Giao thông đô thị

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hoá của hà nội thời kỳ thuộc địa (1883 1945) (Trang 50)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.1. Giao thông đô thị

Năm 1902, chiếc cầu sắt vĩ đại mang tên Pôn Đume hay còn gọi là cầu Long Biên hay cầu Cái, do công ty Dayde & Pille thiết kế và thi công với 19 nhịp, đặt trên 20 trụ, dài 1680m, nếu tính cả đƣờng dẫn lên hai đầu cầu là 2.500m, đã hoàn thành. Cùng với ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội hiện nay), việc khánh thành cầu Pôn Đume đã biến Hà Nội thành trung tâm giao thông vận tải trên cả nƣớcvà trên toàn Liên Bang. Đến năm 1905, từ ga Hàng Cỏ ta có thể đáp tàu hỏa đi Lạng Sơn, Đồng Đăng, Hải Phòng, Việt Trì, Lào Cai và đi Vinh. Đến năm 1936, tàu hỏa có thể đi đến tận ga Bình Chiểu, Sài Gòn. Cầu Long Biên vốn là chiếc cầu giành cho đƣờng sắt, nhƣng đến đầu những năm 20 của thế kỷ trƣớc, ngƣời Pháp đã mở rộng hai bên cầu cho xe cộ và ngƣời đi bộ: “Theo thống kê ngƣời Pháp, ta biết đƣợc năm 1925, lƣu lƣợng xe và ngƣời qua lại hàng ngày trên cầu Long Biên là: 249 chiếc (166 xe du lịch, 70 xe khách và 4 xe can nhông), 141 xe bò, 1184 xe kéo, 344 xe đạp và 4.756 ngƣời đi bộ [35;tr.77].Và thiết lập hai xe bến ô tô: Kim Liên cho xe khách

45

chạy các tuyến đƣờng phía Nam và Bến Nứa (Long Biên) cho xe khách chạy các tuyến đƣờng phía Bắc. Cùng với nó, các phƣơng tiện giao thông nội đô cũng gia tăng theo hƣớng hiện đại nhƣ xe đạp, ô tô và đặc biệt là các tuyến tàu điện lấy hồ Hoàn Kiếm làm trung tâm, mở ra theo các hƣớng nhƣ Bờ Hồ - Chợ Mới, Bờ Hồ - Bạch Mai, Bờ Hồ - Thái Hà - Hà Đông, Bờ Hồ - Bƣởi, Bờ Hồ - Yên Phụ.

Với sự hoạt động mạnh mẽ của các loại hình giao thông, đặc biệt là đƣờng sắt, nền thƣơng nghiệp trong đó có nội thƣơng phát triển đáng kể. Một hệ thống chợ đã hình thành và phát huy tác dụng trong kinh tế, từ chợ quê - chợ huyện - chợ tỉnh - chợ lớn. Cũng nhƣ chợ lớn Bến thành ở Sài Gòn, chợ lớn Đông Ba ở Huế, chợ Đồng Xuân ở Hà Nội đóng vai trò trung tâm buôn bán của một vùng rộng lớn, không chỉ của Bắc Kỳ mà cả Bắc Đông Dƣơng và vùng Hoa Nam, Trung Quốc. Hệ thống chợ đã góp phần giao lƣu hàng hóa trên cả nƣớc, thống nhất thị trƣờng và trên tất cả là tạo ra chất keo cố kết cộng đồng dân tộc Việt Nam thành một khối vững chắc mà không một thế lực ngoại bang nào có thể phá nổi.

3.2.2. Điện, Nước

Năm 1930-1931, nhu cầu của ngƣời Việt Nam về điện để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt nhƣ thắp đèn, quạt máy hoặc chạy máy....mặt khác các khu phố mỗi ngày một hoàn thiện đòi hỏi phải cung cấp ánh sáng. Do đó, nhu cầu sử dụng điện tăng nhiều: “Công ty điện khí Đông Dƣơng phải thay thế những máy móc đã cũ của Nhà máy Điện Bờ Hồ bằng máy mới, đồng thời lập thêm nhà máy điện Yên Phụ. Năm 1940, lại trang bị thêm cho nhà máy điện Yên Phụ một bộ máy có công suất 7.5000KW” [6;tr.80].

Nhu cầu về điện của thành phố Hà Nội mỗi năm tăng lên nhƣng không phải phục vụ cho công việc sản xuất mà hầu hết cho những yêu cầu sinh hoạt nhƣ thắp đèn, chạy quạt và ƣớp lạnh. Riêng về quạt, năm 1937 ở Hà Nội có

46

tổng số là 26.500 cái, trong đó đã có một số máy điều hòa không khí trong các nhà ngƣời Pháp và một số ít các nhà tƣ sản Việt Nam. Suốt thời kỳ thuộc địa, nhà máy điện Yên Phụ chỉ chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của tƣ bản Pháp và một số tƣ sản Việt Nam, ít có tác dụng về sản xuất. Ở các khu phố nhân dân lao động vẫn tối tăm, trong các gia đình ngƣời lao động vẫn phải thắp đèn dầu hỏa chứ không có điện vì họ không chịu nổi tiền tổn phí lắp điện và thuê công tơ.

Năm 1927, trƣớc tình hình dân số trong thành phố phát triển nhanh chóng, thực dân Pháp cho đào thêm giếng thứ 7 và thứ 8, đồng thời đặt bơm lấy nƣớc sông Hồng mỗi ngày 4.000 khối để cung cấp cho thành phố. Tuy vậy, ở các khu phố đông dân cũng chỉ đƣợc chúng đặt thêm 20 vòi nƣớc máy.

Trong suốt thời kỳ thuộc địa, vấn đề thiếu nƣớc là cả một vấn đề thƣờng xuyên xảy ra ở Hà Nội đặc biệt trong mùa nóng. Nhiều ngƣời vẫn phải dùng nƣớc giếng, nƣớc sông và cả nƣớc ao hồ.

3.2.3. Y tế

Cuối thế kỷ XIX, ngoài nhà thƣơng La-nét-xăng chỉ chuyên điều trị cho quân đội và bọn thực dân Pháp, thành phố Hà Nội không có một nhà thƣơng nào khác.

Đến năm 1930, trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của thành phố, nhu cầu về chữa bệnh của nhân dân thành phố cũng nhƣ của các tỉnh tăng nhiều. Cũng trong thời điểm này, phong trào cách mạng cuả nhân dân đang lên cao, thực dân Pháp thấy cần phải làm việc gì đó để tỏ ra rằng chúng cũng quan tâm đến tình hình sức khỏe của nhân dân nhằm xoa dịu nhân dân, chúng buộc phải xây dựng nhà thƣơng Rô-banh (nhà thƣơng Bạch Mai). Tuy nhiên trong nhà thƣơng Rô-banh bệnh nhân thiếu tất cả những thứ cần thiết nhƣ giƣờng bệnh, thầy thuốc, thuốc men, các dụng cụ y tế, đặc biệt là thiếu sự chăm sóc của các nhân viên y tế.

47

Ngoài hai nhà thƣơng trên, thực dân Pháp còn lập ở Hà Nội một nhà thƣơng chữa cho toàn Bắc Kỳ. Tuy nhiên về phƣơng diện vệ sinh thành phố Hà Nội cũng bộc lộ rõ ràng tính chất thuộc địa của thực dân Pháp. Chính quyền cai trị thành phố chỉ quan tâm đến công tác vệ sinh ở khu vực ngƣời Pháp. Ở đó có đầy đủ tiện nghi, có đƣờng rộng sạch sẽ, cống ngầm thoát nƣớc, có xe tƣới đƣờng liên tục. Trái lại ở các khu phố ngƣời Việt Nam, đặc biệt các khu phố lao động đƣờng phố chật hẹp, bụi bặm, rác rƣởi.

3.3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA - XÃ HỘI

Phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa cùng các yếu tố văn hóa phƣơng Tây do ngƣời Pháp đƣa vào Hà Nội thông qua các hoạt động sản xuất công nghiệp và thƣơng nghiệp, tuy ở mức độ hạn chế nhƣng đã làm thay đổi cấu trúc xã hội - dân cƣ của Hà Nội.

3.3.1. Thành phần dân cư đô thị

Trong thành phần dân cƣ đô thị của Hà Nội, bên cạnh tầng lớp tƣ sản Pháp, tƣ sản mại bản, tƣ sản và tiểu tƣ sản Việt Nam còn có tầng lớp công nhân lao động. Đa số công nhân lao động có nguồn gốc từ nông thôn nhập cƣ vào Hà Nội để tìm kiếm việc làm. Nhƣng trong xã hội đô thị thực dân - nửa phong kiến, khi nền kinh tế đô thị chủ yếu dựa vào thƣơng mại, xuất khẩu và đầu cơ, cùng với nền sản xuất công nghiệp què quặt, lạc hậu, kém phát triển thì ngƣời lao động không dễ dàng có việc làm mà còn dễ dàng bị giới chủ bóc lột thậm tệ. Họ tạo thành một tầng lớp cƣ dân đô thị mang đặc tính không ổn định so với các tầng lớp cƣ dân đô thị khác và hoàn toàn không đƣợc chính quyền thực dân quan tâm, thậm chí còn bị phân biệt đối xử một cách thậm tệ. Điều đó thể hiện không chỉ trong điều kiện làm việc mà còn thể hiện trong môi trƣờng cƣ trú của họ trong thành phố.

Sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế tập trung ở Hà Nội đòi hỏi nguồn nhân lực tƣơng ứng, làm xuất hiện các dòng nhập cƣ từ bên ngoài

48

vào làm cho dân số đô thị tăng lên nhanh chóng. Trong giai đoạn 1920-1945, Hà Nội đã có những bƣớc phát triển đáng kể trong quy mô dân số và đất đai (năm 1942 diện tích cả nội và ngoại thành Hà Nội là 130km2

với dân số là 30.000 ngƣời).

Yếu tố kinh tế tƣ bản, thông qua việc tổ chức sản xuất công nghiệp kiểu thực dân ở Hà Nội phát triển, mở rộng về không gian đô thị, nhƣng là sự phát triển thiếu đồng đều trong cấu trúc không gian, giữa khu vực trung tâm đầy đủ tiện nghi của tầng lớp lao động nghèo khổ. Sự phân biệt đối xử, sự bất công xã hội đã dẫn tới mâu thuẫn giai cấp đối kháng giữa vô sản và tƣ sản. Mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt tất yếu sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng. Trong cuộc đấu tranh ấy, giai cấp công nhân là lực lƣợng tiên phong trong cuộc đấu tranh đánh đổ đế quốc, phong kiến để giành độc lập và xây dựng một xã hội công bằng - một xã hội không có ngƣời bóc lột ngƣời.

3.3.2. Văn hóa - xã hội

Sự phát triển của Hà Nội đã thu hút đƣợc một số lƣợng dân cƣ từ các vùng xung quanh, đồng thời trong quá trình phát triển cũng đã hình thành các giai cấp, thành phần dân cƣ khác nhau trong phạm vi Hà Nội, mỗi thành phần dân cƣ có những đặc điểm văn hóa – xã hội khác nhau, tạo nên những nét khác biệt đầu tiên của dân cƣ Hà thành.

Thời kỳ này tại Hà Nội có nhiều thành phần dân cƣ với những nếp sinh hoạt khác nhau:

+ Nếp sống người dân cũ: đại đa số ngƣời dân lao động tại Hà Nội trong thời kỳ này vẫn còn theo những nếp sinh hoạt văn hóa của ngƣời nông dân từ thời xƣa, do họ vẫn là dân cƣ nông nghiệp hoặc là nông dân từ các vùng lân cận Hà Nội đổ về thành phố tìm việc làm trong các cơ sở công nghiệp, dịch vụ mới đƣợc hình thành tại Hà Nội.

49

+ Nếp sống tiểu tư sản thành thị: tiểu tƣ sản là tầng lớp mới xuất hiện trong giai đoạn này, đây là tầng lớp âu hóa mạnh, có lối sống kiểu cách theo phong cách Pháp, với trang phục cầu kỳ nhƣng lịch sự. Đây là nét mới trong cách sống của ngƣời dân Hà Nội trong thời kỳ này.

+ Nếp sống của tầng lớp tư sản: một bộ phận những ngƣời thuộc tầng lớp tƣ sản mới của Việt Nam đã học hỏi những nếp sống, sinh hoạt và hƣởng thụ theo “phong cách Tây”. Đây cũng là một hệ quả của chính sách văn hóa - giáo dục mà ngƣời Pháp đã thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn này.

+ Về đời sống xã hội của đô thị: trong thời kỳ này, tại Hà Nội đã xuất hiện một số tệ nạn xã hội: số lƣợng ngƣời nghiện thuốc phiện có xu hƣớng tăng cao, đặc biệt là trong thập niên 20-30 của thế kỷ trƣớc; tệ nạn mại dâm phát triển và tồn tại trong thời gian dài. Đồng thời đã xuất hiện các băng nhóm giang hồ hoạt động ngoài khuôn khổ của pháp luật.

Từ nửa cuối thế kỷ XIX, một cuộc giao lƣu tiếp biến giữa văn hóa Việt và văn hóa phƣơng Tây, chủ yếu là ảnh hƣởng của văn hóa Pháp. Nhân dân Hà Nội một mặt phải tiến hành đấu tranh chống thực dân để giành độc lập, một mặt phải tiếp nhận nền văn hóa ngoại lai này để phát triển thành phố. Ban đầu là sự giao lƣu cƣỡng bức, dần dần việc giao lƣu chuyển sang chủ động khiến cho đời sống văn hóa Hà Nội thay đổi rõ rệt.

Về sinh hoạt: Cùng với việc bỏ cây bút lông và mực tàu giấy bản, cùng cây bút sắt và giấy Tây là trang phục, phục sức phƣơng Tây đƣợc chấp nhận. Răng không nhuộm đen nữa, đàn ông bỏ khăn xếp, bỏ áo dài, bỏ giày hạ, đội mũ phớt, mặc com-plê, đi sandan...nữ giới thì bỏ khăn, vấn tóc trần, bỏ áo mớ ba mớ bảy, mặc áo tân thời, quần trắng, áo măng-tô, đi giày mang cá, tóc phi- de...

Về âm nhạc: bên cạnh nhạc ngũ cung thanh niên Hà Nội học ký âm bảy “nốt”, hát bài pháp rồi soạn ra bài hát tiếng Việt. Ngƣời soạn nhạc Việt đầu

50

tiên theo nhạc lý phƣơng Tây là ngƣời Huế nhƣng trình bày lần đầu tiên ở Hà Nội năm 1938 là Nguyễn Văn Tuyên. Sau đó là Lê Thƣơng, Đặng Thế Phong, Văn Cao...

Về mỹ thuật: Trƣờng Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dƣơng ra đời năm 1925, trƣờng này đã tạo ra một đội ngũ nghệ sĩ ban đầu sáng tác theo kỹ thuật theo phong cách phƣơng Tây, sau đó đã dân tộc hóa, phát triển thành những dòng tranh lụa, tranh sơn mài... hòa nhập đƣợc vào mỹ cảm chung của thế giới. Đó là Nguyên Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn...

Về văn học: chỉ trong vòng 10 năm ( 1932-1942), thơ Việt đã tiếp thu, hấp thụ thơ Pháp với đủ mọi trƣờng phái: cổ điển, lãng mạn, tƣợng trƣng, trừu tƣợng...làm thành phong trào “ thơ mới” một cuộc cách mạng thơ ca lớn từ trƣớc tới bây giờ của nƣớc ta. Phong trào này đƣợc hình thành trên nền tảng là những trang báo, trang sách ra đời ở Hà Nội với những vần thơ của Thế Lữ, Phạm Huy Thông, Vũ Đình Liên...

Đối với văn xuôi, nhà văn Hà Nội cũng nhƣ các nƣớc học tập cú pháp, thi pháp, bố cục, xây dựng nhân vật...của tiểu thuyết Pháp tạo ra nền văn xuôi hiện đại. Cũng từ đó ra đời các nhóm văn nghệ sĩ mà tên tuổi lƣu lại trong kho tàng văn học dân tộc nhƣ nhóm Tự lực văn đoàn với Nhất Linh, Khánh Hƣng, Thạch Lam...nhóm tiểu thuyết Thứ bảy nhƣ Lê Văn Trƣơng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng...

Từ năm 1921, ra đời thể loại kịch nói ở Việt Nam mà nơi khởi đầu là Hà Nội. Các nhà soạn kịch đầu tiên nhƣ Vũ Đình Long, Đoàn Phú Tứ, Võ Trọng Can...

Về mặt văn hóa, Hà Nội từ xa xƣa cho đến giai đoạn thuộc địa đã là một đô thành mở sẵn sàng đón nhận, sàng lọc những tinh hoa văn hóa thế giới

51

trong đó có tinh hoa văn hóa Pháp để phát triển, kết hợp truyền thống và những yếu tố mới.

3.4. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HÀ NỘI THỜI KỲ THUỘC ĐỊA (1883-1945) THỜI KỲ THUỘC ĐỊA (1883-1945)

3.4.1. Mặt tích cực

Về kinh tế:

Quá trình đô thị hóa của Hà Nội trong thời kỳ thuộc địa đã đem lại những chuyển biến về mặt kinh tế:

Công nghiệp: Sự xuất hiện của những yếu tố kinh tế mới tƣ bản chủ nghĩa. Trƣớc hết là sự ra đời của ngành công nghiệp. Chính sự ra đời của ngành công nghiệp đã làm thay đổi căn bản tính chất đô thị của Hà Nội. Trƣớc kia, Hà Nội là đô thị phong kiến với hoạt động sản xuất thủ công nghiệp đóng vai trò chủ chốt, một đô thị sản xuất còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Sản xuất thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làm cho Hà Nội khó tách khỏi dấu ấn nông thôn. Chỉ khi có sự xuất hiện của công nghiệp Hà Nội mới thật sự chuyển mình. Sau khi đặt Hà Nội dƣới quyền cai trị trực tiếp của Pháp, chính quyền thực dân cùng các nhà tƣ bản Pháp đã cho thành lập một số nhà máy đầu tiên, lúc đầu chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu và sinh hoạt của tầng lớp quan chức cai trị và lực lƣợng binh lính Pháp sau đó là một số nhà máy công nghiệp nhẹ phục vụ cho cƣ dân đô thị nhƣ nhà máy Điện, nhà máy Nƣớc, nhà máy Rƣợu Bia, nhà máy Diêm... Nhƣng nhìn chung, nó đã tạo ra một bƣớc đi dài từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp có năng xuất, chất lƣợng cao hơn và bƣớc đầu giả phóng sức lao động chân tay nhờ máy móc. Trong những năm đầu của thời kỳ thuộc địa, chính quyền thuộc địa đã thành lập một số xí nghiệp phục vụ hệ thống giao thông đô thị: hệ thống đƣờng xe điện nội điện, đƣờng xe lửa Đông Dƣơng và các tuyến xuất phát từ Hà Nội đi các tỉnh trong nƣớc. Ngoài xe điện, xe lửa và những phƣơng tiện

52

giao thông đƣợc du nhập vào đời sống đô thị vào cuối thế kỷ XIX, ô tô cũng là phƣơng tiện giao thông hết sức hiếm hoi, còn đại quần chúng vẫn dùng những phƣơng tiện giao thông thô sơ truyền thống nhƣ đi bộ, gồng gánh, hoặc dùng thuyền đò trên các dòng sông....Những phƣơng thức kinh doanh mới xuất hiện, các công ty do giai cấp tƣ sản lãnh đạo lần lƣợt đƣợc thành lập.

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hoá của hà nội thời kỳ thuộc địa (1883 1945) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)