6. Bố cục của khóa luận
2.2.2. Mở rộng HàNội
Từ năm 1900 trở đi, khi chính quyền ở Đông Dƣơng của Pháp đã đƣợc củng cố, Pháp đã tiến hành công cuộc xây dựng các cơ quan đầu não ở Hà Nội với mục đích biến Hà Nội thành “thủ đô Đông Dƣơng”:
Hà Nội bƣớc sang giai đoạn xây dựng mới với những đặc điểm kiến trúc khác hẳn giai đoạn trƣớc. Điều đó đƣợc thể hiện qua việc mở rộng ranh giới thành phố, xây dựng các hệ thống đô thị, các công trình giao thông đặc biệt là xây dựng các công trình công cộng theo phong cách Châu Âu. Đây là giai đoạn xây dựng lớn của ngƣời Pháp ở Hà Nội, đƣợc sự mở đầu và cổ vũ của Pôn - Đu - me. Các công trình công cộng
31
đƣợc xây dựng thời kỳ này đã quyết định một phần bộ mặt của các khu Pháp ở Hà Nội, đặt nền tảng về phong cách kiến trúc, kỹ thuật và vật liệu cho việc xây dựng các khu vực khác[6;tr.68].
Giai đoạn này, cũng đã thực hiện mở rộng ở phía Tây Hà Nội từ vị trí thành cổ, từng bƣớc hoàn thiện để trở thành trung tâm hành chính - chính trị của Pháp ở Đông Dƣơng. Ngoài ra, cũng mở rộng xây dựng khu vực phía Nam hồ Hoàn Kiếm, làm cho khu vực này trở thành một khu phố Pháp thực sự với đầy đủ các chức năng kiểu đô thị Châu Âu.
Trong những năm 1897 đến 1906, kiến trúc sƣ ngƣời Pháp Auguste Henri Vildieu đã thực hiện hàng loạt công trình quan trọng nhƣ Phủ Toàn quyền Đông Dƣơng (nay là Phủ Chủ Tịch), Dinh Thống sứ (nay là trụ sở Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội), Tòa án, Bƣu điện...Các công trình về giao thông nhƣ nhà ga Hàng Cỏ, cầu Long Biên... Tháng 12/1898, bắt đầu xây dựng trƣờng Viễn Đông Bác cổ của Pháp đƣợc xây dựng trên phố Lý Thƣờng Kiệt (nay là Viện Khoa học và Xã hội). Năm 1901, khởi công xây dựng công trình Nhà hát lớn hoàn thành sau 10 năm...Trong những năm đầu của thế kỷ XX, ngƣời Pháp còn xây dựng một số công trình quan trọng khác.
Một điều chúng ta dễ nhận thấy là các công trình kiến trúc quan trọng do Pháp xây dựng ở Hà Nội đều đƣợc bố trí ở các đầu các trục đƣờng chính, tạo thành các điểm nhấn quan trọng trong tổng thể không gian của đƣờng phố. Không ai có thể phủ nhận đƣợc kết quả của quá trình qui hoạch đƣờng phố của ngƣời Pháp đó là: thoáng đạt, tiện nghi, có tính thẩm mỹ đô thị cao.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất Pháp đã xây dựng một số tuyến đƣờng sắt quan trọng nhƣ Hà Nội - Hải Phòng, Lào Cai, Đồng Đăng, Vân Nam Trung Quốc cùng một số nhà máy nhƣ nhà máy Rƣợu năm 1898, nhà máy Nƣớc Yên Phụ (1904-1906), nhà máy điện Bờ Hồ (1899-1902)...
32
Bên cạnh việc xây dựng các công trình công cộng, công trình giao thông, công trình sản xuất thì việc xây dựng nhà ở cũng đƣợc ngƣời Pháp quan tâm. Một số khu nhà ở của ngƣời Pháp đã đƣợc xây dựng ở khu vực phía Nam hồ Hoàn Kiếm từ đầu thế kỷ XX. Một khu ở thứ hai của ngƣời Pháp đƣợc hoàn thành trên khu vực thành Hà Nội cũ với tiên nghi đầy đủ.
Dựa theo báo cáo của toàn quyền của Pôn Đu me, có thể thấy đƣợc mức độ phát triển của đô thị trong thời gian 4 năm từ 1897 đến 1901 nhƣ sau [6;tr.70]:
33
Nhƣ vậy, trong 30 năm (1888-1919), thực dân Pháp đã có một số điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng và mở rộng các khu phố giành riêng cho ngƣời Pháp và theo kiểu Pháp. Kết quả là “khu phố Tây đã đƣợc hình thành với đầy đủ diện mạo của khu phố theo phong cách quy hoạch và kiến trúc Pháp, khác biệt hẳn với hình thái đô thị truyền thống của “36 phố phƣờng” Hà Nội. Kể từ đây trong cấu trúc đô thị Hà Nội song song tồn tại hai thành phần cấu trúc khác biệt nhau nhƣng có ảnh hƣởng lẫn nhau. Đó cũng là quá trình vận động, biến đổi lôgic từ tiếp xúc văn hóa, đến kết hợp văn hóa và cuối cùng là hoàn thiện một nền văn hóa có bản sắc.