Kết cấu hình tượng

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ mai văn phấn (Trang 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Kết cấu hình tượng

Kết cấu hình tượng tiêu biểu trong thơ Mai Văn Phấn là kiểu kết cấu mở. Đấy là một kiểu kết cấu hiện đại, ở đó bài thơ được tổ chức như một cấu trúc vận động, không mang tính hoàn tất, khép kín về nghĩa như trong kiểu kết cấu cổ điển. Ta có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: Em xa, Dấu hiệu mùa xuân, Khúc phóng túng, Trong căn phòng, Cái miệng bất tử, Chuyện còn dài,Giả thiết cho buổi sáng hôm sau, Biến tấu con quạ, Anh anh em em, Cửa mẫu, Vô tình trong nắng sớm…

Thay cho cách tổ chức “truyền thống” chặt chẽ, quy về sự thống nhất với một nội dung xuyên suốt, thơ Mai Văn Phấn có một lối tổ chức văn bản như một sự “mời gọi” độc giả trong không gian đa chiều. Chẳng hạn trong Mười bài tập mùa xuân, câu chữ không hề bị/ được phân chia bởi những dấu hiệu cú pháp thông thường, các hình ảnh câu chữ đổ tràn sang nhau, xóa mờ những ranh giới hình thức định mệnh. Hình thức trình bày này tự nó ám gợi cái mạch ngầm sự sống lưu chuyển miên viễn, liên tục, bất tận, không đứt đoạn, ngừng nghỉ. Nhưng ngược lại, nó có thể (mà thực tế là đã) gây phản ứng gay gắt về sự “tối tăm”, “vô nghĩa”...

Mỗi bài thơ là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức. Nội dung phải được thể hiện qua hình thức và hình thức phải truyền tải nội dung. Để gắn kết nội dung và hình thức trong dòng chảy bài thơ không thể không đề cập tới mạch thơ. Mạch thơ được xem như là cái lõi, cột sống chạy dọc bài thơ nhằm tạo áp lực cho sự diễn dịch tác phẩm. Tuy nhiên, thơ Mai Văn Phấn thường có hình thức tổ chức thoạt nhìn khá lỏng lẻo với sự đứt đoạn của mạch thơ. Mạch thơ giữa các phần, các đoạn trong văn bản như là sự lắp ghép ngẫu nhiên, nếu không đặt trong một chỉnh thể thì rất khó để thấy được mối liên hệ của chúng. Ta có thể chứng minh điều này bằng các tác phẩm: Mùa xuân, Mùa

trăng, Ghi ở vạn lý Trường Thành, Còn cậu hãy đứng đằng kia, Đỉnh gió, Những bông hoa mùa thu, Biến tấu con quạ, Cửa mẫu… Cụ thể, bài thơ Mùa xuân như chỉ là sự ghép nối của một vài sự kiện rời rạc: Tôi (tác giả) chỉ dẫn cho con các dấu hiệu mùa xuân. Các con tranh luận. Những câu hỏi (được in nghiêng, nhằm gây một ấn tượng thị giác). Mỗi đoạn thơ đưa đến những sự kiện khác, nói cách khác đó chính là đứt đoạn mạch thơ. Với sự thay đổi điểm nhìn khiến ta có thể quan sát toàn cảnh bức tranh mùa xuân: Tôi – nhân vật trữ tình, đồng thời vừa có thể “nhập thân” để nhìn thế giới từ một con mắt khác - con mắt của những đứa trẻ. Sự “phi logic” này chỉ là bề mặt, nó nhằm để hướng tới cái logic bề sâu của sự vật, hiện tượng.

Trong thơ Mai Văn Phấn, xuất hiện dày đặc những liên tưởng bất định, siêu thực, phi lý, hư ảo, ngay từ những sáng tác đầu tay và cả lúc ở độ chín muồi về cảm hứng, bút pháp. Đây là những ví dụ tiêu biểu:

Ghé môi vào miệng thời gian Cho hơi thở mọc vô vàn cỏ non

(Tản mạn về cỏ)

Bóng ta không còn phân vân trên vách liếp muốn lưu giữ hư danh và sủng ái mơ hồ. Bóng mình bạch trên mặt gương, trên tường vôi, đá ốp, trong tơ nhện vô

tình ràng buộc hạt sương làm thổn thức cỏ non.

(Cộng hưởng I)

Cùng cố ý, vô tình đi lại Buông âu lo ngồi vào bàn ăn Gắp cọng rau từ cách đồng xa tít Con cá cắn câu trong niêu đất kho nhừ

Sự “lỏng lẻo” trong mạch thơ kết hợp với những liên tưởng phóng túng, và sự “mờ hóa” của cái tôi trữ tình trên bề mặt văn bản chính là những đặc điểm nổi bật của kiểu kết cấu mở trong thơ Mai Văn Phấn. Bên cạnh “nhược điểm” là “gây nhiễu” tiếp nhận (với những độc giả chỉ quen với cách đọc truyền thống, một chiều), chúng có ưu điểm nổi bật là tạo nên rất nhiều “khoảng trống”, “khoảng trắng” thẩm mỹ. Chúng đồng thời mở ra những trường liên tưởng hết sức rộng rãi để người đọc đồng sáng tạo cùng nhà thơ.

Theo nhận định của nhà thơ Đỗ Minh Tuấn: “Giống như các nhân vật trong quảng cáo bột giặt lặn sâu vào từng thớ vải để đi đến những xứ sở diệu kì lộng lẫy hào quang, Nàng Thơ của Mai Văn Phấn cũng không chịu ngồi yên trong một tọa độ thi ca, mà luôn luôn cưỡi con ngựa liên tưởng bất kham để thực hiện những cuộc phiêu lưu xuyên thế giới,..”[46; 143]. Thơ Mai Văn Phấn, không thể hiểu nếu người tiếp nhận không đặt nó trong cái chỉnh thể của thế giới nghệ thuật thơ ông.

3.3. Cách sử dụng hình ảnh, biểu tượng và bút pháp tạo hình

3.3.1. Cách sử dụng hình ảnh, biểu tượng

Hình ảnh, biểu tượng là một trong những phương thức quan trọng xây dựng thế giới nghệ thuật trong thơ. Mai Văn Phấn là người có khả năng ghi nhận một cách độc đáo và ấn tượng những hình tượng trong thực tế xã hội và trong đời sống tinh thần của con người. Đó là những hình tượng rất đỗi quen thuộc trong đời sống thường nhật nhưng qua nhãn quan của nhà thơ lại trở nên độc đáo, riêng biệt. Nguyễn Đức Hạnh nhận định: "Mỗi bài thơ của Mai Văn Phấn là một ngôi nhà, các biểu tượng là vật liệu. Cách kết nối các biểu tượng ấy theo logic “nhảy cóc, liên tưởng xa và lạ” đã tạo ra một thế giới vừa quen vừa lạ, đặc biệt rất độc đáo" [46; 316].

Qua khảo sát Thơ tuyển Mai Văn Phấn cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, và tập thơ Vừa sinh ra ở đó, chúng tôi có bảng thống kê về những hình ảnh, biểu tượng thường xuất hiện trong thơ Mai Văn Phấn như sau:

Bảng 3.2

Thông kê tần số xuất hiện của các biểu tượng

STT Biểu tượng Số lần xuất hiện

1 Cỏ 147 2 Đất đai 299 3 Cánh đồng 22 4 Con đường 29 5 Chuông 42 6 Em 295

Trong phạm vi khảo sát của mình, chúng tôi nhận thấy có 5 biểu tượng tiêu biểu trong thơ Mai Văn Phấn, đó là: đất đai, cỏ, con đường, cánh đồng, chuông và em.

Thứ nhất là biểu tượng Cỏ.

Cỏ là biểu tượng xuất hiện nhiều trong thơ Mai Văn Phấn. Có thể lý giải điều này bởi nhiều lý do, nhưng chủ yếu xuất phát từ quan niệm mĩ học của tác giả: “Muôn năm con người, muôn năm thiên nhiên”. Thiên nhiên dạy cho ta cách sống, cách yêu và cả cách viết (sáng tạo), thiên nhiên là nơi ta thả lỏng hồn mình.

Cỏ mang đến cho con người cảm giác của sự tươi mới, tràn đầy năng lượng cuộc sống. Với cách nhìn đó, ngay từ sáng tác đầu tay của thi sỹ, ta đã bắt gặp hình ảnh đầy ấn tượng khi viết về cỏ: “Thôi đừng dỗ cỏ lên trời/ Khi tan mộng mị biết ngồi với ai/ Dấu chân đừng hóa chông gai/ Nép vào bóng xế dũa mài hoàng hôn/ Ta về đổ bóng xuống vườn/ Cho xanh tươi lại từng cơn úa

vàng/ Ghé môi vào miệng thời gian/ Cho hơi thở mọc vô vàn cỏ non" (Tản mạn về cỏ).

Cỏ không còn là những vật vô tri, vô giác của thiên nhiên mà nó mang trong mình suy nghĩ của con người, nhân danh con người:

- Ta nhận biết mình trong tiếng chim mê ngủ/ Ngọn cỏ mơ màng ngậm những vì sao/ Ngọn gió sớm đặt tay lên bàn phím/ Gương mặt ai vào vùng nhớ hôm nào (Người cùng thời – Chương I).

- Bên nhau cỏ mọc/ Cỏ diễn tiếp giấc mơ của đất/ Lưng thấm cỏ, chân tay thấm cỏ/ Không cần sấm chớp, tụ mây/ ta mưa vào nhau cơn mưa cỏ xanh/ nắng lại trải vàng mặt đất/ Mưa cỏ xanh dâng mắt ta ngập tận đỉnh cây/ Ta đan vào nhau nghẹt thở… ngô nghê... ú ớ… (Những bông hoa mùa thu)

- Đất mỡ màu quyện rạng đông dâng lên khuôn mặt/ dâng lên cỏ cây phồn thực bời bời (Bài hát mùa màng)

Thứ hai, biểu tượng Đất đai.

Trong thơ Mai Văn Phấn, đất đai cùng những đồng vị của nó như bùn, ruộng, mặt đất…là biểu tượng được miêu tả dưới nhiều điểm nhìn khác nhau và xuất hiện dày đặc trong sáng tác của tác giả tiêu biểu như: Cấu trúc tạm thời, Sáng mùa hè, Bài hát mùa màng, Nhật kí đô thị, Hồi sinh, Những bông hoa mùa thu, Gặp mùa xuân, Tĩnh lặng, Rời tay để bạn đi, Sau mùa gặt…

Đất đai - cội nguồn của sự sống, là mạch khí nuôi dưỡng vạn vật và con người:

- Kìa thửa ruộng đang vươn lên che chở những ngôi nhà (Cấu trúc tạm thời)

- Lao vào đất những ngón chân khát nước/ Chiếc lá mới nhô lên đặt lại ca từ (Sáng mùa hè)

- Hạt giống mới nảy mầm trên đất, gọi dòng sông lên tiếng thở sâu, cùng mương máng dọc ngang đến giờ mở mắt (Người cùng thời – Chương III)

Đất đai - sinh thể mang trong mình những suy nghĩ, cảm xúc của con người:

- Mặt đất lặng thinh dưới sức mạnh trăng. Như lằn roi ngựa hằn lên vai, quất mạnh xuống lung anh (Nhìn Anh).

- Mặt đất còn hằn vết nhăn khát nước, xéo ngang trời những con đường chỉ tay (Những bông hoa mùa thu).

Đất đai gắn liền với sự sinh sôi nảy nở, sự phồn sinh bất tận. Vì thế, đất – tượng trưng cho người mẹ luôn che chở, bảo vệ con: “Mẹ ơi mẹ! Giờ con thấy bóng râm từ bùn đất/ Đất ở dưới chân mà cao hơn những suy nghĩ của mình

(Nhật kí đô thị). Và, hơn thế, đất đai luôn tự nhận về mình trọng trách quan trọng mang lại sự sống cho con người:

Đất nặng nhọc gối đầu lên biển cả Từng hang cây, tản đá, dấu chân Kê cao thêm cho anh dễ thở (Đường bay)

Thứ ba, biểu tượng Cánh đồng.

Cánh đồng là biểu tương gắn liền với nền văn minh nông nghiệp và truyền thống văn hóa dân tộc. Vốn, sinh ra trong vùng quê hẻo lánh ở châu thổ sông Hồng, hình ảnh cách đồng từ lâu đã tồn tại trong ông và được xem như một biểu tượng ám ảnh trong thơ ông: Tỉnh dậy trong mưa, Từ nhà mình, Rời tay để bạn đi, Tĩnh lặng….

Trong cái nhìn của Mai Văn Phấn, cánh đồng luôn mang trong mình sự sống, sự màu mỡ, phì nhiêu, tươi tốt. Nói tới cánh đồng là nghĩ tới làng quê

Việt với những chi tiết chân thực hiện lên trước mắt ta: Mở mắt nhìn cánh đồng mới gặt/ Những con chim ngói đang nhặt thóc (Tĩnh lặng); Hay là những liên tưởng giản dị mà độc đáo: Cùng cố ý, vô tình đi lại/ buông âu lo ngồi vào bàn ăn/ gắp cọng rau từ cánh đồng xa tít/ con cá cắn câu trong niêu đất kho nhừ

(Từ nhà mình), Triền cát mịn/ Lối lên bờ là cánh đồng/ Tóc em gió cuốn nơi tàng cây yên lặng (Tỉnh dậy trong mưa)…Cánh đồng là biểu tượng thích hợp để nhà thơ truyền tải nội dung, tư tưởng, qua đó, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.

- Trên ngực bùn nâu đã linh thiêng ban lộc/ Máu hồi sinh rần rật chạy qua/ .../ Tôi gượng dậy giữa cánh đồng rộng lớn/ Có con nước cường chảy dọc sống lưng (Hồi sinh)

- Đừng ngồi trong phòng lâu quá/ Ra cánh đồng, ra bờ sông/ nơi rau xanh, cá quẫy. (Từ nhà mình).

-Triền cát mịn/ Lối lên bờ là cánh đồng/ Tóc em gió cuốn nơi tàng cây yên lặng (Tỉnh dậy trong mưa)

Thứ tư, biểu tượng Chuông.

Chuông là biểu tượng xuất hiện không nhiều trong thơ mai văn Phấn, nhưng nó đã tạo ra được ấn tượng nghệ thuật khá đặc biệt. Trong một lần tâm sự, nhà thơ có nói: quê tôi ở Kim Sơn – Ninh Bình, nơi có nhà thờ Đá, vì thế tiếng chuông như là ám ảnh trong tiềm thức của tôi. Tiếng chuông được cất lên trong khi cử hành các nghi thức tôn giáo và từ đó con người hướng về những điều tốt lành, thánh thiện trong cuộc đời, để tâm hồn trở nên thư thái: Ta ngồi nhập định cùng hoa/ Thành chuông ai thỉnh ngân nga cỏ mềm (Qua hoàng hôn). Tiếng chuông biểu tượng cho hòa bình, cho một không gian cõi thế bình yên: Những quả chuông trái tim đã nối vào nhau cùng rung lên hồi chuông

thống thiết. Có thể lọc từ ngân nga một nỗi lo âu, ai nấy cố che đi câu hỏi kiêng không nói mà cũng kiêng không viết (có hay không cuộc Đại – chiến – thế - giới - III) (Người cùng thời – Chương X).

Chuông là biểu tượng cho việc thanh lọc tâm hồn, sự hướng thiện của con người. Biểu tượng chuông trong suy nghĩ của nhà thơ mang một ý nghĩa nhân sinh, tiếng chuông cất lên thì bao nhiêu bóng tối đều bị xua tan “Chiếc lá kia rơi/ Mặt đất sẽ trũng xuống/ Vọng tiếng chuông xua mây đen” (Thu đến).

Thứ năm, biểu tượng Con đường.

Trên thực tế, con đường là hình ảnh mở ra cho ta lối đi mới trong cuộc sống. Không nằm ngoài ý nghĩa đó, con đường đi vào thi giới thơ Mai Văn Phấn được khắc họa, miêu tả thật sinh động:

- Trang sách/ Mở mặt đất chữ/ Rừng núi/ sông hồ/ Những con đường chữ

(Tĩnh lặng)

- Nóng lòng đợi mưa/ Cuối con đường chưa thấy/ Gió đã thổi (Hình đám cỏ - Nhịp I)

- Mơ giăng cỏ mượt/ Vồng ngực săn chắc/ Hơi thở nồng nã đất đai/ Chạm nhau nghe đất đi xa / Con đường ngủ yên cây lá/ Đang thức giấc che chở/ Ghì níu gót chân (Hình đám cỏ - Nhịp V)

Con đường mở ra chân trời mới, mở ra nhiều cánh cửa để con người bước tiếp.

Và cuối cùng là CON ĐƯỜNG Tiếng kẹt cửa réo vang

Mở con đường

Con đường réo gọi “bàn chân”, “mở” và “bước đi”. Quá khứ với bao thứ rỉ sét cũ kĩ, giết chết bao điều mới lạ. Muốn mở, thi sỹ cần tạo nên tiếng kẹt cửa –

về phía con đường, hướng về con đường, để: tìm đường, vạch đường, nhận ra con đường, nhìn rõ con đường, khao khát làm con đường, tô đậm con đường… Bỏ lại sau lưng những “con đường cổ lỗ chôn nông khuôn mặt hạn hạn”, hay “kinh hoàng và ngoái lại thương xót con đường chỉ biết rạch tia chớp vu vơ không khả năng chập cháy”.Con đường bây giờ ta hướng đến là con “đường bay”, “đường chân trời”. “Con đường là cánh tay anh”, “Bàn tay săn bắn và hái lượm giờ tìm đường lên vì sao và xuống các đại dương”. Và, rồi “Bàn tay em tìm trăng/ Từng ngón đêm lóe sáng/ Một con đường thanh sạch/ Thức dậy làn hương”.Con đường mở ra bao chân trời, nơi đó, thơ ca cất tiếng nói ban đầu: tinh khôi, giản đơn và thuần khiết.

Thứ sáu, biểu tượng Em.

Nằm trong cảm hứng về tái hiện thế giới trong quy luật sinh hóa vĩnh cửu, hình ảnh Em được tô đậm hiện thân của sự tươi tốt và phì nhiêu, niềm vui và hạnh phúc. Xuất hiện với mật độ dày đặc, Em trong thơ Mai Văn Phấn được miêu tả qua nhiều góc nhìn khác nhau.

- Em chợt hiện/ Từ hương thơm trái chín/ Trong dập dờn bãi ngô mùa thụ phấn/ Lá giật mình/ Cá lặn xuống chân./ Hút mãi về em/ Từng hơi thở đất/ Anh hạn hán/ Cơn mưa chiều tất bật./ Heo may thoảng hơi người phảng phất/ Mặt nước trong veo một nỗi ngóng em về (Nỗi nhớ mùa thu).

- Thế giới lặng im/ Chỉ lẻ loi tiếng sáo/ Dịu hiền em (Hình đám cỏ - Nhịp VII).

- Bình yên trong miệng anh/ Em thúc nhẹ bờ vai/ Vòm ngực, ngón chân vào má/ Huyên thuyên và hát thầm/ Hồn nhiên cho lưỡi và răng anh chạm vào cơ thể (Ngậm em trong miệng)

Em là hóa thân của Mẫu, người mẹ thiên nhiên cao cả, vô lượng: Mẫu nâng niu con ánh trăng/ Tiếng chuyền cành, tiếng hú/ Da thịt con yêu trải sâu đêm tối/ Dựng tầng mây mưa nguồn… Từng chồi chân tay bé xíu/ Bật nhẹ trong cơ thể

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ mai văn phấn (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w