Rùa trong truyện cổ tích

Một phần của tài liệu Khảo sát hình tượng rùa trong văn hóa, văn học dân gian việt nam (Trang 40)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3. Rùa trong truyện cổ tích

Khi đi vào khảo sát hình tƣơng rùa trong truyện cổ tích, chúng tôi thấy rằng trong truyện cổ tích hình tƣợng rùa đƣợc tái hiện sinh động qua những câu chuyện của các dân tộc miền núi với một số lƣợng cũng tƣơng đối nhiều. Chúng tôi đã khảo sát đƣợc các câu chuyện có hình tƣợng rùa nhƣ: Sự tính con rùa (Khơmer), Chàng rùa (Khơ mú), Con rùa vàng (Tày), Chàng rùa

(Xơ – đăng), Vợ chồng rùa (Cà tu), Người làm chúa muôn loài (Kinh)... Nhân vật trong các câu chuyện cổ tích này thƣờng xuất hiện với một hình hài khác thƣờng – mang lốt rùa, thông qua sự sinh đẻ thần kì và phải trải qua nhiều sự kiện, biến cố để từ đó bộc lộ những nét phẩm chất tốt đẹp. Vì thế, giống nhƣ tặng thƣởng ban cho ngƣời bất hạnh nhƣng hiền lành, tốt bụng, số phận của những anh chàng rùa thƣờng có một cái kết có hậu: trút lốt rùa và kết hôn với một cô gái đẹp. Sự đổi thay về mặt hình hài của nhân vật, không chỉ làm thỏa mãn ƣớc mơ thay đổi số phận của tác giả dân gian trong truyện cổ tích mà còn bộc lộ quan niệm thẩm mĩ. Rùa giống nhƣ rắn, chim, cóc… đều là những sinh vật gắn với tín ngƣỡng tôn sùng tự nhiên của dân gian, đi vào truyện cổ tích trở thành cái lốt cho nhân vật chính diện. Sự hƣ cấu này, đã tạo nên một không khí đặc trƣng, vừa “huyễn hoặc” lại vừa “xác thực” của truyện cổ tích.

Bằng trí tƣởng tƣợng phong phú, mỗi một loài vật đều đƣợc ngƣời Việt cổ gán cho nó một sự tích, một câu chuyện về sự ra đời. Và con rùa cũng không ngoại trừ, nó đƣợc ngƣời Khơmer sáng tạo và giải thích sự ra đời bằng “Sự tích con Rùa”. Chuyện kể rằng: “Ngày xƣa ở một vùng đất còn hoang sơ, có một tên nhà giàu đến cặm ranh đất cho ngƣời nghèo thuê mƣớn. Trong vùng có một em bé mồ côi không cha mẹ đến xin ở đợ nhà tên địa chủ. Ngày ăn mót cơm nguội chăn trâu, cắt lúa, gánh nƣớc, …, tối phải ra ngủ chuồng trâu, chuồng heo của nhà giàu. Em bé càng trở nên xanh xao, ghẻ lở mọc đầy ngƣời,

mùi hôi hám nồng nặc. Khi chăn trâu trên đồng không ai dám chơi chung. Một hôm, tình cờ có một vị lục đi khất thực ngang qua. Em bé đem luôn vắt cơm mang theo để cúng chùa. Vị lục ấy hỏi qua cớ sự, em bé kể lại cho nhà sƣ nghe. Nghe xong, nhà sƣ lấy ra chiếc áo cà sa đã cũ cho em, và dặn:

- Con về mặc chiếc áo này lúc ngủ, con sẽ hết bệnh, trở thành chàng trai hùng mạnh, giúp ích cho bà con phum sóc.

Theo lời sƣ dặn, chú bé ngày một vạm vỡ, khoẻ khoắn. Lấy làm lạ, tên chủ nhà kêu em đến hỏi cớ sự. Chú bé ở đợ thật tình kể lại chuyện đã diễn ra.

Tên chủ nhà không khỏi ngạc nhiên bởi điều kỳ diệu đó, miệng nó luôn lẩm bẩm:

- Quái lạ, chiếc áo cà sa vá chằng vá đụp, mà sao lại có thể làm cho thằng bé khoẻ mạnh, đẹp trai nhƣ thế không biết! Không khéo đuổi nó sớm mai mốt nó giành giựt hết gia sản của ta!

Không nén đƣợc sự tò mò, hắn nài nỉ mƣợn chiếc áo của lục. Em bé thật thà cho mƣợn áo.

Đêm ấy, tên nhà giàu bận áo trƣớc khi đi ngủ. - Rồi ta sẽ trẻ lại thành một chàng trai, … Ha ha!

Thật lạ lùng, sáng hôm sau, không ai còn thấy hắn ở đâu nữa. Kỳ diệu hơn, dƣới mƣơng nƣớc quanh nhà nó, ngƣời ta thấy có một loài vật mang trên mình chiếc mai nhƣ hình chiếc áo của nhà sƣ đã cho chú bé chăn trâu bữa trƣớc. Cả một gia tài của tên địa chủ giờ đây đã thuộc về chú bé. Em đem phân phát cho dân nghèo. Một phần em đem cúng để chùa sửa sang lại chánh điện.

Nhân dân trong vùng gọi con vật nặng nề chậm chạp ấy là con rùa. Họ còn giải thích thêm: “Sở dĩ nó phải mang kiếp đoạ đày nặng nề nhƣ vậy để cho nó thấm thía những gì nó đã gieo rắc đau khổ cho ngƣời dân hiền lành, vô tội” [13]. Theo sự tích này thì rùa là sự trừng phạt của sự tham lam độc ác của con ngƣời. Và rùa phải sống lƣơng thiện, chịu khó, cần cù để chuộc lỗi lầm

đó. Câu chuyện gửi gắm quan niệm ƣớc mơ của ngƣời dân xƣa “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.

Nội dung của truyện cổ tích xoay quanh những xung đột cơ bản trong gia đình. Dù gắn với đề tài gia đình hay đề tài xã hội, ý nghĩa xã hội của truyện cổ tích cũng rất sâu sắc. Nó phản ánh đƣợc những xung đột, mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, xung đột giữa các tầng lớp trong một xã hội phân chia giai cấp. Truyện cổ tích có khuynh hƣớng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dƣới, đàn em, lên án nhân vật “bề trên”, “đàn anh” (trong thực tế không phải ngƣời em, ngƣời con nào cũng tốt, ngƣời mẹ ghẻ, ngƣời anh trƣởng nào cũng xấu) nghĩa là chống cái bất công, vô lý của xã hội phụ quyền nói chung (không đi vào từng số phận riêng), thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả. Chính vì vậy, truyện cổ tích mang tính giáo dục rất cao. Ngƣời già và trẻ em rất yêu thích truyện cổ tích vì những vấn đề đƣợc nêu ra phù hợp với trí tƣởng tƣợng, óc suy tƣởng của họ. Trong đời sống, truyện cổ tích góp phần giúp con ngƣời ta lạc quan hơn, tin tƣởng vào tƣơng lai tƣơi sáng hơn.

Nội dung và giá trị của truyện cổ tích cũng đƣợc thể hiện rõ trong hệ thống truyện ngƣời đội lốt xấu xí. Câu chuyện cổ tích “Chàng Rùa” (Khơ

mú) cũng nhƣ bao câu chuyện ngƣời đội lốt xấu xí khác nhƣ: “Sọ Dừa”, “Lấy

chồng Cóc”, “Lấy chồng Dê”... Tác giả dân gian sáng tạo ra những câu

chuyện này nhằm mục đích bênh vực những con ngƣời thấp cổ bé họng và xấu xí trong xã hội, nhƣng tiềm ẩn trong đó là tâm hồn lƣơng thiện và sức mạnh phi thƣờng khi lột bỏ lốt xấu xí. Nếu nhƣ trong truyện “Sọ Dừa” từ một con ngƣời vật xấu xí bị mọi ngƣời coi thƣờng nhƣng khi Sọ Dừa lột bỏ lốt xấu xí sọ dừa của mình, Sọ Dừa đã biến thành một chàng trai khôi ngôi tuấn tú, thông minh và tài năng... Cũng tƣơng tự nhƣ các câu chuyện đó thì theo truyện cổ tích “Chàng rùa” rùa cũng đƣợc sinh ra trong một gia đình nông

hai vợ chồng nhà kia hiếm hoi mãi mới sinh ra được một đứa con lại là một chú Rùa bé tí ti.Hai vợ chồng buồn quá định vứt đi nhưng Rùa nói: - Con là con của bố mẹ, bố mẹ đừng vứt con đi”. Chính tình thƣơng ngƣời và thƣơng

đứa con đứt ruột đẻ ra mà bố mẹ rùa con không lỡ vứt bỏ. Hành động này cũng đƣợc nhân dân gửi gắm quan niệm về tình thƣơng, quan hệ ruột thịt máu mủ, đùm bọc thƣơng yêu trong gia đình của ngƣời bình dân. Rùa trong câu chuyện cũng mang những đặc tính sinh học trong tự nhiên: “Rùa ăn ít như

mèo, ăn xong lại ngủ một xó”... Sinh ra xấu xí nhƣng rùa con rất thƣơng yêu

bố mẹ khi: “Vua bắt gia đình nào cũng phải đi phu, vác đất, vác gỗ làm nhà

cho vua. Ai không đi sẽ bị tội nặng. Rùa nghe được liền bò đến bàn với mẹ: - Bố mẹ già rồi, cứ ở nhà mà nghỉ ngơi, để con đi làm cho nhà vua thay bố mẹ. Mẹ Rùa lắc đầu nhìn con không tin. Nhưng nghe giọng Rùa quả quyết, bà cũng lấy dao buộc vào lưng cho Rùa như người đi rừng.” Đây chính là cơ hội để rùa bày tỏ tình thƣơng mà rùa dành cho bố mẹ ngƣời đã sinh thành dƣỡng dục rùa con. Rùa có cơ hội chứng minh sức sống mạnh mẽ của mình và mọi ngƣời không còn khinh thƣờng con vật bé nhỏ xấu xí nhƣ rùa nữa. Tác giả dân gian đã hƣ cấu và cho rùa một sức mạnh phi thƣờng để rùa trút bỏ cái lốt xấu xí trở thành ngƣời có ích giúp nhân dân trừ gian diệt ác. Đúng nhƣ mô típ của truyện cổ tích ngƣời đội lốt xấu xí: “Mọi người lên rừng, Rùa cũng lên

rừng. Người lớn vác những cây gỗ to bằng cái cột. Rùa bé, Rùa vác cây gỗ bằng ngón tay, mọi người lại xì xào, cười cây gỗ của Rùa nhưng Rùa không nói gì cứ im lặng. Vác được cây gỗ nào về, Rùa lại xếp vào một đống riêng. hết ngày Rùa mới đến bên đống gỗ ghé miệng thổi “phù, phù” mấy cái thì lạ chưa những cây gỗ tự nhiên to lên khác thường. Có cây to gấp ba gấp bốn lần những cây gỗ của những người lớn vác, khiến ai cũng ngạc nhiên. Vác gỗ xong, mọi người bắt tay vào làm nhà. Nhà của vua định làm to quá, mọi người phải làm mãi không xong, ai cũng sốt ruột muốn về nhà. Thấy mọi

người chán nản, Rùa nói với mọi người là cứ tâu với vua để cho Rùa làm một mình, Rùa cam đoan là Rùa chỉ làm một ngày là xong” ... Rùa đã giúp nhân

dân làm xong nhà cho ông vua gian ác. Nếu truyện kết thúc ở đây thì câu chuyện chƣa đƣợc giải quyết triệt để theo ƣớc mơ và khát vọng của nhân dân. Với con ngƣời gian ác nhƣ ông vua trong câu chuyện “Chàng Rùa” thì sẽ bị

trừng phạt thích đáng và ngƣời lƣơng thiện, thông minh và tài giỏi nhƣ chàng Rùa sẽ đƣợc đền đáp xứng đáng. Vì vậy kết thúc câu chuyện tác giả dân gian để cho Rùa lột bỏ cái lốt xấu xí của rùa trở thành chàng trai khôi ngôi tuấn tú và chính Rùa là ngƣời trừng phạt tên vua gian ác kia và sau đó đƣợc nhân dân tôn lên làm vua: “Rùa liền trút mai, vươn vai ba lần và hóa thành một chàng

trai khỏe mạnh xinh đẹp, chuẩn bị đi vác gỗ. Thấy lạ, vua tò mò hỏi Rùa: - Thế bây giờ ta muốn vào nằm thử trong mai rùa có được không? Rùa đá- Được. Tên vua dại dột liền chui vào mai rùa nằm thử, chàng trai bỗng nói: “Khép lại! Khép lại”, mai rùa tự nhiên khép chặt lại, tên vua gian ác tham lam biến thành con rùa. Xấu hổ quá, hắn phải bò lên rừng, đói thì kiếm mộc nhĩ ăn. Còn chàng Rùa thì được mọi người tôn lên làm vua. Chàng đón bố mẹ về ở với mình và đối với bố mẹ rất hiếu thảo”. Câu chuyện kết thúc nhƣ vậy

là kết thúc có hậu theo đúng nhƣ quan niệm thẩm mĩ của nhân dân. Theo mô típ những câu chuyện ngƣời đội lốt xấu xí thì những con vật đƣợc tác giả dân gian lựa chọn để gửi gắm vào đó ƣớc mơ và khát vọng của mình thƣờng là những con vật gần gũi với cuộc sống của ngƣời bình dân nhƣ con cóc trong truyện “Lấy chồng Cóc”, dê trong truyện “Lấy chồng Dê” hay Sọ Dừa trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”... thì rùa trong “Chàng Rùa” cũng là con vật có thật ngoài tự nhiên. Dựa trên những đặc tính sinh học của rùa: nhỏ bé, chậm chạp... mà ngƣời bình dân đã sáng tạo lên câu chuyện cổ tích đầy ý nghĩa nhân văn. Và hình tƣợng rùa thiêng liêng trong văn hóa của ngƣời bình dân xƣa đi vào câu chuyện cổ tích “Chàng Rùa” sẽ còn sống mãi với chúng ta.

Truyện “Con rùa vàng” dân tộc Tày cũng mang cốt truyện tƣơng tự

nhƣ mô típ ngƣời đội lốt xấu xí của các dân tộc khác, đặc biệt là truyện

“Chàng rùa” của dân tộc Khơ mú và truyện cổ tích “Sọ Dừa”. Từ nguồn gốc

sinh ra: “Một người đầy tớ gái của chúa làng có mang vì nuốt phải chiếc cúc

áo bằng vàng nhặt được. Cô sinh được một con rùa vàng trước sự hắt hủi của chúa làng”. Cuộc sống của rùa vàng cũng nhƣ Sọ dừa, rùa lớn lên bị chúa

làng bắt đi chăn trâu, số trâu không thể đếm xuể. Rùa làm tròn phận sự. Các cô gái chúa làng không chịu đƣa cơm cho rùa, trừ cô thứ năm. Nhƣng ở đây rùa lại thƣờng trổ tài bay lƣợn trên không cho cô năm xem và đƣa cả cô bay lƣợn với mình. Khi ở trên không, cô thấy rùa hiện thành một chàng trai trẻ. Từ đó hai bên yêu nhau. Rùa giục mẹ đi hỏi con gái chúa làng làm vợ. Lần đầu bà mẹ sợ, lúc đến nhà không dám nói thật, chỉ nói xin lửa. Lần thứ hai nói thật, bị chúa làng bỏ lên gác bếp. Lần thứ ba, bà bị bỏ lên cối xay quay, nhƣng đều đƣợc cô năm che chở. Lần cuối cùng, chúa mới hỏi các con gái, nhƣng cô nào cũng từ chối, trừ cô năm. Ở đây, chúa làng thách cƣới: một ngựa chín hồng mao, gà trống chín cựa và mƣời hai ống mỡ châu chấu. Bằng môt tiếng nổ nhƣ sét, rùa hóa phép mọi thứ có đủ. Trong lễ cƣới, rùa còn hóa phép làm cho buồng sáng nhƣ lửa, rồi lại làm cho mọi ngƣời câm một lát. Ở đây cũng có tình tiết các cô chị vợ đến rình ở buồng chú rể cô dâu, và khi thấy rùa là một chàng trai đẹp thì về đòi chúa làng lấy cho mình mỗi ngƣời một tấm chồng rùa. Họ quả lấy đƣợc rùa thật, gây cƣời cho mọi ngƣời. Sau đó, vì ghen tức, các cô chị bày mƣu giết em rể rùa, bèn đặt bẫy ở đƣờng đi. Rùa mắc bẫy, máu chảy thấm cả áo. Đƣa áo cho vợ, rùa dặn lúc nào mình sắp chết thì mặc áo vào sẽ đƣợc lên trời, vợ chồng sẽ gặp nhau. Vợ rùa sau đó đƣợc một ông tiên mách đƣờng lên trời. Dọc đƣờng nhờ đƣợc xem một cuộc chiến đấu giữa cáo và rắn, nàng tìm đƣợc vỏ cây cải tử hoàn sinh. Mang vỏ cây đi, nàng cứu đƣợc nhiều ngƣời và vật sống lại. Một hôm, nàng chữa cho một chàng trai

khỏi chết mà không biết đó là chồng. Nàng mang áo chồng lên đầu suối để giặt. Dòng nƣớc có máu trôi xuống quyện lấy chân chàng trai. Biết là máu của mình, anh đi ngƣợc dòng tìm gặp vợ. Hai vợ chồng mừng rỡ, từ đó ở lại cõi trời. Ông mặt trời bảo hai vợ chồng rùa xuống cõi trần gian hun chết bốn cô chị gian ác. Cho nên từ đó về sau, cứ đến ngày 27 tháng 06 là ngày mặt trời nóng hơn cả.

Thông qua câu chuyện của dân tộc Tày “Con rùa vàng”, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán và quan niệm thâm mĩ của ngƣời Tày đƣợc biểu hiện rõ nét. Phong tục cƣới hỏi, nghi lễ vợ chồng của ngƣời Tày mang bản sắc văn hóa riêng. Ngƣời đội lốt xấu xí không phải là một mô típ mới mẻ trong truyện cổ tích, nhƣng với lốt là rùa vàng thì câu chuyện đã làm nên giá trị thiêng liêng cao quý cho hình tƣợng rùa của dân tộc Tày.

Một mô típ lấy chồng đội lốt rùa xấu xí khác của ngƣời Xơ-đăng là truyện “Chàng rùa”: Một ông già góa vợ có mƣời ngƣời con gái, một hôm

bằng lòng để một con rùa sửa giúp cái lờ đơm cá với điều kiện gả cho nó một cô để làm vợ. Cũng nhƣ các truyện trên, các cô gái của ông đều từ chối, trừ cô út bằng lòng làm vợ rùa. Mỗi lần đến chơi với vợ, rùa đều hóa thành chàng trai, và căn buồng tự nhiên sáng rực lên, làm cho các chị tƣởng buồng bị cháy kêu cứu ầm ĩ. Ông già ốm, muốn ăn óc cá, bảo các chàng rể đi tìm. Chẳng ai lấy đƣợc cả, chỉ có rùa lấy đƣợc mấy nong. Ông già lại mở cuộc thi trâu rồi thi xây nhà, rùa đều thắng cuộc, làm cho các chị vợ ghen tức. Cũng nhƣ các truyện trên, trƣớc khi sang Lào buôn bán, rùa giao cho vợ một quả trứng, một con dao, ngoài ra còn có một quả dừa. Ở đây cũng có tình tiết: mấy chị rủ em đi lấy củi, rồi mua muối, vợ rùa đều từ chối, nhƣng lại bằng lòng khi nghe nói rủ chơi đu. Bị các chị chặt đu vợ rùa ngã chết, xác văng xuống sông, bị cá nuốt nhƣng lại sống lại và sinh con trong bụng cá. Rồi vợ rùa lấy dao rạch

Một phần của tài liệu Khảo sát hình tượng rùa trong văn hóa, văn học dân gian việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)