7. Cấu trúc khóa luận
2.4. Rùa trong ca dao dân ca
Khi đi vào thơ ca dân gian thì hình tƣợng văn hóa rùađƣợc bình thƣờng hóa, trở về đúng với “rùa” gần gũi, gắn bó với cuộc sống của ngƣời dân lao động. Hình tƣợng rùa xuất hiện rất đa dạng và phong phú trong trong ca dao dân ca. Rùa tƣợng trƣng cho sự không may mắn, cho thân phận thấp bé trong xã hội. Đôi khi rùa đƣợc dùng để nói về tình yêu đôi lứa hay gián tiếp ẩn trong đó là tín ngƣỡng phồn thực kín đáo của ngƣời xƣa.
Đi liền với sự chậm chạp, trong ca dao hình ảnh con rùa xuất hiện nhƣ những ẩn dụ chỉ sự không may mắn, không thành công trong cuộc sống.
Chèo ghe xuống biển bắt cua Bắt cua cua kẹp, bắt rùa rùa bơi.
Rùa đã chậm chạp, bắt rùa còn để rùa bơi, … thì thật là … cùng đƣờng sống, hết phƣơng để nói rồi!
Trong nhận thức, cùng một sự vật hiện tƣợng, nhƣng do ý chủ quan,
anh khen anh phải, chú nói chú hay, thì cũng không biết chuyện sẽ đi đến
đâu, chẳng vậy mà dân gian cảnh báo:
Đầu gành có con ba ba Kẻ kêu con trạnh kẻ la con rùa.
Ba ba cùng họ với rùa, nhƣng chắc chắn không phải là con rùa đối với kẻ có mắt tinh đời vậy. Nhận thức đƣợc những tác hại khôn lƣờng của vấn đề vừa nêu, cũng từ hình ảnh con rùa, ngƣời ta nhắc nhau rằng:
Hãy cho bền chí câu cua Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai
Trong cuộc sống xã hội phong kiến ngày xƣa, con ngƣời đã phải trải qua biết bao nỗi niềm chua xót, đắng cay nhƣng không vì thế mà vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời xƣa mất đi, thay vào đó họ lại gửi gắm những nỗi niềm, nỗi oan ức vào từng lời thơ, lời ca dao bộc lộ sâu sắc hết nỗi chân tình của mình. Đƣợc hình thành từ lâu, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, là tiếng nói cất lên từ cuộc đời, số phận tủi nhục nhƣng đằm thắm ân tình của ngƣời xƣa nói riêng và xã hội cũ nói chung. Mƣợn hình ảnh con rùa để ví với thân phận của những kẻ thấp cổ bé miệng hay kẻ lỡ làng tình duyên ngang trái, chẳng ai đoái hoài, có kêu trời, trời cũng không thấu, tình cảnh ấy thật thảm thƣơng:
Thân ai khổ như thân rùa, Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia
Thân ai khổ như anh kia, Ngày đi cuốc bãi, tối về nằm suông.
Hình tƣợng rùa hạc cũng đƣợc sử dụng để ví von so sánh cho tình yêu đôi lứa, trai gái vợ chồng:
“Trăm năm cúc rụi còn mai
Hay:
“Thiếp gặp chàng như Ngưu lang gặp hội Chàng gặp thiếp như hạc đỗ lưng quy
Cứ lời anh dặn em ri
Giàu sang mặc họ, khó khăn chi cũng vợ chồng.”
Bài ca dao đã mƣợn hình ảnh rùa trong văn hóa dân gian và đặc biệt là hình tƣợng rùa đội hạc trong đình, chùa dƣờng nhƣ đã trở nên quen thuộc với ngƣời Việt. Và câu chuyện cảm động về tình bạn của rùa và hạc (rùa đội hạc) nhƣ đƣợc lật giở lại lịch sử và thể hiện tình cảm chân thật nhất của ngƣời bình dân.
Ở góc độ khác, xin dẫn một câu đố dùng yếu tố tục để giảng thanh. Miêu tả sinh thực khí và hành động ái ân nam – nữ để gợi đến hình tƣợng … con rùa:
Lù lù như mu l chị Lị xị như đầu c tôi Ngày ngày đi khắp mọi nơi Đến đêm lại chui vào mu l chị.
Câu ca dao mới xuất hiện phản ánh một thực tế ở miền quê, khi mà đời sống kinh tế đã thay đổi, tệ nạn cũng xuất hiện. Lời một anh chàng quá quắt nào đấy, ngỏ lời trơ trẽn nhƣ sau:
Trăng lên đến đỉnh mu rùa
Cho anh một cái đến mùa anh trả khoai.
Hay:
Chiều chiều én lượn liệng trên trời Rùa bò dưới đất, khỉ ngồi trên cây.
Ca dao dân ca, thành ngữ, tục ngữ mang hình tƣợng con rùa cũng đã ít nhiều góp phần bộc lộ tính cách và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của ngƣời bình dân.