7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Một thế giới của sự tương giao, hài hòa
đó, con người và thiên nhiên luôn tồn tại trong một mối quan hệ thống nhất, hài hòa cao độ. Cấu trúc thế giới ấy cho thấy một quan niệm thẩm mĩ mang đậm dấu ấn triết lý phương Đông truyền thống đồng thời mang những dáng mẻ hiện đại, khác biệt.
Không còn là bức tranh mênh mông, rợn ngợp trước vũ trụ mà Thơ Mới thường gợi tả:
Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng
(Tràng giang – Huy Cận)
Giờ đây, bức tranh thế giới trong thơ Mai Văn Phấn hoàn toàn được thay đổi. Ở đây, con người và vũ trụ luôn có sự hài hòa, tương giao. Nhà thơ Đỗ Quyên đã khẳng định: “Cái tôi trữ tình trong thơ Mai Văn Phấn, không còn là cái tôi công dân, cái tôi sử thi hay cái tôi riêng tư. Mà là cái tôi nhân sinh. Nhà thơ chuyển từ quan niệm thơ là nỗi lòng mình, mục đích khiến cảm động lòng người đến thái độ coi thơ là lập ngôn, làm thơ là thực hiện đạo sống. Hai đối tượng chính đã lập trình dòng thơ này là con người và thiên nhiên..”[ 54; 172].
Nếu thơ Nguyễn Quang Thiều chìm đắm trong hoài niệm và huyền thoại thì đến với thơ Mai Văn Phấn, ông thấu nhập cái tôi vào vũ trụ, vào thiên nhiên, vào những “yếu tố bản nguyên”, hòa nhập vào "thế giới", nhìn xuyên thấu vũ trụ để nhận ra cái tinh thần, thần thái của muôn vật:
Bất chợt vệt cánh chim bay qua
Hay quanh quất bóng mình còn sót lại Cánh chim tựa que diêm quẹt vào ngây dại
Ngọn lửa thiên thần nào có thể bén vào tôi.
(Cánh chim bay qua)
Cánh chim trên bầu trời bay qua để lại một vết sáng và "bóng mình" hiện lên trong sự hư vô của tiềm thức. Ở đó, cánh chim, ngọn lửa và "tôi" như hòa nhập vào nhau.
Con người và thiên nhiên hòa chung vào nhau để sinh tồn. Ở đó, con người mang trong mình một khát khao của "hoa thơm cỏ dại" để thanh lọc tâm hồn: Từng cá thể e dè tự xưng danh, mang nỗi khát khao tự nhiên của hoa thơm cỏ dại. Những cánh hoa nhỏ nhoi tự tin đứng trên đài hoa. Không gian giãn ra cho chúng thổi lên trời cao bao giọng điệu bất tận, làm hơi thở con người ngân lên tiếng chuyển mùa cùng thời tiết, đất đai”.
Và mỗi cá nhân như mang trong mình nhịp đập của thiên nhiên vạn vật:
Cá tính hòa đồng với quy luật thiên nhiên, cho ta nhịp nhàng, cho ta nguôi ngoai, cho ta thổn thức.
Tuân theo luật mà dồi dào cá tính. Cái Tôi tận cùng dẫn tới cái Ta.
Khi làn hương thanh cao bí ẩn ra đi, nặng trĩu đài sen cõng trên lưng mùa hạ. Những chiếc lá nằm mơ được hái gói cốm, lũ ve sầu còn ngân lên lời xưng tụng cuối cùng.
Chân chim nhấc lên để đôi cánh được đường bay tung hứng. Ta biết ơn khoảng không và thời khắc cho rực rỡ bắt đầu, cho hương thơm sắp sửa.
(Cộng hưởng II)
Bức tranh thiên nhiên với vạn vật đang được hoà quyện vào đời sống của con người.
Bóng những chiếc ghế, hàng cây, ngọn tháp… Trốn màn đêm đi tìm ước mơ
Những lưng ghế không biết đổ mồ hôi Và tán lá không làm ra diệp lục
(Phía sau ánh sáng)
Đang tan vỡ bao giấc mơ lộn ngược
Trong nước mưa mát lành - phồng nở - rền vang
(Biến tấu đêm mưa)
Những mái rạ chồng lên nhau thở dốc Mặt đất nôn nao mở miệng sông hồ
Mùa thu chạy vào nỗi niềm thâm căn cố đế Hơi nóng râm ran truyền lên thịt da (…)
Khi mùa thu thoát ra qua mắt sâm cầm
(Quyền lực mùa thu)
Trong thơ Mai văn Phấn, con người và thiên nhiên như là những người bạn đồng hành. Hình ảnh Anh - Em đồng hành cùng hình ảnh vạt nắng - ban mai để hướng về tương lai thật đẹp, thật gợi cảm: Anh bước lên vạt nắng/ Một con thuyền ban mai/ Em bảo hãy chờ để khóa chặt cổng. Không những thế, thiên nhiên còn là "thầy thuốc" tái sinh tâm hồn mệt mỏi của con người : Sớm mai thay áo mới/ Ánh hồng nhung hắt lên khuôn mặt em/ Thôi miên làn gió chợt qua/ Tiếng chim qua đỉnh đầu/ Vào cơ thể anh lúc đang tịnh độ/ Xua đi cho lòng yên lặng/ Sao về được tâm không/ Tiếng chim âm u/ Lập lòe sáng từng phần cơ thể/ Ngỡ bay cùng đàn chim/ Ngực căng tức tiếng hót.
Bức tranh thế giới trong thơ Mai Văn Phấn hiện lên trong không gian mênh mông, đa chiều. Ở đó, hình ảnh thiên nhiên hiện lên với mật độ dày đặc:
cây cối, đất đai, sông nước, trăng, gió, mây,…Và, tất cả thật gần gũi như một phần không thể thiếu của con người: Trăng đã về bên kia/ Phủ lên những nụ
hôn khác/ Màn sương, mùi cỏ khác/ Nơi ấy một dòng kênh/ Bóng con thuyền nhỏ qua cầu/ Bờ đá nằm im nghe mồ hôi lạ/ Giọt giọt trăng khuya/ Bàn tay em tìm trăng/ Từng ngón đêm lóe sáng/ Một con đường thanh sạch/ Thức dậy làn hương/ Chuỗi thanh âm tràn dâng ngày/ Men theo trăng, cười nói trăng/ Nghẹn thở một màu trong suốt (Mùa trăng). Và ngược lại, mang ơn thiên nhiên, con người đã hồi đáp thiên nhiên bằng chính tình yêu và sự chân thành của tâm hồn:
Hôn em trời đổ mưa/ đất đai/ hồi sinh tươi tốt (Những bông hoa mùa thu).
Sự hài hòa giữa ngoại giới và con người được tác giả tái hiện như một thể thống nhất. Ta hãy đọc những câu thơ sau để cảm nhận về điều này:
Hạt mưa chạm mặt anh khỏa nhẹ.
Tiếng mưa dâng bầy thủy sinh, vây cá lượn lờ. Con tôm cong búng giật trong cơ thể anh nghẹn sóng.
Đừng mưa lây rây, mưa nhỏ giọt, mà xối xả lòng suối lòng hồ, lòng đá mềm giãn nở. Cánh tay trần vực dậy thân cây. Những nụ mầm ướt.
Mưa chạm vào da vào lưỡi, gợi đường cong và eo lưng mưa.
Tiếng sấm nổ vào thời khắc anh hình dung con cá lớn quẫy khỏi cơ thể. Ngoi lên. Ung dung bơi đi trong mưa.
Có thể thấy thơ Mai Văn Phấn khắc họa thành công một thế giới tương giao, hòa hợp như một ý niệm triết học cũng là một ứng xử văn hóa.