Rùa trong truyền thuyết

Một phần của tài liệu Khảo sát hình tượng rùa trong văn hóa, văn học dân gian việt nam (Trang 34)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2. Rùa trong truyền thuyết

Nếu nhƣ trong thần thoại hình tƣợng rùa xuất hiện với số lƣợng ít trong các sáng tác cổ xƣa của các dân tộc miền núi và sự lƣu truyền của nó còn hẹp, thì đến với truyền thuyết sự lan tỏa và giá trị văn hóa linh thiêng của hình tƣợng rùa đƣợc thể hiện rõ nét hơn và có sức lan tỏa lớn hơn. Trong quá trình khảo sát hình tƣợng rùa trong truyền thuyết Việt Nam, chúng tôi thấy rằng: tuy sự xuất hiện của nó là không nhiều, nhƣng những câu chuyện truyền thuyết về rùa con đƣợc lƣu truyền trong sử sách và còn mãi với thời gian. Đó là hình tƣợng rùa xuất hiện trong hai truyền thuyết: Hệ thống truyền thuyết An Dƣơng Vƣơng và truyền thuyết “Hồ Hoàn Kiếm”.

Trong truyền thuyết, hình tƣợng rùa đã đƣợc xứng danh là “Rùa vàng” và có công lớn trong việc dẹp yên bờ cõi. Theo Lĩnh Nam chích quái, Thần Kim Quy xuất hiện giúp An Dƣơng Vƣơng xây dựng Loa Thành, sau đó Rùa Vàng còn tặng cho vua chiếc móng để làm lẫy nỏ thần. Khi An Dƣơng Vƣơng mất cảnh giác phải chịu cảnh vong gia thất quốc, chính Rùa Vàng đã hiện lên đƣa nhà vua xuống biển sâu! Câu chuyện này đƣợc ngƣời đời sau biết đến qua

Truyền thuyết thần Kim Quy. Và một câu chuyện Sự tích hồ Hoàn Kiếm ở thế

kỷ XV, trong không khí khải hoàn mừng đất nƣớc sạch bóng xâm lăng, một hôm vua Lê Thái Tổ ngự thuyền rồng dạo hồ Lục Thuỷ, vua gặp Thần Quy hiện lên “đòi” lại gƣơm thần, chiếc gƣơm đã đƣợc Long Quân cho vua “mượn” dẹp giặc Minh trƣớc đó. Nhà vua rút gƣơm ra, Thần Quy đón lấy rồi

lặn mất. Từ đó, vua truyền đặt tên hồ là Hoàn Kiếm (Hồ Gƣơm). Cho tới nay những con rùa sống trong Hồ Hoàn Kiếm vẫn đƣợc ngƣời Việt tôn thờ nhƣ những hậu duệ của rùa thần xa xƣa.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là một trong những

truyền thuyết tiêu biểu hấp dẫn và có ý nghĩa nhất trong chuỗi truyền thuyết về Âu Lạc và An Dƣơng Vƣơng, trong kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc ta. Trong tác phẩm, bằng chí tƣởng tƣợng phong phú, kết hợp giữa những yếu tố hƣ cấu với các yếu tố lịch sử, ông cha ta đã đƣa ra cách lí giải của riêng mình về nguyên nhân mất nƣớc Âu Lạc; bày tỏ tình cảm, thái độ và cách đánh giá về An Dƣơng Vƣơng, Trọng Thuỷ, Mị Châu, những nhân vật của một thời kì lịch sử. Đồng thời, thông qua tác phẩm, ông cha ta cũng để lại những bài học lịch sử cho con cháu muôn đời trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc:

Rùa thần Kim Quy (金龜) hay Rùa vàng, còn gọi là Thanh Giang sứ giả (清江使者), theo truyền thuyết đây là sinh vật thần thánh đã giúp An Dƣơng Vƣơng xây thành Cổ Loa và cải tiến nỏ thần [11]. Khi đã chiếm đƣợc

đất Văn Lang, An Dƣơng Vƣơng đổi tên nƣớc là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê... Nhƣng thành cứ xây lên đều đổ sập xuống nhƣ đất bằng. Nhờ sự giúp đỡ của Thần rùa An Dƣơng Vƣơng đã tiêu diệt đƣợc những u hồn, con tinh gà trắng phá thành đang xây của nhà vua và thành Cổ Loa đã đƣợc xây dựng vững chãi [6]. Câu chuyện còn đƣợc tiếp tục trong thuyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy, khi đƣợc rùa vàng cho móng thần làm vũ khí đánh giặc giữ nƣớc. Đất nƣớc không một bóng giặc và phát triển phồn thịnh, nhƣng vì mối tƣơng giao giữa hai nƣớc nên An Dƣơng Vƣơng đã gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy con trai của Triệu Đà và mối nguy an cũng bắt nguồn từ đó. Móng thần của rùa vàng đã rơi vào tay giặc, đất nƣớc bị giặc xâm chiếm.Trong đoạn cuối của câu chuyện, một lần nữa rùa vàng lại giúp An Dƣơng Vƣơng thoát khỏi cái chết dƣới lƣỡi đao kiếm của giặc.

Không phải ngẫu nhiên mà Rùa vàng – sứ giả Thanh Giang lại xuất hiện và giúp An Dƣơng Vƣơng tiêu diệt yêu quái, xây thành và cho móng làm lẫy nỏ thần. “Nhân vật” này xuất hiện theo quan điểm của nhân dân và là đại diện của nhân dân. Rùa vàng là lực lƣợng siêu nhiên thần thánh mà ngƣời bình dân xƣa tƣởng tƣợng hƣ cấu lên giúp dân trừ gian diệt ác và giải thích lịch sử của thành Cổ Loa theo niệm nguyên sơ và chất phác nhất của ngƣời bình dân. Mặt khác câu chuyện Rùa vàng giúp vua diệt giặc giữ nƣớc đó là sức mạnh của nhân dân. Là truyền thống và sức mạnh đánh giặc giữ nƣớc của nhân dân Âu Lạc xƣa. Và việc một lần nữa rùa vàng giúp An Dƣơng Vƣơng tránh cái chết dƣới đao kiếm của kẻ thù mà rẽ nƣớc đƣa An Dƣơng Vƣơng về với biển cả đó cũng nằm trong ý đồ và quan niệm của nhân dân. An Dƣơng Vƣơng là ngƣời anh hùng dân tộc là vị vua anh minh, sẽ không chết tầm thƣờng đƣợc mà sẽ trở về với biển cả nơi có Rùa vàng và Long Vƣơng. An Dƣơng Vƣơng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân theo đúng nhƣ câu chuyện về anh hùng dân tộc trong truyền thuyết của ngƣời bình dân. Nếu khi đi xem xét

câu chuyện này thì điều đáng ca ngợi nhân vật An Dƣơng Vƣơng là ở chỗ ông dứt khoát đặt quyền lợi của dân tộc, đất nƣớc lên trên tình cha con, gia đình, là tấm lòng khoan dung (cũng tức là sự khoan dung của nhân dân) đối với Mị Châu. Trách nhiệm để xảy ra bi kịch nƣớc mất nhà tan thuộc về ông, không phải Mị Châu. Sứ Thanh Giang (cũng là đại diện của nhân dân) cũng đã trách ông, không phải Mị Châu, cho thấy việc mất nƣớc thuộc trách nhiệm của An Dƣơng Vƣơng. Nhƣng Mị Châu cũng chấp nhận tội chết, chứng tỏ nàng thấy một phần trách nhiệm của mình, chỉ xin: "nếu trung hiếu một lòng, vì nghe chồng lừa dối, chết đi xin đƣợc hoá thành ngọc đẹp". Điều Mị Châu mong mỏi tha thiết trƣớc khi chết không phải để kiếp sau gặp lại Trọng Thủy mà chỉ muốn "hóa thành ngọc đẹp" để chứng minh cho tấm lòng trong trắng của mình. Tác giả dân gian để cho cô hóa thành ngọc đẹp phản ánh sự đánh giá sáng suốt của nhân dân đối với Mị Châu. Tình tiết "An Dƣơng Vƣơng khấn trƣớc khi chém con" cũng thể hiện tấm lòng khoan dung của ngƣời cha đối với con. Ông không nỡ chém ngay con gái vì ông đã tin con gái mình có tấm lòng "trung hiếu" và mong muốn con gái "chết đi thì hóa thành trân châu". Trong truyện này, tác giả dân gian (đại diện cho ngƣời dân) đã xét xử rất công minh, thấu tình, đạt lý. Mị Châu, Trọng Thủy có tội phải đền, có oan đƣợc rửa. Cái oan của họ là do chiến tranh xâm lƣợc gây ra. Họ không đƣợc sống với nhau trọn đời trên thế gian này nhƣng khi chết họ đƣợc biến thành "ngọc trai giếng nƣớc" để mãi mãi gắn bó bên nhau. An Dƣơng Vƣơng chủ quan, mất cảnh giác nên thất bại. Nhƣng An Dƣơng Vƣơng không chết, ông đã đƣợc rùa vàng cứu thoát đƣa xuống biển. Trong quan niệm của ngƣời dân, An Dƣơng Vƣơng là ngƣời anh hùng dân tộc, ông vĩnh viễn sống trong lòng nhân dân. Ngƣời anh hùng cũng có khi lầm lỡ, đó là cách nhìn rất rộng lƣợng và khoan dung của nhân dân đối với An Dƣơng Vƣơng.

Có đƣợc nhân sinh quan đẹp đẽ, nồng ấm tình ngƣời ấy ở Truyện Rùa

vàng, có lẽ là nhờ tinh thần tổng hợp bao dung bắt gặp giữa tình thân ái

“Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân” của dân tộc, đƣợc kế tiếp bằng tƣ tƣởng từ bi bác ái của Phật giáo, cộng với học thuyết nhân nghĩa của Khổng Mạnh đã “hình thành nên giá trị nhân bản, trong đó lòng nhân ái, nhân đạo trở thành cảm hứng chủ đạo trong văn học dân gian”. Lòng nhân ái, khoan dung của dân tộc đã giúp nhân dân phân biệt đƣợc kẻ thù trong chiến tranh thật đáng ghét, nhƣng khi kẻ thù đã thất bại thì cũng thật đáng thƣơng. Sự phân biệt rạch ròi cái yêu, cái ghét của nhân dân ta thông qua thái độ ứng xử với những con ngƣời lầm lỗi thể hiện đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. Sự gặp gỡ nhân sinh quan đẹp đẽ đó trong Truyện cổ Rùa vàng chứng tỏ câu chuyện chƣa bị nhiều lớp bụi của thời đại sau này che phủ. Truyện làm nổi bật tính khoan dung, cởi mở và nhân đạo cao cả - một nét đẹp trong truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc ta.

Hình tƣợng Rùa còn gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gƣơm thần Thuận Thiên cho thần rùa Kim Quy. Ngay địa danh của hồ cũng căn cứ trên truyền tích đó vào đầu thời nhà Hậu Lê. Ngƣời Việt Nam vẫn thƣờng gọi rùa khổng lồ sống ở Hồ Gƣơm là "Cụ" với hàm ý tôn kính, và đây cũng là biểu tƣợng gắn liền với truyền thuyết Gƣơm thần và lịch sử giữ nƣớc, là phần tâm linh đáng trân trọng.

Hình tƣợng rùa xuất hiện ở cả hai câu chuyện trên nằm trong hệ thống truyền thuyết anh hùng dân tộc, đều đƣợc ngƣời bình dân khắc họa lên mang dáng vẻ của rùa đời thực. Nhƣng cùng với cái mai tròn, bụng dẹt quen thuộc đó, nhân dân đã gán cho rùa một danh vị cao quý là sứ giả của Long Vƣơng. Rùa xuất hiện một cách thần kì đó là khi con ngƣời cần sự trợ giúp, trong truyện “Rùa vàng” – “Mị Châu Trong Thủy” giúp vua xây thành và diệt giặc, trong “Sự tích Hồ Hoàn Kiếm” là dâng kiếm thần giúp Lê Lợi giết giặc cứu nƣớc. Cũng nhƣ các nhân vật trợ lực khác trong truyện cổ dân gian thì Rùa

vàng cũng mang sức mạnh thần kì, nhƣng khác hẳn với các nhân vật tƣởng tƣợng thì rùa là con vật có thực và đƣợc nhân dân gửi gắm vào đó sức mạnh siêu nhiên thần thánh. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời bình dân sử dụng một con vật có thật trong đời sống và phong thêm cho rùa danh vị và sức mạnh phi thƣờng, điều đó đã đƣợc giải thích từ trong văn hóa và tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt cổ: rùa tƣợng trƣng cho sự trƣờng tồn vĩnh cửu, cho sự thanh cao, thoát tục. Vì vậy, hình tƣợng rùa trong truyền thuyết của ngƣời Việt cổ đã trở thành một hình tƣợng văn hóa đẹp đẽ và sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta với cái tên “Rùa vàng” hay “Cụ rùa” cao quý, trọng vọng.

Bên cạnh hình tƣợng rùa trong hệ thống truyền thuyết Việt Nam thì hình tƣợng rùa cũng xuất hiện trong kho tàng văn học dân gian của một số nƣớc có nền văn hóa gần gũi với dân tộc ta nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ... Ở Trung Quốc, có câu chuyện Rùa giúp Trƣơng Nghi xây thành: “Tần Huệ Vƣơng muốn đánh xứ Thục mà không biết đƣờng, bèn làm năm con trâu đá, lấy vàng dắt ở đuôi, phao tin là trâu đá ỉa ra vàng. Vua Thục nghe tin, lòng tham nổi lên, sai trai tráng tìm cách đem con trâu ấy về. Do đó họ san núi lấp khe làm thành lối đi. Vua Tần sai Trƣơng Nghi và Tƣ Mã Thác cứ theo con đƣờng sẵn ấy, kéo quân vào đánh nƣớc Thục. Vì thế con đƣờng ấy có tên là đƣờng Thạch- Ngƣu (trâu đá). Sau khi diệt đƣợc nƣớc Thục, Trƣơng Nghi cho xây ở đây một cái thành, nhƣng thành hồ xây lên lại đổ. Sau đó, từ chân hồ bỗng xuất hiện một con rùa lớn đi quanh quẩn. Trƣơng Nghi bèn cho ngƣời noi theo dấu chân của rùa mà xây thành. Nhờ vậy mà thành xây xong. Vì thế thành có tên là “Quy thành”. Hay trong truyền thuyết về Nữ Oa Nƣơng Nƣơng, có đoạn nói đến Nữ Oa Nƣơng Nƣơng dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch… Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con ngƣời chống lại sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thƣờng dùng để trấn trạch hƣng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch

giúp cho cuộc sống tốt hơn. Ngƣời Ấn Độ có truyền thuyết Phật Ca Diếp nhận bản đồ tiên từ con rùa thần và lấy rùa làm tên họ của mình...

Một phần của tài liệu Khảo sát hình tượng rùa trong văn hóa, văn học dân gian việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)