6. Bố cục của khóa luận
2.2.1. Quy hoạch thành phố
Giai đoạn từ năm 1888-1914, là thời kỳ tiến hành chƣơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp tập trung nỗ lực xây dựng mở rộng Hà Nội để biến Hà Nội không chỉ là thủ phủ hành chính, chính trị của xứ Bắc kỳ thuộc Pháp mà còn là thủ đô của Liên bang Đông Dƣơng. Giai đoạn này hệ thống đƣờng phố đƣợc quy hoạch theo mạng ô cờ, trang thiết bị kỹ thuật hạ tầng theo kiểu Phƣơng Tây. Cấu trúc đô thị đã hình thành những khu chức năng riêng biệt:
Khu thƣơng nghiệp, dịch vụ trên trục đƣờng Tràng Tiền – Hàng Khay Khu hành chính, chính trị ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm và khu vực Hoàng thành Hà Nội
Khu ở của ngƣời Pháp ở phía Nam hồ Hoàn Kiếm
Khu thƣơng mại, dịch vụ truyền thông ở khu vực 36 phố phƣờng Khu vực các nhà máy, kho tàng rải rác trong thành phố
Giai đoạn này Pháp đã xác định và mở rộng ranh giới thành phố, phân chia thành phố thành hai khu vực chính giành cho ngƣời Âu và ngƣời bản xứ. Thể hiện ý đồ chiếm đoạt vĩnh viễn các nƣớc Đông Dƣơng, Pháp tập trung hoàn thiện quy hoạch cụm công trình trung tâm phía Đông hồ Hoàn Kiếm thành một trung tâm có đầy đủ chức năng nhƣ hành chính, thƣơng nghiệp, tín
28
ngƣỡng, dịch vụ, văn hóa giải chí nhằm khuyến khích ngƣời Pháp sang định cƣ làm ăn lâu dài.
Trong những năm 1894-1897, thực dân Pháp đã phá hủy nốt phần còn lại của Hoàng thành chỉ để lại cổng phía Bắc. Ở khu vực hồ Hoàn Kiếm, Pháp cũng phá hủy gần nhƣ toàn bộ các di tích văn hóa, kiến trúc truyền thống để xây dựng khu phố Tây. Và tập trung hoàn thiện xây dựng khu trung tâm hành chính, chính trị ở phía Đông hồ Hoàn Kiếm. Mặt bằng quy hoạch tổng thể cụm công trình kiến trúc trung tâm, ban đầu do Montalembert, chuyên viên thiết kế năm 1884, theo các nguyên tắc quy hoạch thịnh hành thời bấy giờ ở Pháp. Đó là nguyên tắc đối xứng trong bố cục quy hoạch. Tổng thể khu trung tâm hành chính gồm năm công trình là Tòa Đốc lý (nay là trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố), kho bạc (nay là Ngân hàng Công thƣơng), bƣu điện và dinh Thống sứ Bắc kỳ, Ngân hàng Đông Dƣơng đƣợc thiết kế và xây dựng hoàn toàn theo phong cách quy hoạch và kiến trúc Pháp:
Đặc điểm kiến trúc của những công trình hành chính đầu tiên ấy về căn bản vẫn là loại kiến trúc thuộc phong cách kiến trúc thực dân tiền kỳ dựa trên chủ nghĩa công năng đơn giản, tuy đã có ít nhiều sửa đổi về quy mô, tỷ lệ khối và về chi tiết trang trí kiến trúc. Cả năm công trình trên đều do Ve-danh và Huy-ác-đen thiết kế dƣới sự chủ trì của kỹ sƣ Gét-ten trƣởng phòng Công chính và do toàn quyền Pôn Be ký duyệt tháng 7 năm 1886. Các công trình xây bằng gạch, kiên cố, cao hai tầng: tầng một cao 2,5 mét, tầng hai cao 4,1 mét, xung quanh có hành lang rộng và hoàn toàn vào cuối năm 1887[6;tr.65].
Những biến đổi mạnh mẽ về xây dựng ở Hà Nội vào những năm tiếp theo đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt kiến trúc khu vực trung tâm. Hiện chỉ còn lại hai trong số năm công trình của tổng thể công trình trung tâm ban đầu đó là Đốc lý và Kho Bạc, các công trình khác đã lần lƣợt bị phá hủy để xây
29
dựng những công trình mới quy mô hơn và phong cách kiến trúc hoàn toàn khác trƣớc.
Ngoài ra, trong thời gian này ngƣời Pháp xây dựng đƣờng dạo, cây xanh quanh hồ Hoàn Kiếm. Nhà hát đầu tiên mà ngƣời Pháp đã xây dựng trƣớc đó (31885) ở trƣớc nhà máy điện cũng đã đƣợc xây dựng năm 1885, kết hợp với việc khai thác mặt nƣớc hồ cho mục đích đi thuyền du ngoạn, không gian xung quanh hồ đã trở thành không gian nghỉ ngơi giải trí. Khu vực hồ Hoàn Kiếm đã đƣợc quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh theo phong cách kiến trúc Pháp, đã trở thành trung tâm có đầy đủ các chức năng nhƣ hành chính, thƣơng nghiệp, tín ngƣỡng, dịch vụ, văn hóa giải trí. Việc xây dựng hoàn chỉnh một trung tâm Hà Nội với đầy đủ các chức năng là nhằm khuyến khích ngƣời Pháp sang định cƣ, làm ăn lâu dài và thể hiện rõ dã tâm xâm chiếm lâu dài Đông Dƣơng.
Song song với việc hoàn thiện khu vực trung tâm hồ Hoàn Kiếm, ngƣời Pháp còn tiến hành chỉnh trang khu phố cổ. Từ việc lấp đoạn sông Tô Lịch từ phố chợ Gạo, nơi sông Hồng tiếp nƣớc cho sông Tô Lịch, đi vào trong khu phố cổ, tiếp đó:
Phá bỏ các cổng ngăn giữa các phƣờng, nắn lại đƣờng, xây dựng hệ thống cấp thoát nƣớc, làm vỉa hè, tạo nên một diện mạo mới cho khu phố, xóa bỏ đi tính chất kép kín của nó, tạo điều kiện hòa nhập với không gian phố phƣờng hiện đại. Phong cách kiến trúc hiện đại thể hiện ở chỗ bắt đầu xuất hiện với những kiểu nhà hai tầng, ba tầng với vật liệu bằng vôi vữa vững chắc thay thế cho kiểu nhà ống bằng gỗ thấp. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tạo nên dáng vẻ rất đặc trƣng cho khu “36 phố phƣờng”[4;tr.246].
Phố cổ là một không gian thống nhất: những ngôi nhà với cửa hai bên. Những can thiệp về chỉnh trang giao thông của ngƣời Pháp đã làm thay đổi bộ
30
mặt không gian đƣờng phố Hà Nội xƣa. Việc xóa bỏ ngăn cách giữa các phƣờng trên các phố tạo thành các phố rộng liên hoàn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao thƣơng. Phƣờng thủ công buôn bán xƣa dần mất đi tính khép kín vốn có của nó, chúng bắt đầu hòa nhập tiếp nhận những ảnh hƣởng từ bên ngoài về không gian kiến trúc và kinh tế - xã hội. Do đó, việc buôn bán ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này mặc dù đã có một số can thiệp về xây dựng của ngƣời Pháp song ảnh hƣởng của phƣơng thức xây dựng mới vẫn ở mức độ hạn chế. Ngƣời Hà Nội tiếp tục phƣơng thức truyền thống. Đó là tiếp tục sửa chữa và xây dựng những ngôi nhà truyền thống của mình. Đó là những ngôi nhà 1 tầng kết cấu gỗ, mái lợp ngói ta, chiều rộng hẹp và phát triển sâu vào phía trong lô đất bằng những lớp nhà kế tiếp nhau. Hà Nội “ 36 phố phƣờng” nhìn toàn cảnh vẫn mang nét truyền thống quen thuộc với những lớp mái nhỏ nhấp nhô, đuổi nhau trải dài tự nhiên, vẫn là khu tập trung dân cƣ đông đúc nhất và các hoạt động sản xuất thủ công và thƣơng nghiệp mạnh nhất Hà Nội. Khác hẳn với khu phố Tây đang xây dựng với kiểu quy hoạch kiến trúc đƣợc du nhập từ Châu Âu.