7. Cấu trúc khóa luận
2.1. Rùa trong thần thoại
Từ con vật có thật và đƣợc nâng lên với vai trò vật thiêng trong tâm thức dân gian, rùa trở thành “nhân vật” trong truyện cổ dân gian của nhiều dân tộc. Khi đi vào khảo sát hình tƣợng rùa trong kho tàng truyện cổ dân gian của ngƣời Việt, chúng tôi thấy rằng hình tƣợng rùa chỉ xuất hiện trong thần thoại của một số dân tộc miền núi. Cụ thể, nó xuất hiện trong thần thoại của ngƣời Thái, Mƣờng, Tày... Sự xuất hiện này với số lƣợng không nhiều nhƣng cũng đã làm phong phú thêm giá trị văn hóa cho hình tƣợng rùa của ngƣời Việt Nam.
Ngay từ buổi sơ khai, hình tƣợng rùa cũng đã xuất hiện trong thần thoại của một số dân tộc thiểu số. Điều đó chứng tỏ hình tƣợng rùa từ xa xƣa đã có sự ảnh hƣởng và vai trò nhất định trong đời sống tinh thần con ngƣời. Thần thoại thể hiện những nhận thức hoang đƣờng nhất về thế giới thuở ban đầu, nhƣng cũng tiềm chứa trong đó những mẫu cổ văn hoá nguyên sơ nhất, chân phác nhất. Nếu nhƣ trong văn hóa dân gian của ngƣời Việt cổ hình tƣợng rùa tƣợng trƣng cho sự trƣờng tồn bất diệt và trƣờng cửu thì ngƣời bình dân xƣa đã lấy hình tƣợng rùa để lý giải các hiện tƣợng tự nhiên, hiện tƣợng văn hóa.
Đã từ lâu, trong tƣ duy của ngƣời Kinh, rồng và rùa là hai con vật ở cả dƣới nƣớc và trên cạn. Nếu rồng là con vật đƣợc thần thánh hoá, không tồn tại trên thực tế thì rùa lại là loài có thật, tuy chậm chạp nhƣng sống lâu, đƣợc con ngƣời coi là loài vật thiêng, có khả năng tiên tri. Tính chất huyền bí của con vật này rất thích hợp với tính hoang đƣờng của thần thoại, cổ tích giống nhƣ ca dao có nguồn cảm hứng là con cò, cái bống. Nó đƣợc nhắc đến nhiều trong thần thoại, cổ tích Việt Nam.
Thần thoại Thái ca ngợi công lao của rùa trong việc dạy ngƣời cách khóc Then. Then (trời) dùng mƣu để đánh lừa muôn loài hòng thử lòng thật lòng giả, song thua loài ngƣời về trí. Trí này lại nhờ con rùa tuy chậm chạp nhƣng giỏi phán đoán và tiên tri. Ngƣời Thái đề cao sự thông minh của loài này, họ cũng không thần hoá, không tô điểm thêm cho nó thành Rùa Vàng nhƣ thần thoại của ngƣời Kinh mà thể hiện những nét chân thực nhất. Đề cao phẩm chất bên trong mà không phải hình dạng bề ngoài chứng tỏ ngƣời Thái rất nâng niu những giá trị tinh thần. Trong dân gian Thái Mƣờng Thanh (Điện Biên), cũng nhƣ ngƣời Thái Đen ở một số vùng, vẫn còn lƣu truyền câu chuyện thần thoại giải thích căn nguyên cấu trúc nhà ở của họ: Khi nhà đã
làm gần xong, còn tại hai mái hồi, không ai nhớ làm thế nào nữa. Họ định lên hỏi Then. Lúc ấy có một con Rùa ngoi từ sông lên mách: " Các ông cứ làm mái hồi như cái mai của tôi, làm như vậy sẽ lâu hỏng và không bị dột". Mọi người làm theo, vì vậy nhà người Thái Đen sau này hai mái hồi cong như ngày nay. Hình tƣợng con rùa trong thần thoại ngƣời Thái Đen không đƣợc
thần hoá. Nó xuất hiện rất đời thƣờng và đúng lúc, hoá giải những vƣớng mắc cho con ngƣời.
Trong thần thoại Mƣờng, cũng xuất hiện chi tiết rùa liên quan đến việc nhà cửa. Truyện kể Lang Cun Cần muốn làm nhà, tìm đƣợc thợ khéo nhƣng nhà dựng lên mấy lần đều đổ, phải tìm thầy để cúng ma. Về sau nhà dựng
xong, tòa ngang dãy dọc nhƣng không có ánh sáng. Khi đó, có một con gái đẹp tên là Sông Đón, đem lòng yêu thƣơng chàng Khán Đồng. Lang Cun Cần muốn cƣớp lấy nàng Sông Đón, bèn lập mƣu bắt Khán Đồng đi tìm rùa vàng. Vƣợt qua nhiều khó khăn, Khán Đồng đƣợc bụt giúp bắt đƣợc rùa vàng. Lang Cun Cần liền sai thợ nấu nƣớc rùa vàng đem tƣới khắp nhà chu. Từ đó, nhà chu mới trở nên: “Sáng mái, sáng nhà. Sáng kho sáng trại. Sáng ngai sáng
kiệu. Sáng chiếu sáng giường. Sáng Đông sáng Tây. Sáng Nam sáng Bắc”
(Đẻ đất đẻ nƣớc – làm nhà chu) [dẫn theo 12].
Công lao của con rùa đối với con ngƣời còn đƣợc kể lại trong thần thoại của ngƣời Tày – Thái cổ và ngƣời Việt - Mƣờng. Đó là lần trời giả vờ chết để thử lòng muôn hạ giới. Trong khi các loài vật mải mê tranh nhau ăn cỗ và hí hửng từ nay thoải mái hoành hành, không còn sợ ai cai quản, thì con ngƣời do đƣợc một chú rùa mách bảo, đã khóc lóc thảm thiết, tỏ lòng thƣơng tiếc trời vô hạn. Vì thế, con ngƣời đã đƣợc trời ban cho bao ân sủng đặc biệt, trong đó có việc con ngƣời đƣợc cai trị muôn loài. Câu chuyện kể, ngoài việc giải thích nguồn gốc sự việc, một lần nữa lại khẳng định vai trò nhà thông thái hiểu biết, biết hết mọi chuyện trời đất của rùa trong quan niêm dân gian.