Dự tính chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01- Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 28)

4. Lập kế hoạch sản xuất

4.5. Dự tính chi phí sản xuất

4.5.

1. Dự tính chi phí nhân công

Cây Sơn ta, Thông, Trôm là cây lâu năm do đó chi phí công lao động cho cho một chu kỳ sản xuất thấp hơn một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, trước khi trồng phải dự toán chi phí công lao động chi tiết cho cả chu kỳ sản xuất.

Để dự toán chi phí công lao động tương đối chính xác, người ta tính chi tiết số công lao động cho từng công việc cụ thể, đơn giá ngày công tại thời điểm và dự trù tỷ lệ phát sinh thì dự toán chi phí công lao động được diễn giải như sau:

- Chi phí công phát dọn thực bì, chuẩn bị đất (C1) - Chi phí công trồng (C2)

- Chi phí công bón phân (C3) - Chi phí công chăm sóc (C4) - Chi phí công bảo vệ (C5)

Chi phí công lao động dự tính trong năm là (C đồng): C= C1 + C2 + C3 + C4 + C5 + C6 Phát sinh (10%): C/10.

Tổng chi phí công lao động dự tính trong năm là (C đồng): C + C/10 Những năm tiếp theo trong chu kỳ tùy thuộc tình hình sinh trưởng, phát triển của cây và qui trình chăm sóc để dự tính chi phí nhân công cho phù hợp.

Bảng 1.2.7: Dự toán chi phí công lao động cho 01 ha trồng Thông ( năm 1) STT Hạng mục Đơn vị tính Số công Đơn giá (đồng) Thành Tiền (đồng) 1 Trồng rừng a

Phát dọn thực bì (xử lý toàn

diện, cục bộ hay theo băng) m2/công

b Đào hố Hố/công

c Lấp hố Hố/công

d Vận chuyển và bón phân Hố/công e Vận chuyển cây trồng Cây/công

g Trồng dặm Cây/công

2 Chăm sóc

a Phát chăm sóc lần 1 m2/công

b Xới vun gốc lần 1 Cây/công

c Phát chăm sóc lần 2 m2/công

d Xới vun gốc lần 2 Cây/công

Tổng cộng

4.5.

2. Dự tính chi phí giống

Chi phí giống được căn cứ vào mật độ và khoảng cách trồng trên cơ sở tình hình cụ thể và khả năng đầu tư thâm canh, độ tốt, xấu của đất, điều kiện thời tiết khí hậu mà xác định lượng cây giống cho phù hợp (bao gồm cả lượng giống dự phòng).

Thông thường người ta căn cứ vào:

- Số lượng cây cần mua để trồng cho 1ha.

- Giá tiền của cây con tại thời điểm mua (bao gồm cả chi phí vận chuyển) Cách dự tính chi phí cây giống như sau:

Giống (đồng) = Số lượng cây giống cần trồng x giá tiền của một cây tại thời điểm

Ví dụ: Trồng với khoảng cách: cây cách cây 3m x 3m. Lượng cây giống cần 1.100 cây/ha.

Tỷ lệ dự phòng 10% tương ứng 110 cây giống. Tổng lượng cây giống cần mua: 1.210 cây.

Giá tiền của một cây tại thời điểm: 10.000 đ/cây (bao gồm cả vận chuyển).

Chi phí cây giống/1ha = 1.210 cây x 10.000 đồng/cây = 12.100.000 đồng

* Ghi chú: Trong trường hợp tự sản xuất giống thì giá mỗi cây giống được tính bằng tổng các chi phí để tạo ra 1 cây giống.

Bảng 1.2.8: Dự toán chi phí sản xuất giống

STT Các khoản chi Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Xây dựng vườn ươm

2 Máy bơm 3 Quang gánh 4 Quốc 5 Xẻng 6 Lưới sàng đất 7 Hạt Giống 8 Túi bầu 9 Thuốc kích thích 10 Nhân công 11 Nước Tổng

4.5.

3. Dự tính chi phí phân bón

Căn cứ vào qui trình kỹ thuật chăm sóc cho từng loài cây lấy nhựa và khả năng đầu tư của hộ để quyết định chủng loại và lượng phân bón thích hợp.

Căn cứ vào dự kiến năng suất nhựa đạt được trong chu kỳ để tính toán. Căn cứ vào giá cả phân bón hiện tại và những vấn đề trượt giá trên thị trường

Ví dụ:

Lượng phân tổng cho 01 ha Sơn ta để đạt năng suất nhựa 2.000 kg/ha/ năm, khuyến cáo như sau:

- Phân chuồng bón lót: 5 kg/gốc, tương đương 5 tấn/ha.

- Phân đạm NPK (5:10:3): 0,5 kg/gốc tương đương 0,5 tấn/ha - Vôi bột 500 kg/ha/năm

Bảng 1.2.8: Dự toán chi phí phân bón cho 01 ha Sơn ta (giai đoạn thu nhựa)

STT Loại phân bón Đơn vị tính lượngSố Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)

1 Phân chuồng Tấn

2 Phân NPK Kg

3 Vôi Kg

Tổng cộng

4.5.

4. Dự tính chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Việc dự tính chi phí thuốc BVTV thường khó chuẩn xác do tình hình thời tiết thất thường và tình hình dịch bệnh biến động liên tục theo mùa vụ. Vì vậy, việc dự tính phần chi phí cho việc dùng thuốc phòng ngừa sâu bệnh chỉ đạt mức độ tương đối.

Căn cứ vào loại sâu bệnh hại chủ yếu và khả năng phát sinh phát triển theo giai đoạn sinh trưởng của cây lấy nhựa để dự tính lượng thuốc BVTV và chi phí. Chi phí được thống kê theo bảng sau:

Bảng 1.2.9: Dự toán chi phí thuốc bảo vệ thực vật cho 1ha Trôm (giai đoạn kiến thiết cơ bản)

STT Thuốc Đơn vị tính lượngSố Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)

STT Thuốc Đơn vị tính lượngSố Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)

2 Thuốc trừ bệnh Chai

3 Thuốc trừ cỏ (nếu có) Chai Tổng cộng

4.5.5. Dự tính chi phí máy móc, dụng cụ

Trong sản xuất cây lấy nhựa, tùy thuộc vào qui mô sản xuất và nguồn lực của hộ để đầu tư trang thiết bị/máy móc phục vụ sản xuất. Tổng hợp chi phí máy móc, dụng cụ như sau:

* Khấu hao máy móc/ nhà xưởng, trang thiết bị.

Bảng 1.2.10: Khấu hao tài sản, trang thiết bị

STT Tên tài sản Số lượng Đơn giá Thành tiền Thời gian sử dụng

Khấu hao/ năm hoặc chu kỳ sản xuất

Tổng số

Bảng 1.2.11: Tổng chi phí máy móc, dụng cụ và các loại vật tư

STT Loại máy móc vật tư Số lượng

Giá Chi phí 1ha/năm

Ghi chú

1 Máy phun thuốc 2 Máy bơm nước 3 Hệ thống tưới

4 Dụng cụ rẻ tiền mau hỏng 5 Xăng dầu

Tổng cộng

4.5.6. Dự tính chi phí cho tiêu thụ, vận chuyển/ bán sản phẩm/1 kỳ kinh doanh kinh doanh

Nội dung Số tiền Ghi chú

Chi phí quảng cáo Chi phí thuê cửa hàng Vận chuyển sản phẩm ……..

Tổng số

4.6

. Dự tính hiệu quả kinh tế

4.6.1. Dự tính tổng chi phí

Chi phí đầu vào được tính từ tổng chi phí cho các hạng mục trên bao gồm chi phí cây giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí công tưới nước, chi phí công lao động, chi phí tiêu thụ sản phẩm...

Bảng 1.2.13: Tổng chi phí phục vụ cho sản xuất kinh doanh cây lấy nhựa

Stt Các khoản mục Số tiền Ghi chú

I Chi phí trực tiếp

1 Khấu hao tài sản

2 Chi phí nguyên vật liệu 3 Chi phí nhân công

4 Chi phí tiêu thụ/ bán hàng 5 Thanh toán tiền vay

II Chi phí khác

Tổng cộng 4.6.2. Dự tính tổng thu

Tổng thu là thu nhập trong cả chu kỳ sản xuất được tính bằng khối lương/sản lượng các sản phẩm dự tính thu được trong cả chu kỳ nhân với giá bán bình quân của từng loại sản phẩm trên thị trường tiêu thụ.

Công thức: Tổng thu = Sản lượng nhựa × giá tiền/kg (sản phẩm)

Tổng thu đối với sản xuất cây lấy nhựa chủ yếu là nhựa thô, các sản phẩm phụ như củi, cành không đáng kể trong chu kỳ sản xuất. Tổng thu liên quan trực tiếp đến sản lượng nhựa và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong quá

trình sản xuất như: đất đai, điều kiện khí hậu, khả năng đầu tư, trình độ kỹ thuật thâm canh, phương thức thu hoạch bảo quản, thị trường tiêu thụ, giá cả… Ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào định hướng phát triển sản phẩm và các chế độ chính sách của Nhà nước.

Để dự tính doanh thu từ các sản phẩm trong chu kỳ sản xuất theo các bước sau:

1. Liệt kê các sản phẩm thu được từ sản xuất cây lấy nhựa sẽ bán; 2. Ước tính khối lượng/sản lượng thu được cho 1 chu kỳ kinh doanh 3. Xác định giá bán bình quân cho mỗi sản phẩm sẽ bán được; 4. Tính doanh thu mỗi loại sản phẩm.

4.6

.3. Dự tính hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được tính như sau:

Hiệu quả kinh tế (đồng) = Tổng thu – Tổng chi 4.7. Hoàn thiện bản kế hoạch

4.7.1 Kế hoạch trồng trọt

- Mục tiêu

- Diện tích sản xuất

- Năng suất, sản lượng dự kiến - Các hoạt động trồng trọt

Bảng 1.2.14: Tổng hợp các hoạt động trồng trọt

STT Hạng mục Tiêu chuẩn kỹ thuật Thời gian I Chuẩn bị cây giống

II Chuẩn bị đất III Trồng

IV Chăm sóc bảo vệ V Khai thác nhựa

4.7.2. Kế hoạch chi phí sản xuất và doanh thu

* Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất được tổng hợp vào bảng sau:

STT Hạng mục vị tínhĐơn Định mức Đơn giá (đồng) Thành tiền I Chi phí trực tiếp

1 Vật tư

Cây giống (bao gồm cả 10%

trồng dặm) cây Phân bón NPK Kg 2 Nhân công 2.1 Trồng rừng Phát dọn thực bì Công Đào hố Công Lấp hố Công Bón phân Công

Vận chuyển cây trồng Công

Trồng dặm Công

2.2 Chăm sóc rừng trồng

Phát thực bì lần 1 Công

Xới cỏ, vun gốc Công

Phát thực bì lần 2 Công

Xới cỏ, vun gốc Công

II Chi phí phục vụ

1 Chi phí thiết kế trồng rừng 2 Chi phí quản lý, bảo vệ

Tổng chi (TC) = I + II

* Thu nhập từ các sản phẩm

Bảng 1.2.16: Thu nhập các loại sản phẩm Loại sản phẩm ĐVT Thu nhập/ đơn vị sản phẩm Chi phí khai thác Chi phí vận chuyển/tiêu thụ Thu nhập ròng/đơn vị sản phẩm Nhựa Loại 1 Kg Loại 2 Kg Loại 3 Kg Củi, cành ster Gỗ m3 đặc

Lưu ý: Thu nhập/đơn vị sản phẩm được xác định bằng việc nhân với giá bán trên thị trường hiện tại.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

Câu 1:Có mấy loại kế hoạch sản xuất? ý nghĩa của kế hoạch sản xuất?

Câu 2: Hãy nêu những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất?

2. Bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành số 1.2.1:Lập kế hoạch các hoạt động trồng trọt

2.2. Bài thực hành số 1.2.2: Lập kế hoạch doanh thu và chi phí

C. Ghi nhớ

- Có nhiều loại kế hoạch sản xuất tuy nhiên với hộ sản xuất cây lấy nhựa thì kế hoạch ngắn hạn là quan trọng và phải được lập chi tiết.

- Lập kế hoạch sản xuất tuân thủ theo các bước sau: + Xác định mục tiêu

+ Xác định diện tích sản xuất

+ Dự tính năng suất, sản lượng nhựa

+ Xác định các hoạt động sản xuất và thời gian thực hiện + Dự tính chi phí sản xuất

+ Dự tính hiệu quả kinh tế

Bài 3: Tiêu thụ sản phẩm Mã bài: M01-03 Mục tiêu:

- Trình bày được các đặc điểm của sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm.

- Lựa chọn được phương pháp giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Linh hoạt trong tiêu thụ sản phẩm cây lấy nhựa

A. Nội dung

1. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm 1.1. Tìm hiểu nhu cầu thị trường sản phẩm

Tìm hiểu thị trường giúp các hộ sản xuất cây lấy nhựa nắm bắt, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, những cạnh tranh trên thị trường sản phẩm để nâng cao hiệu quả tiêu thụ cũng như hiệu quả sản xuất.

+ Tìm hiểu khả năng thâm nhập sản phẩm của hộ sản xuất cây lấy nhựa vào thị trường.

+ Tìm hiểu các đối tượng thu mua sản phẩm của hộ sản xuất cây lấy nhựa về giá cả, số lượng, chất lượng, cơ cấu chủng loại, thời gian và địa điểm.

+ Tìm hiểu các hộ cùng sản xuất (đối thủ cạnh tranh): số lượng, chất lượng, giá cả từng loại sản phẩm và đối tượng khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

Thu thập các thông tin về nhu cầu của thị trường bao gồm:

- Thông tin về sản phẩm: Loại sản phẩm (nhựa thô, nhựa đã qua sơ chế), chất lượng sản phẩm.

- Thông tin về hộ sản xuất trong vùng: Có bao nhiêu hộ sản xuất cây lấy nhựa trong vùng; xu thế phát triển của họ trong tương lai; Mức độ đáp ứng của các cơ sở hiện có đối với nhu cầu thị trường, dịch vụ cung cấp sản phẩm của các cơ sở...

- Thông tin về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm cây lấy nhựa được tiêu thụ như thế nào, bao nhiêu, ở đâu, hình thức bán hàng như thế nào, quảng cáo sản phẩm ra sao, giá bán của sản phẩm trên thị trường trong một vùng hay một khu vực và sự biến động của giá trên thị trường...

- Đối tượng khách hàng, nhu cầu khách hàng, sức mua

- Thông tin về các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất Cây lấy nhựa

Kênh I: Kênh này hộ sản xuất trực tiếp đưa hàng tới người tiêu dùng cuối cùng không qua khâu trung gian.

Ưu điểm: Đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, đảm bảo sự chặt chẽ trong giao tiếp doanh nghiệp về khách hàng. Hộ sản xuất thu được lợi nhuận cao trên một đơn vị sản phẩm.

Nhược điểm: Hạn chế về trình độ chuyên môn hóa, tổ chức quản lý về kênh phân phối phức tạp, chu chuyển vốn chậm, nhân lực phân tán, kênh này chiếm tỷ trọng nhỏ, quan hệ thị trường hẹp.

Kênh II: Kênh rút gọn hay kênh trực tiếp, kênh này sử dụng một trong một số trường hợp, trình độ chuyên môn hóa và quy mô cho phép xác lập quan hệ trao đổi trực tiếp với người sản xuất trên cơ sở tự đảm nhận chức năng tự buôn bán.

Ưu điểm: Một mặt vẫn phát huy ưu thế của loại hình kênh trực tuyến. Mặt khác giải phóng cho sản xuất chức năng lưu thông để chuyên môn hóa và phát triển năng lực sản xuất của mình, đảm bảo trình độ xã hội hóa sản xuất cao hơn và ổn định. Hợp lý trong tiếp thị các hàng hóa được sản xuất.

Nhược điểm: Chưa phát huy được tính ưu việt của phân công lao động xã hội. Vì vậy loại hình này chỉ áp dụng có hiệu quả với một số đơn vị bán lẻ, thích hợp cho một số mặt hàng đơn giản, xác định trong khoảng cách không gian so với điểm phát nguồn hàng, phục vụ cho một số nhu cầu thường xuyên ổn định của người tiêu dùng xác định.

Kênh III: Đây là loại kênh phổ biến nhất trong các kênh phân phối hàng hóa. Kênh này thường được sử dụng đối với những mặt hàng có một số người sản xuất ở một nơi nhưng tiêu thụ ở nhiều nơi. Đặc điểm là những

người sản xuất có quy mô lớn, lượng hàng hóa lớn được sản xuất phục vụ cho nhu cầu của một địa phương hay vùng.

Ưu điểm: Do quan hệ mua bán theo từng khâu nên tổ chức kinh doanh chặt chẽ, vòng quay vốn nhanh. Người sản xuất và người trung gian do chuyên môn hóa nên có điều kiện nâng cao chất lượng lao động, khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường với số lượng đa dạng về chủng loại và chất lượng.

Nhược điểm: Do kênh dài nên rủi ro cao, việc điều hành kiểm soát tiêu thụ khó khăn, thời gian lưu thông dài, chi phí tiêu thụ ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng hàng hóa.

Kênh phân phối chủ yếu của các sản phẩm cây lấy nhựa

+ Đầu mối thu gom (thương lái): Mua, tích lũy hàng để cung cấp cho cơ sở chế biến và các cửa hàng tiêu thụ.

+ Bán trực tiếp cho các cơ sở chế biến: Thông qua các hợp đồng bao tiêu sản phẩm

1.3. Tìm hiểu sức mua và giá bán sản phẩm trên thị trường

Giá cả phụ thuộc vào số lượng, chất lượng sản phẩm, mạng lưới thu mua, hiểu biết về thị trường, hiểu biết về sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh. Khi tìm hiểu giá cần tập trung:

- Tìm hiểu và phân tích sức mua, sức bán, giá bán các sản phẩm nhựa tại

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01- Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 28)