7. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Cách sử dụng hình ảnh, biểu tượng
Hình ảnh, biểu tượng là một trong những phương thức quan trọng xây dựng thế giới nghệ thuật trong thơ. Mai Văn Phấn là người có khả năng ghi nhận một cách độc đáo và ấn tượng những hình tượng trong thực tế xã hội và trong đời sống tinh thần của con người. Đó là những hình tượng rất đỗi quen thuộc trong đời sống thường nhật nhưng qua nhãn quan của nhà thơ lại trở nên độc đáo, riêng biệt. Nguyễn Đức Hạnh nhận định: "Mỗi bài thơ của Mai Văn Phấn là một ngôi nhà, các biểu tượng là vật liệu. Cách kết nối các biểu tượng ấy theo logic “nhảy cóc, liên tưởng xa và lạ” đã tạo ra một thế giới vừa quen vừa lạ, đặc biệt rất độc đáo" [46; 316].
Qua khảo sát Thơ tuyển Mai Văn Phấn cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, và tập thơ Vừa sinh ra ở đó, chúng tôi có bảng thống kê về những hình ảnh, biểu tượng thường xuất hiện trong thơ Mai Văn Phấn như sau:
Bảng 3.2
Thông kê tần số xuất hiện của các biểu tượng
STT Biểu tượng Số lần xuất hiện
1 Cỏ 147 2 Đất đai 299 3 Cánh đồng 22 4 Con đường 29 5 Chuông 42 6 Em 295
Trong phạm vi khảo sát của mình, chúng tôi nhận thấy có 5 biểu tượng tiêu biểu trong thơ Mai Văn Phấn, đó là: đất đai, cỏ, con đường, cánh đồng, chuông và em.
Thứ nhất là biểu tượng Cỏ.
Cỏ là biểu tượng xuất hiện nhiều trong thơ Mai Văn Phấn. Có thể lý giải điều này bởi nhiều lý do, nhưng chủ yếu xuất phát từ quan niệm mĩ học của tác giả: “Muôn năm con người, muôn năm thiên nhiên”. Thiên nhiên dạy cho ta cách sống, cách yêu và cả cách viết (sáng tạo), thiên nhiên là nơi ta thả lỏng hồn mình.
Cỏ mang đến cho con người cảm giác của sự tươi mới, tràn đầy năng lượng cuộc sống. Với cách nhìn đó, ngay từ sáng tác đầu tay của thi sỹ, ta đã bắt gặp hình ảnh đầy ấn tượng khi viết về cỏ: “Thôi đừng dỗ cỏ lên trời/ Khi tan mộng mị biết ngồi với ai/ Dấu chân đừng hóa chông gai/ Nép vào bóng xế dũa mài hoàng hôn/ Ta về đổ bóng xuống vườn/ Cho xanh tươi lại từng cơn úa
vàng/ Ghé môi vào miệng thời gian/ Cho hơi thở mọc vô vàn cỏ non" (Tản mạn về cỏ).
Cỏ không còn là những vật vô tri, vô giác của thiên nhiên mà nó mang trong mình suy nghĩ của con người, nhân danh con người:
- Ta nhận biết mình trong tiếng chim mê ngủ/ Ngọn cỏ mơ màng ngậm những vì sao/ Ngọn gió sớm đặt tay lên bàn phím/ Gương mặt ai vào vùng nhớ hôm nào (Người cùng thời – Chương I).
- Bên nhau cỏ mọc/ Cỏ diễn tiếp giấc mơ của đất/ Lưng thấm cỏ, chân tay thấm cỏ/ Không cần sấm chớp, tụ mây/ ta mưa vào nhau cơn mưa cỏ xanh/ nắng lại trải vàng mặt đất/ Mưa cỏ xanh dâng mắt ta ngập tận đỉnh cây/ Ta đan vào nhau nghẹt thở… ngô nghê... ú ớ… (Những bông hoa mùa thu)
- Đất mỡ màu quyện rạng đông dâng lên khuôn mặt/ dâng lên cỏ cây phồn thực bời bời (Bài hát mùa màng)
Thứ hai, biểu tượng Đất đai.
Trong thơ Mai Văn Phấn, đất đai cùng những đồng vị của nó như bùn, ruộng, mặt đất…là biểu tượng được miêu tả dưới nhiều điểm nhìn khác nhau và xuất hiện dày đặc trong sáng tác của tác giả tiêu biểu như: Cấu trúc tạm thời, Sáng mùa hè, Bài hát mùa màng, Nhật kí đô thị, Hồi sinh, Những bông hoa mùa thu, Gặp mùa xuân, Tĩnh lặng, Rời tay để bạn đi, Sau mùa gặt…
Đất đai - cội nguồn của sự sống, là mạch khí nuôi dưỡng vạn vật và con người:
- Kìa thửa ruộng đang vươn lên che chở những ngôi nhà (Cấu trúc tạm thời)
- Lao vào đất những ngón chân khát nước/ Chiếc lá mới nhô lên đặt lại ca từ (Sáng mùa hè)
- Hạt giống mới nảy mầm trên đất, gọi dòng sông lên tiếng thở sâu, cùng mương máng dọc ngang đến giờ mở mắt (Người cùng thời – Chương III)
Đất đai - sinh thể mang trong mình những suy nghĩ, cảm xúc của con người:
- Mặt đất lặng thinh dưới sức mạnh trăng. Như lằn roi ngựa hằn lên vai, quất mạnh xuống lung anh (Nhìn Anh).
- Mặt đất còn hằn vết nhăn khát nước, xéo ngang trời những con đường chỉ tay (Những bông hoa mùa thu).
Đất đai gắn liền với sự sinh sôi nảy nở, sự phồn sinh bất tận. Vì thế, đất – tượng trưng cho người mẹ luôn che chở, bảo vệ con: “Mẹ ơi mẹ! Giờ con thấy bóng râm từ bùn đất/ Đất ở dưới chân mà cao hơn những suy nghĩ của mình
(Nhật kí đô thị). Và, hơn thế, đất đai luôn tự nhận về mình trọng trách quan trọng mang lại sự sống cho con người:
Đất nặng nhọc gối đầu lên biển cả Từng hang cây, tản đá, dấu chân Kê cao thêm cho anh dễ thở (Đường bay)
Thứ ba, biểu tượng Cánh đồng.
Cánh đồng là biểu tương gắn liền với nền văn minh nông nghiệp và truyền thống văn hóa dân tộc. Vốn, sinh ra trong vùng quê hẻo lánh ở châu thổ sông Hồng, hình ảnh cách đồng từ lâu đã tồn tại trong ông và được xem như một biểu tượng ám ảnh trong thơ ông: Tỉnh dậy trong mưa, Từ nhà mình, Rời tay để bạn đi, Tĩnh lặng….
Trong cái nhìn của Mai Văn Phấn, cánh đồng luôn mang trong mình sự sống, sự màu mỡ, phì nhiêu, tươi tốt. Nói tới cánh đồng là nghĩ tới làng quê
Việt với những chi tiết chân thực hiện lên trước mắt ta: Mở mắt nhìn cánh đồng mới gặt/ Những con chim ngói đang nhặt thóc (Tĩnh lặng); Hay là những liên tưởng giản dị mà độc đáo: Cùng cố ý, vô tình đi lại/ buông âu lo ngồi vào bàn ăn/ gắp cọng rau từ cánh đồng xa tít/ con cá cắn câu trong niêu đất kho nhừ
(Từ nhà mình), Triền cát mịn/ Lối lên bờ là cánh đồng/ Tóc em gió cuốn nơi tàng cây yên lặng (Tỉnh dậy trong mưa)…Cánh đồng là biểu tượng thích hợp để nhà thơ truyền tải nội dung, tư tưởng, qua đó, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.
- Trên ngực bùn nâu đã linh thiêng ban lộc/ Máu hồi sinh rần rật chạy qua/ .../ Tôi gượng dậy giữa cánh đồng rộng lớn/ Có con nước cường chảy dọc sống lưng (Hồi sinh)
- Đừng ngồi trong phòng lâu quá/ Ra cánh đồng, ra bờ sông/ nơi rau xanh, cá quẫy. (Từ nhà mình).
-Triền cát mịn/ Lối lên bờ là cánh đồng/ Tóc em gió cuốn nơi tàng cây yên lặng (Tỉnh dậy trong mưa)
Thứ tư, biểu tượng Chuông.
Chuông là biểu tượng xuất hiện không nhiều trong thơ mai văn Phấn, nhưng nó đã tạo ra được ấn tượng nghệ thuật khá đặc biệt. Trong một lần tâm sự, nhà thơ có nói: quê tôi ở Kim Sơn – Ninh Bình, nơi có nhà thờ Đá, vì thế tiếng chuông như là ám ảnh trong tiềm thức của tôi. Tiếng chuông được cất lên trong khi cử hành các nghi thức tôn giáo và từ đó con người hướng về những điều tốt lành, thánh thiện trong cuộc đời, để tâm hồn trở nên thư thái: Ta ngồi nhập định cùng hoa/ Thành chuông ai thỉnh ngân nga cỏ mềm (Qua hoàng hôn). Tiếng chuông biểu tượng cho hòa bình, cho một không gian cõi thế bình yên: Những quả chuông trái tim đã nối vào nhau cùng rung lên hồi chuông
thống thiết. Có thể lọc từ ngân nga một nỗi lo âu, ai nấy cố che đi câu hỏi kiêng không nói mà cũng kiêng không viết (có hay không cuộc Đại – chiến – thế - giới - III) (Người cùng thời – Chương X).
Chuông là biểu tượng cho việc thanh lọc tâm hồn, sự hướng thiện của con người. Biểu tượng chuông trong suy nghĩ của nhà thơ mang một ý nghĩa nhân sinh, tiếng chuông cất lên thì bao nhiêu bóng tối đều bị xua tan “Chiếc lá kia rơi/ Mặt đất sẽ trũng xuống/ Vọng tiếng chuông xua mây đen” (Thu đến).
Thứ năm, biểu tượng Con đường.
Trên thực tế, con đường là hình ảnh mở ra cho ta lối đi mới trong cuộc sống. Không nằm ngoài ý nghĩa đó, con đường đi vào thi giới thơ Mai Văn Phấn được khắc họa, miêu tả thật sinh động:
- Trang sách/ Mở mặt đất chữ/ Rừng núi/ sông hồ/ Những con đường chữ
(Tĩnh lặng)
- Nóng lòng đợi mưa/ Cuối con đường chưa thấy/ Gió đã thổi (Hình đám cỏ - Nhịp I)
- Mơ giăng cỏ mượt/ Vồng ngực săn chắc/ Hơi thở nồng nã đất đai/ Chạm nhau nghe đất đi xa / Con đường ngủ yên cây lá/ Đang thức giấc che chở/ Ghì níu gót chân (Hình đám cỏ - Nhịp V)
Con đường mở ra chân trời mới, mở ra nhiều cánh cửa để con người bước tiếp.
Và cuối cùng là CON ĐƯỜNG Tiếng kẹt cửa réo vang
Mở con đường
Con đường réo gọi “bàn chân”, “mở” và “bước đi”. Quá khứ với bao thứ rỉ sét cũ kĩ, giết chết bao điều mới lạ. Muốn mở, thi sỹ cần tạo nên tiếng kẹt cửa –
về phía con đường, hướng về con đường, để: tìm đường, vạch đường, nhận ra con đường, nhìn rõ con đường, khao khát làm con đường, tô đậm con đường… Bỏ lại sau lưng những “con đường cổ lỗ chôn nông khuôn mặt hạn hạn”, hay “kinh hoàng và ngoái lại thương xót con đường chỉ biết rạch tia chớp vu vơ không khả năng chập cháy”.Con đường bây giờ ta hướng đến là con “đường bay”, “đường chân trời”. “Con đường là cánh tay anh”, “Bàn tay săn bắn và hái lượm giờ tìm đường lên vì sao và xuống các đại dương”. Và, rồi “Bàn tay em tìm trăng/ Từng ngón đêm lóe sáng/ Một con đường thanh sạch/ Thức dậy làn hương”.Con đường mở ra bao chân trời, nơi đó, thơ ca cất tiếng nói ban đầu: tinh khôi, giản đơn và thuần khiết.
Thứ sáu, biểu tượng Em.
Nằm trong cảm hứng về tái hiện thế giới trong quy luật sinh hóa vĩnh cửu, hình ảnh Em được tô đậm hiện thân của sự tươi tốt và phì nhiêu, niềm vui và hạnh phúc. Xuất hiện với mật độ dày đặc, Em trong thơ Mai Văn Phấn được miêu tả qua nhiều góc nhìn khác nhau.
- Em chợt hiện/ Từ hương thơm trái chín/ Trong dập dờn bãi ngô mùa thụ phấn/ Lá giật mình/ Cá lặn xuống chân./ Hút mãi về em/ Từng hơi thở đất/ Anh hạn hán/ Cơn mưa chiều tất bật./ Heo may thoảng hơi người phảng phất/ Mặt nước trong veo một nỗi ngóng em về (Nỗi nhớ mùa thu).
- Thế giới lặng im/ Chỉ lẻ loi tiếng sáo/ Dịu hiền em (Hình đám cỏ - Nhịp VII).
- Bình yên trong miệng anh/ Em thúc nhẹ bờ vai/ Vòm ngực, ngón chân vào má/ Huyên thuyên và hát thầm/ Hồn nhiên cho lưỡi và răng anh chạm vào cơ thể (Ngậm em trong miệng)
Em là hóa thân của Mẫu, người mẹ thiên nhiên cao cả, vô lượng: Mẫu nâng niu con ánh trăng/ Tiếng chuyền cành, tiếng hú/ Da thịt con yêu trải sâu đêm tối/ Dựng tầng mây mưa nguồn… Từng chồi chân tay bé xíu/ Bật nhẹ trong cơ thể Người/ Con tỉnh giấc (Cửa Mẫu)…Em là người vợ đã ban tặng cho anh niềm vui, hạnh phúc: Anh hôn lên ngực em căng đầy thơm mát, chiều ngọt ngào cánh cò, cánh vạc, qua môi anh khẽ đậu xuống hồn. Căn phòng mình chẳng còn bức tường bao quanh và không gian thành thời gian thánh thiện, khi anh mải mê nhìn vầng ngực em dâng đầy như biển, cứ thu mình tìm vào miệng con be bé xinh xinh (Em cho con bú)…
Em hiện hữu như là chốn bình yên để nhà thơ bám víu, nương tựa, trở về trong những cơn phong ba bão táp của cuộc đời.: "Luôn tin có em trong miệng anh/ Nơi không chiến tranh, dịch hạch/ Mũi tên bắn lén tẩm độc/ Thị phi, cạm bẫy, lọc lừa/ Lối em đi không còn gai nhọn/ Bão tràn qua anh dựng tường ngăn/ Bình yên trong miệng anh/ Em thúc nhẹ bờ vai/ Vòm ngực, ngón chân vào má/ Huyên thuyên và hát thầm/ Hồn nhiên cho lưỡi và răng anh chạm vào cơ thể/ Anh là con cá miệng dàn dụa trăng/ Rời bỏ bầy đàn quẫy vào biển động" (Ngậm em trong miệng). Và, chính em đã đem đến cho anh: "Từng giọt mát lành thấm nhuần trong đất/ Tươi từ môi anh đến gót chân em/ Anh ngỡ mình được phép lành thánh thể/ Đêm vừa qua hay đã mấy nghìn năm" (Ngậm em trong miệng).
Dù xuất hiện ở bất cứ vai trò gì thì “Em” vẫn luôn mang lại cho anh niềm vui, chỉ có bên em anh mới thấy được bình yên như con chiên được chúa che chở. “Em” là một biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở. Với ý nghĩa đó, Em mang lại tình yêu bất tận cho cõi thế.
thể hiện những ý nghĩa nghệ thuật nhất định và làm rõ quan niệm tái hiện thế giới trong một quy luật sinh hóa vĩnh cửu, bất diệt.
3.3.2. Những tìm tòi mới trong bút pháp tạo hình
Khái niệm "bút pháp" là "cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để tạo thành một hình thức nghệ thuật nào đó” [18; 29]. Bút pháp tạo hình là bút pháp xây dựng một thế giới hữu hình với mọi màu sắc, âm thanh, hình khối, không gian và thời gian cụ thể.
3.3.2.1. Tạo hình bằng những hình ảnh, chi tiết “tả thực”
Thơ ca luôn phản ánh sự vật, hiện tượng theo đúng bản chất của nó. Xuyên suốt hành trình thơ Mai Văn Phấn, ngay từ những sáng tác ở giai đoạn đầu, chúng ta đã bắt gặp không ít những chi tiết mang tính tả thực, chẳng hạn:
- Bát canh nóng…/làm môi anh dễ bỏng/ mùi hành hoa, gia vị, rau thơm, nước ngọt xương hầm, mộc nhĩ…(Những bông hoa mùa thu).
- Chênh vênh nhịp cầu ao/ Ru ta hoài…lặng lẽ/ Có con cáy ngạo nghễ/ Đang bò trên cánh bèo…(Nét quê).
- Em cười nói hồn nhiên trẻ nhỏ/ Lất phất mưa anh phờ phạc ưu tư/ Lặng lẽ một mình đan ngón tay/ Không cho ánh sáng đi qua/ Không cho gió đi qua/ Ở đây không nắng và gió/ Càng khủng khiếp nép vào tĩnh lặng (Hình đám cỏ - Nhịp II).
Trong tập thơ Hoa giấu mặt, nhà thơ tái hiện lại bức tranh cuộc sống qua nhiều chi tiết thoạt nhìn rất sống, rất thực. Chẳng hạn, đọc bài thơ Con mắt nghiêng, ta sẽ bắt gặp được những hình ảnh:
- Đang tắm dở/ Nghe tin thời thế/ Đã đổi
- Một ngày làm việc/ Xây mộ hoàng đế/ Góc nào biết góc ấy - Bát cơm, quả trứng/ Người chết không ăn/ Nhường giun dế
- Cỏ trên mộ cha/ Như vườn trồng/ Tự bao giờ - Vẫn chìa khóa ấy/ Hôm nay/ Không thể mở - Trời tối/ Con chuột và tôi/ Băng qua đường -Trăng/ Sáng hơn/ Trên đám cỏ héo
- Trong rừng sâu/ Con ếch lơ láo/ Nhìn tôi - Suốt cơn mưa/ ít có hạt nào/ Rơi thẳng
…
Với bút phát tạo hình bằng chi tiết tả thực, nhà thơ đã tái hiện bức tranh đồng nội của làng quê Việt Nam thật gần gũi, thân quen. Ở đó, con người luôn được thả lỏng tâm hồn mình để hòa vào thiên nhiên, sống với thiên nhiên, gạt bỏ bao âu phiền sau những lo toan của cuộc sống:
Thương lắm dấu chân gốc rạ giếng sâu, sông ngòi, ao chuôm Đừng ngồi trong phòng lâu quá ra cánh đồng, ra bờ sông
nơi rau xanh, cá quẫy
Cắn miếng dứa thơm, núi cam ngọt từng giọt rơi xuống đất nâu.
(Từ nhà mình)
Đặc biệt, khi miêu tả giấc mơ, nơi thế giới mộng tưởng, huyễn hoặc, thi sỹ lại sử dụng vốn từ ngữ, hình ảnh rất đỗi bình dị, quen thuộc, gần gũi:
Đêm qua tôi mơ