Rùa trong kiến trúc

Một phần của tài liệu Khảo sát hình tượng rùa trong văn hóa, văn học dân gian việt nam (Trang 27)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2.2. Rùa trong kiến trúc

Rùa đƣợc ngƣời Việt coi nhƣ loài vật linh thiêng giống nhƣ vị thần hộ mệnh cho dân tộc mình. Truyền thuyết dựng nƣớc của nhà nƣớc cổ đại thứ hai ở Việt Nam là nhà nƣớc Âu Lạc cũng có liên quan đến loài rùa. Và nhƣ thế, việc xây dựng Tháp Rùa ở giữa lòng hồ Hoàn Kiếm, trái tim của Thủ đô Hà Nội cũng có thể hiểu với cùng ý nghĩa nhƣ vậy. Thêm vào đó, ta có thể thấy rằng truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm cũng có nhắc tới việc tƣớng quân Lê Lợi đã đánh đuổi hoàn toàn quân Minh xâm lƣợc nhờ vào sự bảo hộ của thần rùa Kim Quy. Không chỉ nhằm mục đích bảo vệ đất nƣớc mà còn cảm thấy rằng, có lẽ do sùng bái con rùa nhƣ một loài vật thần thánh ngay từ khi ra đời lập thân mà con ngƣời Việt Nam cũng có nhiều nét ƣu việt giống thuộc tính của loài rùa đến lạ. Và hơn tất cả là mỗi khi có kẻ thù mạnh hơn mình đến tấn công, ngƣời Việt Nam sẽ không trực tiếp đối đầu trực diện mà thƣờng ẩn mình giống loài rùa, nhằm làm vô hiệu hóa sự công kích của kẻ thù. Ngoài ra, dân tộc Việt lấy yếu đánh mạnh, không thể kết thúc chiến tranh một cách chóng vánh nên đã kéo dài thành cuộc kháng chiến trƣờng kỳ, điều đó cũng tựa nhƣ bản tính chắc chắn của loài rùa vậy. Không chỉ có thế, đặc điểm của loài rùa - động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể tăng lên và giảm đi theo nhiệt độ

môi trƣờng bên ngoài cũng giống nhƣ con ngƣời Việt Nam hòa đồng và năng động, thích ứng nhanh với biến đổi của hoàn cảnh môi trƣờng sống.

Trong số những địa danh liên quan đến con vật này, ở thủ đô nghìn năm văn hiến còn có Tháp Rùa. Tháp xây trên gò Rùa nơi xƣa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Tháp Rùa ngày nay xây trên gò Rùa, tính từ nền đất gò Rùa lên tới đỉnh tháp là 8,8 mét, xét về lịch sử thì không có gì vẻ vang, không có giá trị kiến trúc nhƣng đã trở thành một biểu trƣng của Hồ Gƣơm và hơn thế của cả Hà Nội (Hình X, phụ lục).

Trong bản Mo đồ sộ Te tấc te đác (Đẻ đất đẻ nƣớc) có đoạn nói về sự ra đời của nhà sàn ngƣời Mƣờng. Mo nói rằng: “Khi người Mường sinh ra

nhà chưa có nên phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với nhiều thiên tai hiểm hoạ. Một hôm, ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) bắt được một con “Rùa” đen trong rừng đang định đem ra làm thịt. Rùa van xin Đá Cần tha chết và hứa nếu được thả thì rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở, làm kho để lúa để thịt:

Bốn chân tôi làm nên cột cái

Nhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm ru Nhìn qua đuôi làm trái

Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổ Nhìn vào xương sống làm đòn nóc dài dài Muốn làm mái thì trông vào mai

Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách Lấy chạc vớt mà buộc kèo.”

Câu chuyện này đƣợc coi nhƣ một điển tích về sự ra đời nhà sàn của ngƣời Mƣờng. Nó gắn liền với những phong tục tập quán, sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời dân bản. Và cho tới ngày nay, những nếp nhà sàn đó vẫn còn vẹn nguyên với ngƣời dân nơi đây. Hình ảnh con rùa cho đến nay không chỉ

là con vật linh thiêng đƣợc ngƣời Mƣờng tôn thờ mà còn sáng tạo ra một cách tính ngày tốt, giờ tốt gọi là phƣơng pháp “trừ đá Rò” (Rò ở đây đƣợc hiểu là Rùa). Phƣơng pháp này dùng để tiến hành dựng nhà hay cƣới hỏi và làm những việc quan trọng khác của làng và dân bản.

Trong tín ngƣỡng dân gian, ngƣời Mƣờng coi con rùa là con vật linh thiêng, biểu tƣợng của sống lâu, của trƣờng cửu. Do vậy, nhà ở của ngƣời Mƣờng, về hình dáng mô phỏng theo hình con “rùa”: nhà có 4 chân, 4 cột mái, mái sƣờn là mái nhà, xƣơng sống là đòn nóc, đầu là cửa chạn. Dáng vẻ bề ngoài, nhà có 4 mái, 2 mái trƣớc có hình thang cân, hai mái đầu hồi có hình tam giác cân.Về kết cấu, nhà sàn truyền thống có 2 vì kèo, 4 cột cái, 8 cột con, giữa 2 đầu cột nối với nhau gọi là quết (xà ngang). Có noon tay nối các vì kèo với nhau, trên các đòn tay có các hàng rui nối từ nóc nhà xuống tận mái hiên, trên rui có các hàng mè nằm vuông góc với rui. Trên cùng gác trên đầu các vì kèo (nóc nhà) là đòn nóc hay còn gọi là đòn dông. Nhà lợp bằng cỏ tranh đan lại thành từng phên dài từ 1,2-1,5m, có nơi lợp bằng lá cọ hoặc rạ đan thành từng phên giống cỏ tranh. Nhà sàn của ngƣời Mƣờng đƣợc phân ra làm 3 mặt bằng. Tầng trên cùng chứa lƣơng thực, đồ dùng gia đình. Sàn tầng 2 là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, tiếp khách, bếp lửa đặt ở đây, ở giữa nhà. Gầm sàn, tức tầng 1 để dụng cụ sản xuất và nhốt gia súc. Nhà bố trí 2 cầu thang, cầu thang chính ở đầu hồi bên phải nhà, nơi đây để nƣớc rửa chân trƣớc khi lên nhà, cầu thang phụ đặt ở đầu hồi bên trái nhà, chỉ dùng cho những ngƣời trong gia đình lên nhà khi đi làm về (Hình III, phụ lục).

Từ khi ngƣời Mƣờng dựng lên ngôi nhà sàn đầu tiên, đến nay ngôi nhà sàn Mƣờng đã trải qua một bƣớc phát triển dài. Ngƣời Mƣờng đã tiếp thu những yếu tố ngoại lai, làm cho ngôi nhà của mình thêm đẹp, hợp với điều kiện ăn ở của mình hơn. Nhƣng không vì thế mà mất đi bản sắc của ngƣời Mƣờng.

Nhà ở của mỗi tộc có những đặc điểm riêng về kiểu dáng, kiến trúc và mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà của mình. Nếu nhƣ nhà ngƣời Mƣờng có truyền thuyết về ngôi nhà của dân tộc mình thì nhà của ngƣời Thái cũng có câu chuyện tƣơng tự và cũng có kết cấu dạng mai rùa. Đây là kiểu kiến trúc truyền thống gắn với truyền thuyết của ngƣời Thái liên quan đến con rùa. Câu chuyện kể rằng: xƣa kia, ngƣời Thái không biết làm nhà. Một đêm họ mơ thấy có một con rùa về báo mộng và bảo rằng "nhìn vào hình dáng của tôi mà làm,

4 chân là 4 trụ cột chính đỡ nhà, vẩy rùa là ngói lợp". Từ đó ngôi nhà sàn của

ngƣời Thái có hình dáng chiếc mai rùa. Câu chuyện này có dị bản gần với sự tích làm nhà của ngƣời Mƣờng cƣ trú ở vùng thung lũng Tây Bắc. Điều đó chứng tỏ sự ứng xử của cƣ dân thung lũng trong việc làm nhà sàn 4 mái, có khung cột làm trụ để tránh gió, bão lũ và thú dữ.

Ngoài các loại hình nghệ thuật: hội họa, kiến trúc, điêu khắc thì hình tƣợng rùa đi vào nghệ thuật múa dân gian của một số dân tộc trên địa bàn sinh sống của ngƣời Việt cũng mang những nét đẹp, có bản sắc văn hóa riêng.Ví dụ nhƣ điệu "Múa rùa" của đồng bào ngƣời Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Tây cũ). "Múa rùa" là điệu múa trong lễ hội dân gian của ngƣời Dao dƣới chân núi Ba Vì. Điệu múa này bắt nguồn từ truyền thuyết về một con rùa đã thành tinh đến phá phách làng bản, mùa màng, gieo rắc bệnh tật, bị những chàng trai Dao khỏe mạnh đánh đuổi. Điệu múa rùa diễn ra trong không khí vui tƣơi của lễ "Tết nhảy", là cách ngƣời Dao xua đuổi cái ác, diệt trừ cái xấu, đón những điều tốt đẹp về với bản làng trong năm mới. Hay nghệ thuật múa rối nƣớc rùa vàng xuất hiện từ thời Lý, mà văn bia Sùng Thiện Diên Linh đã miêu tả, ta dƣờng nhƣ thấy "… Lòng sóng rung rinh. Rùa vàng nổi lên đội ba

quả núi. Nước chảy nhịp nhàng, rùa nở phô vảy đẹp, chuyển động bốn chân và nhe răng, trợn mắt phun nước biểu diễn, điệu sáng sủa trên mặt nước tràn đầy. Động này, cửa nọ tranh nhau mở, xuất hiện nhiều thiên thần nhuần nhị,

nét mặt thanh tân, há đâu phải vẻ đẹp người dương thế. Tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong, mắt nhìn mây biếc và ca khúc vân hội...". Rối nƣớc

là sản phẩm văn hóa dân gian của ngƣời Việt canh tác lúa nƣớc, là sinh hoạt văn hóa phổ biến trong hội hè ở các làng quê sau những vụ mùa bội thu. Nghệ thuật này đƣợc Lý Nhân Tông phát triển, ông cho chế tạo mô hình rối nƣớc rùa vàng làm trò diễn trong cung đình, nơi thiêng liêng Phật. Lý Nhân Tông tuy đi theo đạo Phật nhƣng không phải để hƣớng về cõi niết bàn cực lạc hƣ vô mà tìm về thú vui đời thực. Đó là biểu hiện ý nguyện của cƣ dân nông nghiệp nƣớc ta đã có từ xa xƣa, luôn cầu mong cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt, nhân cƣờng vật thịnh.

Tiểu kết: Với ý nghĩa là biểu hiện của sự bền vững, trƣờng tồn vĩnh cửu, hình tƣợng rùa in dậm trong tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt. Nó xuất hiện từ tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên dƣới hình thức tô tem từ thời xa xƣa và còn lƣu giữ cho đến ngày nay. Còn trong phong thủy rùa đƣợc xem là con vật linh thiêng mang lại nhiều điềm lành và tài lộc. Ngoài ra, rùa còn xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình dân gian từ hội họa, điêu khắc cho đến kiến trúc (nhà sàn của ngƣời Thái, ngƣời Mƣờng...), đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Hình tƣợng rùa đƣợc sử dụng trang trí trong đền đài, cung điện của vua chúa đến tƣ thất của quan lại, trên mái đình mái chùa đến những vật dụng thƣờng ngày... tiêu biểu là dạng thức rùa đội bia đá và rùa đội hạc.

CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG RÙA TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN

Nếu nhƣ trong văn hóa dân gian thì hình tƣợng rùa là biểu tƣợng cho sự linh thiêng tƣợng trƣng cho sự trƣờng tồn, vĩnh cửu, cho sự thanh cao thoát tục và trở thành tín ngƣỡng dân gian tồn tại từ lâu đời trong tâm thức của ngƣời Việt Nam. Hình tƣợng rùa xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình dân gian nhƣ: hội họa, kiến trúc, điêu khắc... và mang những ý niệm nhất định. Với ý nghĩa đó khi đi vào sáng tác văn học dân gian (ca dao dân ca, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn...), hình tƣợng rùa đƣợc biểu hiện đa dạng, bao gồm từ quá trình linh hóa đến sự giản hóa hình tƣợng.

Một phần của tài liệu Khảo sát hình tượng rùa trong văn hóa, văn học dân gian việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)