7. Cấu trúc khóa luận
2.5. Rùa trong truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thƣc tế xã hội. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chƣa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, ngƣời cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con ngƣời có ý thức mƣợn truyện loài vật để nói về con ngƣời thì truyện ngụ ngôn xuất hiện. Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thƣờng bao gồm các điểm sau: Đả kích giai cấp (thống trị):
đó là thói ngang ngƣợc, đạo đức giả của kẻ quyền thế. Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham
lam, thói đoán mò. Hay nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc
sống: tuy chƣa là ý niệm triết học đích thực nhƣng là những bài học bổ ích,
khuyên con ngƣời nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trƣờng, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế.
Thế giới loài vật trong truyện ngụ ngôn Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nó có thể là những con vật ngoài tự nhiên nhƣ: cái cò, cái cốc, con cáo, con cọp, con thỏ, con rùa... hay là những con vật nuôi gần gũi với con ngƣời nhƣ: con lợn, con gà, con chó... Mỗi loài vật đều đƣợc nhân cách hóa và mang tính cách của con ngƣời. Nhƣng có một đặc điểm mà truyện ngụ ngôn Việt Nam khác truyện ngụ ngôn các nƣớc trên thế giới là: con vật trong truyện ngụ ngôn Việt Nam có sự đa dạng về tính cách, không nhất quán. Tính cách tốt - xấu tùy thuộc vào từng câu chuyện, từng bài học mà nhân dân muốn đúc kết ra. Đặc điểm này khác với truyện ngụ ngôn của Nga (Con thỏ là con vật luôn tốt trong bất cứ câu chuyện ngụ ngôn nào…). Nếu nhƣ trong thần thoại,
truyền thuyết hay truyện cổ tích hình tƣợng rùa là một biểu tƣợng văn hóa linh thiêng tƣợng trƣng cho sự trƣờng tồn, vĩnh cửu hay tƣợng trƣng cho sự thanh cao thoát tục thì đến với truyện ngụ ngôn hình ảnh con rùa chậm chạp, lù khù lại đƣợc mang y nguyên vào mỗi câu chuyện. Rùa không chỉ mang bản tính tốt đẹp của con ngƣời: cần cù, chịu thƣơng chịu khó, sống lƣơng thiện, hòa đồng và giúp đỡ bạn bè khi gặp hoạn nạn mà bản thân rùa còn có những thói hƣ tật xấu của con ngƣời nhƣ tham lam, chủ quan không nghe lời dặn...
Ngay từ xa xƣa rùa đã là con vật gần gũi với con ngƣời, điều đó đƣợc thể hiện ngay trong tín ngƣỡng dân gian của một số dân tộc hay trong tiềm thức của ngƣời dân Việt. Vì vậy, trong truyện ngụ ngôn, tác giả dân gian không quên đƣa rùa là một trong những loài vật quen thuộc trong truyện ngụ ngôn và qua đó đúc rút ra những bài học tốt đẹp răn dạy ngƣời đời. Khi đi vào khảo sát tuyển tập truyện ngụ ngôn Việt Nam, chúng tôi đã thu đƣợc tần số xuất hiện của con rùa, trong truyện ngụ ngôn về loài vật, tƣơng quan với một số con vật gần gũi với con ngƣời (theo “Truyện ngụ ngôn Việt Nam” - Hội văn nghệ dân
gian Việt Nam - Triều Nguyên – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Xét cả nhân
vật đơn tuyến tính là động vật, nhân vật song tuyến tính là động vật, nhân vật song tuyến tính là động vật – ngƣời (hay ngƣời – động vật):
Con vật Số lƣợng Phần trăm Tổng Cọp 27 18,49 % 146 Cáo 7 4,795% Cò 3 2,06% Thỏ 23 15,75% Rùa 6 4,11%
Khảo sát hai câu chuyện “Rùa quên lời dặn (I)”- Truyện dân tộc Khơ
me và “Rùa quên lời dặn (II)”- “Hai con Cò và con Rùa”[28] ta có thể thấy hai câu chuyện có cùng một mô hình:
Ex: x- hành động theo thói quen, không nghe theo lời dặn hệ trọng. → x (→: bị buộc phải bỏ thói quen, làm theo lời dặn)
Ex không bỏ đƣợc thói quen, làm trái với lời dặn, phải bị thiệt.
Hai câu chuyện có ý nghĩa với những lời căn dặn, đặc biệt là lời căn dặn đúng đắn và hệ trọng mà mình đã đồng ý, thì nhất quyết phải làm theo, không đặt ra một sự lựa chọn nào khác. Nếu vì tập quán thói quen (tốt lẫn xấu) mà không tuân thủ, hậu quả sẽ rất đáng tiếc. Truyện đầu (Rùa buộc phải tạm thời bỏ thói quen chào hỏi đáp lễ, nhƣng không làm đƣợc): Đã đƣợc lƣu ý trƣớc là nếu chƣa đến nơi an toàn thì không đƣợc mở miệng, thế nhƣng rùa lại quên mất khi đứng trƣớc bao lời chào của họ hàng nhà Khỉ. Nó không bỏ đƣợc thói quen (là một thói quen tốt, nhƣng không phải với trƣờng hợp này). Truyện thứ hai (Rùa bị buộc phải tạm thời nhẫn nhục nhƣng không làm đƣợc): Dù đƣợc căn dặn là không đƣợc mở miệng nói năng trong lúc bay, nhƣng đứng trƣớc lời lăng mạ mình (gọi nó là “cục phân trâu”, “con chó chết”), rùa đã không còn bình tĩnh, quên mất lời dặn hệ trọng này, và rƣớc lấy hậu quả nghiêm trọng (thiệt mạng). Ở truyện đầu, thói quen là bình thƣờng, thuộc tập quán xã hội, nên khi tác động, nhân vật mất tự chủ; ở truyện này thói quen thuộc về cá nhân, là tính chua ngoa (chua ngoa thì càng nhạy trƣớc sự xúc phạm), nên thử thách ở đây cũng khó vƣợt qua không kém.
Truyện “Rùa lừa khỉ” - Truyện dân tộc Ê Đê (thỏ lừa cọp I, II, III, IV, V; Thỏ lừa cá sấu I, II; Thỏ lừa Lợn Rừng, Ếch lừa Khỉ I, II; Ếch lừa Rái Cá...). Câu chuyện ngụ ngôn này có ý nghĩa: Kẻ ngu dại thƣờng bị ngƣời khôn ranh lừa phỉnh, phải chịu thua thiệt. Đặc biệt, nếu kẻ ngu dại đồng thời là ác, thì chuyện mắc lừa chẳng qua là gieo gió gặp bão, ác giả ác báo. Cách
lừa là gợi sự tham ăn của đối phƣơng. Trong câu chuyện, rùa là con vật thông minh và đã dạy khỉ ngu dại và tham ăn một bài học thích đáng.
Truyện “Khỉ và Rùa đi bắt cá” - ( Truyện dân tộc Khơme và dân tộc Ê- đê cũng có chuyện tƣơng tự), “Khỉ và Rùa đi hái quả”, “Khỉ và Rùa đi bẻ
mía”[ 28]. Ba truyện này có cùng mô hình:
Es: s – đánh lừa trêu tức kẻ khác. s1: đánh lừa, trêu tức, gây hại cho Êx.
Êx: x- trả thù kẻ lừa phỉnh, gây hại cho mình. x1: trả thù Es
Es bị Êx gây hại tƣơng ứng với điều mà nó làm.
Ba câu chuyện ngụ ngôn mang ý nghĩa là bài học dăn dạy con ngƣời: Nên cƣ xử tốt với mọi ngƣời. Nếu lừa phỉnh, gây hại đến ngƣời khác, tất yếu sẽ bị kẻ ấy đánh lừa, làm thiệt hại trở lại chính bản thân mình. Tục ngữ chẳng bảo “Hại nhân, nhân hại”, “gieo gió, gặp bão”. “cƣời ngƣời hôm trƣớc, hôm sau ngƣời cƣời” đó sao? Khỉ bịp bợm, tạo cớ để cƣời cợt rùa, rùa tìm cách đánh lừa để gây hại trở lại cho Khỉ: Ở cả ba mẩu truyện, kẻ gây sự đều là Khỉ. Nó rủ rùa đi bắt cá (hoặc hái quả bẻ mía), và hứa sẽ chia phần đàng hoàng cho rùa. Nhƣng rồi, chẳng những Khỉ nuốt lời mà còn chế giễu cƣời cợt bạn. Rùa trả thù một cách “hữu nghị”. Ở hai truyện “đi bắt cá” và “đi hái quả”, rùa đã tặng khỉ một ít cá, quả của mình đã dùng kế đánh lừa chiếm đoạt đƣợc của chính khỉ, thể hiện điều ấy.
Truyện ngụ ngôn “Hoẵng, Rùa và Gà Rừng” - Truyện dân tộc Dao
[28], mang ý nghĩa: Mình cứu ngƣời tuy không mong đƣợc đền đáp, nhƣng khi gặp hoạn nạn, biết đâu lại đƣợc ngƣời ta trả nghĩa, cứu lại mình. Do vậy, mà cần xem việc cứu ngƣời lúc nguy khốn (trong khả năng tối đa của mình), là việc đƣơng nhiên phải làm, không đặt ra điều kiện gì. Mặt khác, với ngƣời đƣợc cứu giúp, tuy ngƣời cứu có thể không đòi trả nghĩa, nhƣng mình thì
không đƣợc quên ơn. Cách trả ơn không hẳn trực tiếp với ngƣời đã cứu mình, mà nên với tất cả mọi ngƣời khi ai đó cần. Có thế việc thiện mới đƣợc nhân rộng. Hoẵng, rùa và gà rừng là bạn của nhau, lại cùng đi kiếm ăn chung, việc chúng cứu giúp nhau là phải đạo. Truyện thể hiện một tình bạn cao đẹp...
Bài học đƣợc đúc kết ra từ truyện ngụ ngôn từ rùa rất đa dạng và phong phú đó là bài học về việc không bỏ đƣợc thói quen, làm trái với lời dặn, phải bị thiệt cho đến với bài học cho kẻ ngu dại thƣờng bị ngƣời khôn ranh lừa phỉnh, phải chịu thua thiệt. Đặc biệt, nếu kẻ ngu dại đồng thời là ác, thì chuyện mắc lừa chẳng qua là gieo gió gặp bão, ác giả ác báo. Hay đó là lời dăn dạy nếu lừa phỉnh, gây hại đến ngƣời khác, tất yếu sẽ bị kẻ ấy đánh lừa, làm thiệt hại trở lại chính bản thân mình... dù nằm trong câu chuyện nào hay bài học nào thì rùa vẫn gắn liền quan niệm của nhân dân rùa là con vật hiền lành, cần cù chịu khó, sống lƣơng thiện, tốt bụng và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn hoạn nạn.
Câu chuyện ngụ ngôn Rùa Thỏ chạy thi của Ê-dôp tận xứ trời Tây lại luôn có mặt trong sách giáo khoa dành cho tiểu học bao thế hệ. Rồi nhân lúc trà dƣ tửu hậu, các nhóm đàn ca tài tử (loại hình nghệ thuật phổ biến ở đây) thƣờng ca bản bình bán vắn mà nội dung cũng là câu chuyện ấy. “Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua”[25].Vì thế, mà hầu nhƣ ngƣời bình
ý: Thỏ có tài nhưng lại biếng lười/ Sao bằng rùa chậm lục nhưng siêng/ Thấy
như vậy các trò nên nghĩ lại: Sáng trí mà ỷ tài biếng học/ Sao bằng tối nhưng cần mẫn siêng năng. Sách kia có để câu rằng: Sắt kia ráng giũa ráng mài/ Có ngày nên kim bởi có chí thì nên.
Ngƣời bình dân Việt Nam cũng có câu chuyện ngụ ngôn rùa thỏ chạy thi tƣơng tự nhƣ câu chuyện của ngƣời Ê-dôp. Tuy hai câu chuyện đều cùng chung một chủ đề, nhƣng các diễn tiến trong mỗi câu truyện lại bộc lộ cho thấy hai cách nhìn sự vật khác nhau : ngƣời Việt nam thích suy luận theo liên tƣởng hiện tƣợng và hay nghĩ đến sự liên đới về trách nhiệm, trái lại ngƣời Tây phƣơng thƣờng đặt căn bản trên cá nhân và giải thích vấn đề theo duy lý.
Có thể nhận ra, hình tƣợng rùa xuất hiện trong truyện cổ dân gian mang những ý nghĩa và màu sắc khác nhau. Nhƣng dù trong thể loại truyện cổ dân gian nào, dƣới hình thức biểu đạt nào thì hình tƣợng rùa vẫn bộc lộ tính chất “đời thƣờng” vô cùng gần gũi với đời sống sinh hoạt của con ngƣời. Đây chính là điểm khác biệt, cho thấy sự tiếp nhận và kế thừa đầy sáng tạo hình tƣợng rùa từ cội nguồn văn hóa dân gian.
2.6. Sự diễn hóa của hình tƣợng rùa từ cội nguồn văn hóa đến văn họ dân gian
Trong cuốn sách Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt
Nam và Đông Nam Á, PGS. TS Nguyễn Bích Hà đã đƣa ra khái niệm về sự
diễn hóa mô típ đó “là sự tồn tại, vận động và biến hóa của từng mô típ trong
từng thời kì, thời đại lịch sử của từng dân tộc, từng vùng cũng nhƣ trong toàn bộ lịch sử của dân tộc, khu vực và toàn thế giới”. Nếu hiểu khái niệm diễn hóa của sự diễn hóa hình tƣợng rùa từ cội nguồn văn hóa đến văn học dân gian theo nghĩa này thì chƣa hoàn toàn chính xác. Với ý nghĩa sự diễn hóa của đề tài nghiên cứu này chúng tôi mạnh dạn đƣa ra quan niệm diễn hóa nhƣ sau: Diễn hóa là sự vận động và biến hóa của hình tƣợng văn hóa vào trong từng thể loại
của văn học dân gian, trong từng thời kì, từng khu vực, từng dân tộc. Trong đó, xuất hiện quá trình từ linh hóa đến giản hóa hình tƣợng.
Rùa là loài động vật hoang dã sinh tồn trong tự nhiên, đặc biệt là chúng sống phổ biến ở những vùng bùn lầy, đồng chua, nƣớc mặn. Rùa không có mặt trong nhóm nhất điểu nhì ngư tam xà tứ tượng, vốn là những loài động vật đƣợc sùng bái hàng đầu đối với những cƣ dân nông nghiệp, nhƣng rùa lại có mặt trong bộ tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng. Rùa có mặt trong đình, chùa, và các di tích thể hiện tâm linh của ngƣời Việt Nam. Có thể khẳng định rằng: con rùa đã trở thành hình tƣợng trong nét đẹp văn hoá của ngƣời Việt Nam.Yếu tố tôn giáo xuất hiện trong sáng tác dân gian bao giờ cũng muộn hơn nhiều so với sự xuất hiện của tôn giáo trong đời sống. Chỉ tới khi tôn giáo phát triển đến một mức độ nhất định, đi sâu vào đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống nhân dân thì nó mới đƣợc phản ánh trong sáng tác dân gian. Hình tƣợng rùa là một phần trong đời sống tinh thần, tín ngƣỡng và tôn giáo của nhân dân. Do đó, nó đi vào thơ ca dân gian và truyện kể dân gian nhƣ một lẽ tự nhiên. Sáng tác dân gian là nơi lƣu giữ, ẩn chứa những yếu tố tôn giáo, tín ngƣỡng, văn hóa lƣu hành trong nhân dân. Những yếu tố này phải đƣợc nghệ nhân dân gian chọn lựa kĩ lƣỡng trƣớc khi sáng tác và đƣợc tập thể chấp nhận, tiếp nhận và lƣu truyền. Tuy nhiên, đi vào sáng tác dân gian, những yếu tố đó thƣờng bị mờ nhạt đi, biến đổi đi và đậm chất dân gian, đôi khi không còn phân biệt đƣợc một cách rạch ròi giữa yếu tố văn hóa và những quan niệm truyền thống của ngƣời dân. Vì vậy, khi đi khảo sát hình tƣợng rùa trong văn hóa đến văn học dân gian Việt Nam đã thấy xuất hiện sự dần biến đổi đó. Có những sáng tác còn giữ đƣợc nét văn hóa thiêng liêng của hình tƣợng rùa trong văn hóa xa xƣa của ngƣời Việt cổ (Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích), có những sáng tác khó có thể tìm
đƣợc dấu vết của yếu tố văn hóa của hình tƣợng rùa trong đó (truyện ngụ ngôn)...
Nếu nhƣ trong văn hóa hình tƣợng rùa đã trở thành một biểu tƣợng văn hóa linh thiêng, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tƣợng trƣng cho Trời – Đất, Âm – Dƣơng, cho sự trƣờng tồn vĩnh cửu hay biểu trƣng cho sự trƣờng sinh, bất lão. Trong nghệ thuật tạo hình dân gian, hình tƣợng rùa đƣợc sử dụng rất tinh tế mang ý niệm thiêng liêng. Thật vậy, bất cứ ai nhìn vào trong các ngôi đình làng cũng có thể nhận thấy trên bàn thờ thƣờng có những cái chân đèn để cắm nến có hình dáng con chim hạc đậu trên lƣng con rùa (rùa đội hạc). Còn ở nơi nào có thiết lập những tấm bia đá lƣu niệm thì tấm bia ấy lại gắn liền trên lƣng con rùa làm bệ đá bên dƣới (rùa đội bia đá). Tuy cũng là một trong tứ linh nhƣng rồng, kỳ lân là những biểu tƣợng cao qúy và tốt đẹp, đƣợc dùng để tƣợng trƣng quyền uy của vua chúa; ngƣời ta cũng thƣờng chạm trổ hình rồng hoặc lân trên các công trình kiến trúc hay mỹ thuật để làm tăng thêm vẻ thẩm mỹ; ngoài ra, ngƣời ta còn bắt chƣớc nét đẹp uy nghi hùng tráng của rồng và lân để biểu diễn trong các cuộc múa rƣớc những khi có hội hè đình đám; còn chim phụng thì đƣợc vẽ thành tranh, thêu lên gối lên màn để diễn tả