QUY HOẠCH MỞ RỘNG ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hoá của hà nội thời kỳ thuộc địa (1883 1945) (Trang 47)

6. Bố cục của khóa luận

3.1. QUY HOẠCH MỞ RỘNG ĐÔ THỊ

Quy hoạch mở rộng đô thị

Quy hoạch thành phố trong thời kỳ này có nhiều điểm tiến bộ hơn so với thời kỳ trƣớc. Về không gian lẫn chức năng đô thị, nguyên tắc quy hoạch có tính tổng hợp hơn. Không dừng lại ở việc xây dựng các công trình phân tán mà tập trung vào từng khu vực dành riêng cho ngƣời Pháp tại đây. Đặc biệt là việc thành lập các sở chuyên ngành về kiến trúc và quy hoạch để nghiên cứu thiết kế các công trình kiến trúc và đồng thời tăng cƣờng quản lý, kiểm soát việc xây dựng tại đô thị. Pháp đã mở khoa kiến trúc trong trƣờng Mỹ thật Đông Dƣơng (1927) đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực này với số lƣợng ít ỏi. Tuy nhiên, một số kiến trúc sƣ từ Pháp sang đã có những đóng góp đáng lƣu ý.

Quy hoạch và kiến trúc thực dân giai đoạn này đã có những đặc điểm tiến bộ hơn. Việc triển khai xây dựng tập trung hoàn chỉnh các khu trung tâm dành riêng cho ngƣời Pháp ở Hà Nội. Khu phố này nằm ở vị trí Hoàng thành xƣa, đƣợc thiết kế chi tiết với hệ thống đƣờng phố kẻ ô cùng những trục bố cục chính chạy theo đƣờng chéo cắt ngang hệ thống đƣờng phố kẻ ô bình thƣờng xung quanh phủ Toàn Quyền. Các trục chính giao nhau tạo nên hệ thống các quảng trƣờng lớn đƣợc bố cục có trục đối xứng. Điều dễ nhận biết là các công trình kiến trúc quan trọng đều đƣợc bố trí ở chính đầu các trục chính tạo thành các điểm nhấn quan trọng trong tổng thể không gian của đƣờng phố. Trên thực tế ngƣời Pháp đã không thực hiện đƣợc việc xây dựng hoàn chỉnh khu vực này theo ý đồ quy hoạch, nhƣng những nét cơ bản thì đã đƣợc hình thành. Khu phố này đã trở thành một khu phố thoáng đạt với các tiêu chuẩn về tiện nghi cao nhất của Hà Nội thời bấy giờ về thẩm mỹ đô thị cũng gây đƣợc ấn tƣợng tốt.

42

Trong thời gian này, khu phố mới ở phía Bắc Hoàng thành cũ, tức phố Phan Đình Phùng ngày nay đã đƣợc hình thành trên cơ sở lấp các hồ ao ở giữa phố Cửa Bắc và chùa Châu Long. Một khu phố khác cũng đƣợc lập nên ở khu vực phố Hàng Dẫy dài 1400m:

Riêng ở phần phía Nam hồ Hoàn Kiếm, ngƣời Pháp tập trung xây dựng khu phố kiểu Âu đã đƣợc quy hoạch và xây dựng ở thời kỳ trƣớc. Biến khu phố này thành khu phố trung tâm của Hà Nội với đầy đủ tiện nghi đô thị phục vụ cho các hoạt động kinh tế và nhu cầu cƣ trú chủ yếu cho ngƣời Pháp và một số ngƣời Việt ở tầng lớp trên [6;tr.72].

Trong thời kỳ này cũng xuất hiện một số cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tiên: nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy in, nhà máy sửa chữa xe hơi.... cũng nhƣ một số cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trang bị kém, năng lực hoạt động thấp. Những công trình này chƣa đủ làm cho Hà Nội trở thành một trung tâm công nghiệp mà vẫn chỉ là một thành phố hành chính.

Từ năm 1930, thực dân Pháp tiến hành quy hoạch mở rộng thành phố về phía Nam ở khu vực nhà máy rƣợu và hồ Bảy Mẫu trên cơ sở nối tiếp các đƣờng phố đi từ khu phố Pháp xuống phía Nam nhƣ phố Hàng Bài, phố Huế, phố Ngô Quyền, phố Lò Đúc...cùng với các phố nhỏ theo hƣớng Bắc - Nam nhƣ phố Bùi Thị Xuân, phố Mai Hắc Đế....đã tạo thành hệ thống đƣờng phố theo dạng ô cờ không đồng đều với các ô phố có quy mô nhỏ. Đây là khu vực đƣợc quy hoạch và xây dựng chủ yếu cho ngƣời Việt Nam thuộc tầng lớp tƣ sản mới lên nhờ các hoạt động kinh doanh, buôn bán và tầng lớp tiểu tƣ sản trung lƣu do Pháp đào tạo để phục vụ cho bộ máy hành chính của Pháp. Trong khu phố này cấu trúc mang ô phố không đồng đều, quy mô các ô phố nhỏ hơn và mật độ xây dựng cao hơn so với khu phố Pháp. Thể hiện sự phân biệt, đối xử bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội khác nhau trong chế độ thực dân, giữa một bên là ngƣời Pháp và một bên là ngƣời Việt bản xứ.

43  Vùng ngoại ô

Sự khác biệt của thực dân thể hiện rõ ràng hơn ở vùng ngoại ô cụ thể trong các khu ở nghèo nàn của tầng lớp ngƣời lao động làm thuê ngƣời Việt. Họ xuất thân từ nông thôn những miền quê nghèo đói bị bóc lột thậm tệ, họ nhập cƣ vào Hà Nội tìm kiếm việc làm để kiếm sống. Họ tập trung các tại các khu ngoại thành với những ngôi nhà tạm bợ do họ tự dựng lên. Đó là những khu nhà ở dạng “ổ chuột” lụp xụp, nghèo nàn tƣơng phản hoàn toàn với các khu phố trung tâm sang trọng và đầy đủ tiện nghi của ngƣời Pháp. Đó là hình ảnh đô thị Hà Nội trong suốt thời kỳ thực dân, sự tƣơng phản đó cho thấy vấn đề nhà ở đô thị chƣa bao giờ đƣợc chính quyền thực dân quan tâm giải quyết.

Những biến đổi của khu phố cổ

Thời kỳ này, khu 36 phố phƣờng do đã ổn định về hệ thống đƣờng phố ở các giai đoạn trƣớc nên về cơ bản hệ thống đƣờng phố vẫn giữ nguyên. Sự biến đổi tập trung ở hình thái kiến trúc từng ngôi nhà và bộ mặt đƣờng phố. Hoạt động thƣơng nghiệp và dịch vụ phát triển đã tạo nên một lớp ngƣời buôn bán có tiền, trong đó bộ phận đáng kể là ngƣời Hoa. Họ có nhu cầu mở rộng diện tích kinh doanh và cƣ trú. Từ năm 1920, ở nhiều khu phố thuộc khu vực 36 phố phƣờng, ngƣời ta bắt đầu tiến hành cải tạo và xây dựng mới trên nền nhà cũ những ngôi nhà mới cao hai tầng, kiên cố ít nhiều mang phong cách chịu ảnh hƣởng của kiến trúc Pháp. Trên mặt phố xuất hiện ngày càng nhiều những ngôi nhà mới theo những phong cách kiến trúc khác nhau. Tuy nhiên Hà Nội 36 phố phƣờng vẫn bảo lƣu đƣợc những giá trị nhất định của một Thăng Long Hà Nội truyền thống:

Trên địa bàn thành phố chức năng sản xuất công nghiệp tuy bắt đầu có nhƣng không đƣợc chính quyền quan tâm thích đáng. Có 8 xí nghiệp là các nhà máy: sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy nƣớc đá, nhà máy sửa chữa xe hơi A-vi-a, nhà máy in L.D.E.O...cùng một số cơ sở sản

44

xuất tiểu thủ công nghiệp với trang thiết kỹ thuật lạc hậu, năng lực hoạt động không cao. Hà Nội thời thuộc địa chƣa bao giờ là một trung tâm công nghiệp mà chỉ là một thành phố hành chính, một trung tâm dịch vụ, tiêu phí nhiều hơn là sản xuất [6;tr.73].

Tóm lại, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 1920-1945, đã có những bƣớc phát triển đáng kể về quy mô dân số và đất đai (năm 1942 diện tích cả nội ngoại thành Hà Nội là 130km2 với số dân là 30 vạn ngƣời). Nhƣng cơ cấu chức năng không cân đối, tổ chức không gian thể hiện sự phân biệt, bất bình đẳng đã phản ánh đầy đủ bản chất của chính sách thực dân tại thuộc địa này. Đó là một chính sách bộc lộ tính hẹp hòi, bảo thủ và vụ lợi của chủ nghĩa tƣ bản thực dân ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quá trình đô thị hoá của hà nội thời kỳ thuộc địa (1883 1945) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)