, chợ Đồng Xuân...
Giai đoạn 1875-1888, ngƣời Pháp chƣa thực sự làm chủ đƣợc Hà Nội để củng cố địa vị của mình ngƣời Pháp đã phá hủy nhiều công trình kiến trúc truyền thống ở Hà Nội nhƣ chùa Báo Thiên, Hoàng thành...Đồng thời, xây
25
dựng những công trình đầu tiên tại khu nhƣợng địa phía Đông và Đông Nam thành phố.
Tháng 10/1875, ngƣời Pháp chính thức khởi công xây dựng các công trình kiến trúc kiên cố trên khu nhƣợng địa mở đầu thời kỳ xây dựng của chúng ở Hà Nội. Cấu trúc dựa trên các nguyên tắc tổ chức các thƣơng điếm Châu Âu do sỹ quan công chính Varaigue thiết kế, với lối bố cục truyền thống theo lối đối xứng qua cổng chính xung quanh có tƣờng cao bảo vệ, các công trình xếp thẳng dọc theo một trục song song với bờ sông Hồng.
Các công trình ở đây: Tòa Lãnh sự, nhà ở cho các sĩ quan, trụ sở chỉ huy quân sự, kho tàng, trại lính...sau gần một năm thì hoàn thành. Các công trình cao 2 tầng, kiến trúc đơn giản mặt bằng hình chữ nhật xung quanh có hành lang rộng xung quanh đƣợc xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu quân sự. Đây là loại kiến trúc thực dân ở thời kỳ đầu.
Mƣu đồ chiếm Hà Nội của thực dân Pháp lộ rõ ngay cả khi họ chƣa hoàn toàn bình định đƣợc nơi đây. Để biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị trong tƣơng lai và tạo điều kiện khai thác thuộc địa một cách nhanh chóng về sau này, ngay từ tháng 6/1883, ngƣời Pháp đã cho mở con đƣờng nối khu nhƣợng địa với khu vực Tràng Thi và Hoàng thành cũ - nơi đặt trụ sở của bộ máy chỉ huy quân sự. Đó cũng là trục chính để mở rộng các hoạt động xây dựng trong nhiều năm tiếp theo. Các phố Tràng Tiền, Hàng Khay nằm trên trục đƣờng đó đã đƣợc chính quyền thực dân chú trọng đầu tƣ xây dựng từ những năm 1884-1886 và đã trở thành trục trung tâm thƣơng nghiệp dịch vụ, mở đầu thời kỳ xây dựng khu phố Pháp ở Hà Nội.
Nơi này trƣớc khi có xây dựng của ngƣời Pháp, đƣờng phố Việt Nam có chiều rộng khoảng 3m, hai bên là những ngôi nhà sử dụng để ở, để buôn bán hoặc sản xuất thủ công với các mặt hàng đồ gỗ khảm xà cừ độc đáo. Đó là kiểu nhà ở đô thị Hà Nội thế kỷ XIX là nhà một tầng mái tranh xen lẫn nhà
26
gạch mái ngói, với chiều rộng mặt phố hạn chế, có mặt bằng hình ống, phát triển theo chiều sâu và có sân trong. Từ tháng 10/1886 khi ngƣời Pháp đến Hà Nội, các khu phố dạng này không còn nữa thay vào đó là các phố rộng đến 18m, mặt đƣờng rải nhựa, hai bên phố là cửa hàng buôn bán và dịch vụ và một số khách sạn đầu tiên của ngƣời Châu Âu ở Hà Nội. Các phố vuông góc với Hàng Khay, Tràng Tiền đƣợc mở ngay sau đó là phố Hàng Trống, phố Bà Triệu, phố Hàng Bài. Đây là hệ thống đƣờng phố Hà Nội đầu tiên ở Hà Nội đƣợc trang bị kỹ thuật hạ tầng, làm cơ sở cho sự phát triển khu trung tâm hành chính Hà Nội thời thuộc địa ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm. Sau đó là phát triển tiếp về phía Nam để hoàn thiện khu phố Pháp theo dạng ô cờ gồm các phố: Hai Bà Trƣng, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Hƣng Đạo... Ngƣời Việt Nam lần đầu tiên đƣợc tiếp xúc với một hệ thống đƣờng trang bị kỹ thuật hạ tầng hiện đại. Ở phần đât phía Tây hồ Hoàn Kiếm, giáo hội đã chiếm toàn bộ đất thôn Báo Thiên, năm 1883 phá chùa Báo Thiên lấy đất xây dựng nhà thờ lớn trong hai năm 1884-1886.
Trong Hoàng thành các dinh thự cũ bị triệt phá để lấy chỗ xây dựng trại lính cùng các công trình quân sự khác. Năm 1886, điện Kính Thiên bị phá dỡ, chỉ còn sót lại thềm rồng đá. Nhƣ vậy, Cột Cờ đƣợc giữ lại vì mục đích liên lạc quân sự, còn các kiến trúc khác bị phá hủy biến thành khu vực quân sự của chính quyền thực dân.
Khu 36 phố phƣờng, lấp đoạn sông Tô Lịch, phá dỡ các cổng ngăn giữa các phƣờng trong phố, phá dỡ lều quán để mở rộng các con đƣờng...Mặc dù có sự can thiệp về xây dựng của ngƣời Pháp, tuy nhiên bên cạnh đó ngƣời Hà Nội vẫn tiếp tục sửa chữa những ngôi nhà của mình theo kiến trúc truyền thống. Quang cảnh chung của Hà Nội 36 phố phƣờng vẫn lô nhô các lớp mái thấp tự nhiên, đơn giản, nó vẫn là nơi tập trung cƣ dân, diễn ra các hoạt động
27
buôn bán, sản xuất thủ công. Đối lập với khu phố Tây đang dần hình thành với những nét kiến trúc đặc trƣng của Châu Âu.
2.2. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1888-1919
Năm 1887, thực dân Pháp lập Liên bang Đông Dƣơng sau khi thôn tính nƣớc Việt Nam và Campuchia. Tháng 10/1888, Pháp ép vua Đồng Khánh chuyển trấn thành Hà Nội thành nhƣợng địa của Pháp. Từ đó, bọn thực dân và kiến trúc sƣ Pháp dần biến đô thị Hà Nội xƣa thành Thủ phủ của Liên bang Đông Dƣơng.
2.2.1. Quy hoạch thành phố
Giai đoạn từ năm 1888-1914, là thời kỳ tiến hành chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp tập trung nỗ lực xây dựng mở rộng Hà Nội để biến Hà Nội không chỉ là thủ phủ hành chính, chính trị của xứ Bắc kỳ thuộc Pháp mà còn là thủ đô của Liên bang Đông Dƣơng. Giai đoạn này hệ thống đƣờng phố đƣợc quy hoạch theo mạng ô cờ, trang thiết bị kỹ thuật hạ tầng theo kiểu Phƣơng Tây. Cấu trúc đô thị đã hình thành những khu chức năng riêng biệt:
Khu thƣơng nghiệp, dịch vụ trên trục đƣờng Tràng Tiền – Hàng Khay Khu hành chính, chính trị ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm và khu vực Hoàng thành Hà Nội
Khu ở của ngƣời Pháp ở phía Nam hồ Hoàn Kiếm
Khu thƣơng mại, dịch vụ truyền thông ở khu vực 36 phố phƣờng Khu vực các nhà máy, kho tàng rải rác trong thành phố
Giai đoạn này Pháp đã xác định và mở rộng ranh giới thành phố, phân chia thành phố thành hai khu vực chính giành cho ngƣời Âu và ngƣời bản xứ. Thể hiện ý đồ chiếm đoạt vĩnh viễn các nƣớc Đông Dƣơng, Pháp tập trung hoàn thiện quy hoạch cụm công trình trung tâm phía Đông hồ Hoàn Kiếm thành một trung tâm có đầy đủ chức năng nhƣ hành chính, thƣơng nghiệp, tín
28
ngƣỡng, dịch vụ, văn hóa giải chí nhằm khuyến khích ngƣời Pháp sang định cƣ làm ăn lâu dài.
Trong những năm 1894-1897, thực dân Pháp đã phá hủy nốt phần còn lại của Hoàng thành chỉ để lại cổng phía Bắc. Ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, Pháp cũng phá hủy gần nhƣ toàn bộ các di tích văn hóa, kiến trúc truyền thống để xây dựng khu phố Tây. Và tập trung hoàn thiện xây dựng khu trung tâm hành chính, chính trị ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm. Mặt bằng quy hoạch tổng thể cụm công trình kiến trúc trung tâm, ban đầu do Montalembert, chuyên viên thiết kế năm 1884, theo các nguyên tắc quy hoạch thịnh hành thời bấy giờ ở Pháp. Đó là nguyên tắc đối xứng trong bố cục quy hoạch. Tổng thể khu trung tâm hành chính gồm năm công trình là Tòa Đốc lý (nay là trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố), kho bạc (nay là Ngân hàng Công thƣơng), bƣu điện và dinh Thống sứ Bắc kỳ, Ngân hàng Đông Dƣơng đƣợc thiết kế và xây dựng hoàn toàn theo phong cách quy hoạch và kiến trúc Pháp:
Đặc điểm kiến trúc của những công trình hành chính đầu tiên ấy về căn bản vẫn là loại kiến trúc thuộc phong cách kiến trúc thực dân tiền kỳ dựa trên chủ nghĩa công năng đơn giản, tuy đã có ít nhiều sửa đổi về quy mô, tỷ lệ khối và về chi tiết trang trí kiến trúc. Cả năm công trình trên đều do Ve-danh và Huy-ác-đen thiết kế dƣới sự chủ trì của kỹ sƣ Gét-ten trƣởng phòng Công chính và do toàn quyền Pôn Be ký duyệt tháng 7 năm 1886. Các công trình xây bằng gạch, kiên cố, cao hai tầng: tầng một cao 2,5 mét, tầng hai cao 4,1 mét, xung quanh có hành lang rộng và hoàn toàn vào cuối năm 1887[6;tr.65].
Những biến đổi mạnh mẽ về xây dựng ở Hà Nội vào những năm tiếp theo đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt kiến trúc khu vực trung tâm. Hiện chỉ còn lại hai trong số năm công trình của tổng thể công trình trung tâm ban đầu đó là Đốc lý và Kho Bạc, các công trình khác đã lần lƣợt bị phá hủy để xây
29
dựng những công trình mới quy mô hơn và phong cách kiến trúc hoàn toàn khác trƣớc.
Ngoài ra, trong thời gian này ngƣời Pháp xây dựng đƣờng dạo, cây xanh quanh hồ Hoàn Kiếm. Nhà hát đầu tiên mà ngƣời Pháp đã xây dựng trƣớc đó (31885) ở trƣớc nhà máy điện cũng đã đƣợc xây dựng năm 1885, kết hợp với việc khai thác mặt nƣớc hồ cho mục đích đi thuyền du ngoạn, không gian xung quanh hồ đã trở thành không gian nghỉ ngơi giải trí. Khu vực hồ Hoàn Kiếm đã đƣợc quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh theo phong cách kiến trúc Pháp, đã trở thành trung tâm có đầy đủ các chức năng nhƣ hành chính, thƣơng nghiệp, tín ngƣỡng, dịch vụ, văn hóa giải trí. Việc xây dựng hoàn chỉnh một trung tâm Hà Nội với đầy đủ các chức năng là nhằm khuyến khích ngƣời Pháp sang định cƣ, làm ăn lâu dài và thể hiện rõ dã tâm xâm chiếm lâu dài Đông Dƣơng.
Song song với việc hoàn thiện khu vực trung tâm hồ Hoàn Kiếm, ngƣời Pháp còn tiến hành chỉnh trang khu phố cổ. Từ việc lấp đoạn sông Tô Lịch từ phố chợ Gạo, nơi sông Hồng tiếp nƣớc cho sông Tô Lịch, đi vào trong khu phố cổ, tiếp đó:
Phá bỏ các cổng ngăn giữa các phƣờng, nắn lại đƣờng, xây dựng hệ thống cấp thoát nƣớc, làm vỉa hè, tạo nên một diện mạo mới cho khu phố, xóa bỏ đi tính chất kép kín của nó, tạo điều kiện hòa nhập với không gian phố phƣờng hiện đại. Phong cách kiến trúc hiện đại thể hiện ở chỗ bắt đầu xuất hiện với những kiểu nhà hai tầng, ba tầng với vật liệu bằng vôi vữa vững chắc thay thế cho kiểu nhà ống bằng gỗ thấp. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tạo nên dáng vẻ rất đặc trƣng cho khu “36 phố phƣờng”[4;tr.246].
Phố cổ là một không gian thống nhất: những ngôi nhà với cửa hai bên. Những can thiệp về chỉnh trang giao thông của ngƣời Pháp đã làm thay đổi bộ
30
mặt không gian đƣờng phố Hà Nội xƣa. Việc xóa bỏ ngăn cách giữa các phƣờng trên các phố tạo thành các phố rộng liên hoàn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thƣơng. Phƣờng thủ công buôn bán xƣa dần mất đi tính khép kín vốn có của nó, chúng bắt đầu hòa nhập tiếp nhận những ảnh hƣởng từ bên ngoài về không gian kiến trúc và kinh tế - xã hội. Do đó, việc buôn bán ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này mặc dù đã có một số can thiệp về xây dựng của ngƣời Pháp song ảnh hƣởng của phƣơng thức xây dựng mới vẫn ở mức độ hạn chế. Ngƣời Hà Nội tiếp tục phƣơng thức truyền thống. Đó là tiếp tục sửa chữa và xây dựng những ngôi nhà truyền thống của mình. Đó là những ngôi nhà 1 tầng kết cấu gỗ, mái lợp ngói ta, chiều rộng hẹp và phát triển sâu vào phía trong lô đất bằng những lớp nhà kế tiếp nhau. Hà Nội “ 36 phố phƣờng” nhìn toàn cảnh vẫn mang nét truyền thống quen thuộc với những lớp mái nhỏ nhấp nhô, đuổi nhau trải dài tự nhiên, vẫn là khu tập trung dân cƣ đông đúc nhất và các hoạt động sản xuất thủ công và thƣơng nghiệp mạnh nhất Hà Nội. Khác hẳn với khu phố Tây đang xây dựng với kiểu quy hoạch kiến trúc đƣợc du nhập từ Châu Âu.
2.2.2. Mở rộng Hà Nội
Từ năm 1900 trở đi, khi chính quyền ở Đông Dƣơng của Pháp đã đƣợc củng cố, Pháp đã tiến hành công cuộc xây dựng các cơ quan đầu não ở Hà Nội với mục đích biến Hà Nội thành “thủ đô Đông Dƣơng”:
Hà Nội bƣớc sang giai đoạn xây dựng mới với những đặc điểm kiến trúc khác hẳn giai đoạn trƣớc. Điều đó đƣợc thể hiện qua việc mở rộng ranh giới thành phố, xây dựng các hệ thống đô thị, các công trình giao thông đặc biệt là xây dựng các công trình công cộng theo phong cách Châu Âu. Đây là giai đoạn xây dựng lớn của ngƣời Pháp ở Hà Nội, đƣợc sự mở đầu và cổ vũ của Pôn - Đu - me. Các công trình công cộng
31
đƣợc xây dựng thời kỳ này đã quyết định một phần bộ mặt của các khu Pháp ở Hà Nội, đặt nền tảng về phong cách kiến trúc, kỹ thuật và vật liệu cho việc xây dựng các khu vực khác[6;tr.68].
Giai đoạn này, cũng đã thực hiện mở rộng ở phía Tây Hà Nội từ vị trí thành cổ, từng bƣớc hoàn thiện để trở thành trung tâm hành chính - chính trị của Pháp ở Đông Dƣơng. Ngoài ra, cũng mở rộng xây dựng khu vực phía Nam hồ Hoàn Kiếm, làm cho khu vực này trở thành một khu phố Pháp thực sự với đầy đủ các chức năng kiểu đô thị Châu Âu.
Trong những năm 1897 đến 1906, kiến trúc sƣ ngƣời Pháp Auguste