Kế hoạch trồng và chăm sóc bảo vệ

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01- Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 25)

4. Lập kế hoạch sản xuất

4.4.4. Kế hoạch trồng và chăm sóc bảo vệ

Xác định kế hoạch trồng:

- Căn cứ vào đặc điểm của từng loài cây lấy nhựa để xây dựng lịch trồng cũng cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật trồng cho từng loài. Với các loài cây lấy nhựa thường trồng vào vụ xuân hoặc vụ thu nhưng trong kế hoạch cần chỉ rõ ngày bắt đầu trồng và ngày kết thúc.

- Phải xây dựng kế hoạch cho trồng giặm. Đối với hầu hết các loài cây, sau trồng xong 2-3 tuần phải tiến hành kiểm tra nếu cây nào chết trồng giặm ngay. Định kỳ 03 tháng kiểm tra, phát hiện cây chết, tiếp tục trồng giặm.

Xác định kế hoạch chăm sóc: Các hộ căn cứ vào đặc điểm của từng loài cây lấy nhựa, mức độ đầu tư để xây dựng kế hoạch chăm sóc. Để xây dựng kế hoạch chăm sóc cần trả lời các câu hỏi sau:

- Số năm chăm sóc cho từng giai đoạn (kiến thiết cơ bản; cho thu hoạch nhựa)

- Số lần chăm sóc cho từng năm - Nội dung chăm sóc

Đối với cây lấy nhựa thông thường năm thứ nhất thực hiện 02 lần đối với trồng vụ xuân và 01 lần đối với trồng vụ thu. Tùy thuộc khí hậu và đất đai mà thời gian và số lần chăm sóc khác nhau, nhưng nhìn chung lần chăm sóc thứ nhất thường tiến hành sau khi trồng từ 4-6 tháng. Năm thứ hai và thứ ba thường thực hiện chăm sóc 02 lần (lần 1 vào tháng 3 đến tháng 4 và lần 2 vào tháng 8 đến tháng 10).

Nội dung của chăm sóc: Phát thực bì toàn diện, cuốc xới đất, nhặt cỏ, vun gốc cây và kết hợp bón phân.

Xác định kế hoạch phòng trừ sâu bệnh: Để xây dựng được kế hoạch phòng trừ sâu bệnh cần căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng, căn cứ vào từng loại sâu bệnh thường xuất hiện trong vùng là loại nào, thời gian phát sinh, thời gian phá hoại nghiêm trọng để xác định các loại thuốc phòng trừ có hiệu quả. Cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên để phát hiện, dự báo kịp thời và chủ động nhằm khắc phục sự lây lan dịch bệnh trên diện rộng cho các loại cây trồng khác.

Bảng 1.2.5: Kế hoạch trồng, chăm sóc cây Sơn ta

STT Công việc Tiêu chuẩn thực hiện Thời gian thực hiện I Trồng

a Trồng

- Mật độ trồng 500 cây/ha

- Cự ly hàng: Theo cự ly 5m, hàng nằm trên đường đồng mức hoặc từ chân lên đỉnh lô, theo hướng Đông - Tây.

- Cự ly cây: Theo cự ly 4 m, trong hàng (tính từ tâm hố)

Tháng 2/2014

b Trồng dặm

- Sau khi trồng từ 8 -10 ngày tiến hành kiểm tra tỷ lệ cây sống để tiến hành trồng dặm;

- Chọn ngày có điều kiện thời tiết thuận lợi, chọn cây sinh trưởng khỏe để trồng dặm

Tháng 3/2014

II Chăm sóc

1 Năm 1 - Cuốc xới nhặt cỏ quanh gốc

- Cuốc sâu 8-10 cm vun vào gốc

Tháng 3, tháng 8/2014

cây với đường kính 0,8-1m

- Phát thực bì xâm lấn, cắt sát gốc và gỡ hết dây leo.

Kết hợp san băng theo đường đồng mức, lần đầu san băng rộng 0,60m, các lần sau tiếp tục san băng rộng dần đến 1m.

2 Năm 2

Phát sạch dây leo, bụi rậm

Dẫy sạch cỏ, xới đất kết hợp vun gốc xung quanh gốc cây, đường kính từ 0.6- 0.8 m, xới đất xa gốc Sơn

Bón Phân cho Sơn vào mùa xuân và mùa thu. Bón làm 2 lần mỗi lần bón cho mỗi gốc sơn từ 2 phân chuồng + 0,2 kg NPK(5.10.3)

Tháng 3, tháng 8/2015

3 Năm 3

Bấm bỏ quả sơn

Bón Phân cho Sơn vào mùa xuân và mùa thu. Bón làm 2 lần mỗi lần bón cho mỗi gốc sơn từ 3-4 kg phân chuồng + 0,2 kg NPK(5.10.3)

Tháng 3, tháng 8/2016

III Bảo vệ

1 Phòng chống lửa Thường xuyên tuần tra canh gác lửa rừng 2 Chống người và gia súc Chống người và gia súc phá hoại, ngăn ngừa sâu bệnh hại rừng 3 Bảo vệ Bảo vệ suốt chu kỳ, riêng 4 năm đầu bảo vệ nghiêm ngặt

4

Định kỳ kiểm tra sâu bệnh hại

- Lựa chọn được những thời điểm cụ thể sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả

- Xác định được phương pháp kiểm tra tình hình sâu bệnh hại

15 hàng tháng

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01- Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w