Câu hỏi và bài thực hành

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01- Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 46)

1. Câu hỏi

Câu 1: Hãy cho biết các cơ sở để lựa chọn kênh phân phối trên thị trường?

Câu 2: Nêu các hình thức và các bước giới thiệu sản phẩm?

2. Bài tập thực hành

2.1 Bài thực hành số 1.3.1: Đóng kịch bán sản phẩm cây lấy nhựa

2.2 Bài thực hành số 1.3.2: Soạn thảo hợp đồng mua bán sản phẩm cây lấy nhựa

C. Ghi nhớ

- Khi tìm hiểu các kênh phân phối: Bán lẻ, bán qua đầu mối thu gom, bán trực tiếp cho nhà chế biến cần phân tích khả năng tiêu thụ và giá bán của từng kênh phân phối.

- Trong ký kết hợp đồng cần chú ý các điều khoản về qui cách sản phẩm, phương thức thanh toán và trách nhiệm của từng bên. Sau khi ký hợp đồng phải thực hiện đúng tiến độ hợp đồng.

- Sau khi thực hiện giao nhận hàng hóa và thanh toán phải thanh lý hợp đồng.

Bài 4: Dự tính hiệu quả sản xuất Mã bài: MĐ01-04

Mục tiêu:

- Liệt kê được đầy đủ các loại chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.

- Tính được giá thành sản phẩm và hiệu quả của sản xuất. - Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực trong tính toán

A. Nội dung

1. Tính chi phí sản xuất

Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất phải chi ra những khoản tiền nhất định, những khoản tiền này được gọi là chi phí.

Chi phí là những khoản tiền mà hộ sản xuất phải chi ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh cây lấy nhựa có rất nhiều các khoản chi khác nhau nhưng thông thường có các khoản chi sau:

- Chi máy móc thiết bị, bao gồm: + Chi phí máy phát quang

+ Chi phí máy làm đất + Chi phí máy bơm nước

+ Chi phí máy bơm thuốc trừ sâu + Chi phí máy móc khác - Chi phí công cụ, dụng cụ, gồm: + Quang, rành + Cuốc, xẻng + Dao, kéo + Xô, chậu + Các chi phí dụng cụ khác - Chí phí nguyên, nhiên liệu + Cây giống

+ Phân chuồng

+ Các loại phân hóa học: NPK, Kali, Đạm, Lân + Thuốc nấm

+ Thuốc trừ sâu

+ Điện, nước, xăng, dầu + Các chi phí khác - Chi phí nhân công - Chi phí vận chuyển

- Chi lãi vay ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác - Chi phí quảng cáo xúc tiến bán hàng

+ Chi tìm hiểu thị trường. + Chi thuê địa điểm bán hàng

+ Chi tiền cho các hoạt động quảng cáo

+ Chi tiền thù lao cho người giới thiệu bán hàng + Chi khác

Để xác định số tiền cho các khoản chi người ta có thể sử dụng công thức:

C = GM x N

Trong đó:

C: Số tiền tương ứng với khoản chi GM: Giá mua của một sản phẩm N: Số lượng sản phẩm cần mua.

Ví dụ 1: Để trồng 1ha cây Thông nhựa phải mua 5.000 cây với giá 500đ/cây. Vậy số tiền phải chi cho việc mua cây giống là:

C = GM x N = 500 x 5.000 = 2.500.000 đ

Để thuận lợi cho việc thống kê hạch toán sau này, các khoản chi được ghi chép theo bảng 1 dưới đây.

Bảng 1.3.1: Chi phí cây giống thông

STT Các khoản chi Đơn vị Tính Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)

1 Chi mua phân bón NPK

kg 200 15.000 3.000.000

Ví dụ 2: Để sản xuất 3 ha cây Sơn, chủ hộ xác định được các khoản chi theo bảng kê dưới đây:

Bảng 1.3.2: Chi phí máy móc dụng cụ

STT Các khoản chi ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Máy phát quang Máy 1 15.000.000 15.000.000

2 Máy bơm nước Máy 1 10.000.000 10.000.000

3 Quang gánh Bộ 20 20.000 400.000

4 Cuốc Chiếc 20 30.000 600.000

5 Xẻng Chiếc 20 20.000 400.000

Tổng 30.000.000

1.2. Các loại chi phí

Có nhiều tiêu chí được dùng để phân loại chi phí, nhưng thông thường các khoản chi phí sản xuất là: các khoản chi phí biến đổi và các khoản chi phí cố định.

* Chi phí trực tiếp:

Là những khoản chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng của sản phẩm sản xuất ra, nó sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất.

Đặc điểm của các khoản chi phí biến đổi là có liên quan trực tiếp đến sản lượng đầu ra, nghĩa là khi tiến hành sản xuất một sản lượng nhiều hơn thì khoản chi phí này cũng tăng theo. Các khoản chi phí biến đổi chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất

Đối với sản xuất cây lấy nhựa thì chi phí biến đổi thường là: + Cây giống

+ Phân chuồng

+ Các loại phân hóa học: NPK, Kali, Đạm, Lân + Thuốc diệt nấm

+ Thuốc trừ sâu

+ Điện, nước, xăng, dầu + Chi phí nhân công + Chi thuê vận chuyển

+ Chi lãi vay ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác

Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi.

Đặc điểm cở bản của loại chi phí cố định là các khoản chi phí được đầu tư một lần nhưng thời gian sử dụng thường dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Đối với sản xuất cây lấy nhựa thì chi phí cố định thường là: + Chi mua máy phát quang

+ Chi mua máy bơm nước

+ Chi mua máy bơm thuốc trừ sâu + Chi mua dụng cụ, công cụ Ví dụ : Phân loại chi phí ở ví dụ 2

Theo định nghĩa, chúng ta có thể phân loại chi phí ở ví dụ 2 như sau

Bảng 1.3.3: Tổng hợp chi phí sản xuất

STT Các khoản chi ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền I Chi phí cố định

1 Máy phát quang Máy 1 15.000.000 15.000.000

2 Máy bơm nước Máy 1 10.000.000 10.000.000

II Chi phí biến đổi

1 Quang gánh Bộ 20 20.000 400.000

2 Cuốc Chiếc 20 30.000 600.000

3 Xẻng Chiếc 20 20.000 400.000

1.3. Cách tính chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những khoản chi phí cố định có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm mới phải tính khấu hao.

Chi phí khấu hao thông thường phụ thuộc vào thời gian. Thời gian sử dụng càng dài thì chi phí khấu hao trên năm càng nhỏ

Công thức tính khấu hao:

Trong đó:

CKH: Chi phí khấu hao (đồng/năm)

GBĐ: Giá trị ban đầu của tài sản, tương đương với giá mua của tài sản(đồng)

T: Tổng số năm sử dụng của tài sản ( năm)

Ví dụ : Hãy tính khấu hao máy bơm cho sản xuất cây Trôm lấy nhựa biết: giá trị máy bơm là 10 triệu đồng; Thời gian sử dụng của máy bơm là 5 năm:

- Xác định các chi phí cố định cần tính khấu hao:

CKH = 10/5=2

Vậy chi phí khấu hao cho máy bơm nước là 2 triệu đồng/năm

1.4. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi có liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm

Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất bỏ ra rất nhiều các khoản chi khác nhau nhưng chỉ có chi phí biến đổi, chi phí khấu hao mới trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, quản lý và tiêu thụ sản phẩm. Phần giá trị còn lại của các chi phí cố định không đi vào sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm.

Công thức tính

CSXKD = CKH + CBĐ

Trong đó:

CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh CKH: Chi phí khấu hao

CBĐ: Chi phí biến đổi

2. Tính giá thành sản phẩm

2.1. Khái niệm và cách tính giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm.

Giá thành đơn vị sản phẩm được hình thành bởi chi phí sản xuất và việc hạch toán giá thành sản phẩm là việc tính toán các khoản chi phí tham gia vào quá trình sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là cơ sở để hộ sản xuất đưa ra giá bán sản phẩm của mình. Giá bán sản phẩm xoay quanh giá thành sản phẩm. Nếu giá bán lớn hơn

giá thành thì sản xuất có lãi, bằng giá thành thì hòa vốn, nhỏ hơn giá thành thì lỗ vốn Công thức tính: GTSP = CSXKD/SSPSX Trong đó: GTSP: Giá thành 1 đơn vị sản phẩm CSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh SSPSX: Số sản phẩm được sản xuất

2.2. Biện pháp để hạ giá thành sản phẩm

Xuất phát từ mối quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi nhuận, để hạ giá thành sản phẩm đối với cây trồng lấy nhựa muốn có lợi nhuận cao phải tăng năng suất và sản lượng, tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất. Muốn vậy các hộ cần thực hiện tốt ba giải pháp vừa cơ bản vừa cụ thể sau:

- Không ngừng nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng bằng thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mạnh dạn đưa công nghệ mới vào sản xuất.

- Sử dụng có hiệu quả chi phí cố định, giảm mức chi phí cố định cho đơn vị sản phẩm.

- Sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các chi phí biến đổi, xác định và lựa chọn các yếu tố đầu vào tối ưu.

3. Xác định doanh thu3.1. Khái niệm 3.1. Khái niệm

Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường,

Doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào giá bán và khối lượng sản phẩm hàng hoá bán ra trên thị trường.

Đối với hoạt động sản xuất cây lấy nhựa thì doanh thu chủ yếu trong cả chu kỳ là các khoản thu từ việc bán nhựa, bán củi cành.

3.2. Công thức tính DT = GBSP x SSP DT = GBSP x SSP Trong đó: DT: Doanh thu GBSP: Giá bán một sản phẩm SSP: Số lượng sản phẩm bán ra

Trong quá trình sản xuất, tùy từng thời điểm khác nhau, khách hàng khác nhau... mà giá bán khác nhau. Do đó để tiện theo dõi doanh thu người ta ghi chép doanh thu theo bảng dưới đây.

Bảng 1.3.4: Doanh thu bán hàng hoạt động sản xuất cây lấy nhựa

STT Các khoản thu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

I Đợt 1

1 Bán nhựa thô loại I 2 Bán nhựa thô loại II 3 Bán củi

……

Ví dụ 7: Hãy tính doanh cho hộ sản xuất Sơn ta Biết: Đợt 1: Số lượng nhựa sơn loại I bán ra là 100kg với giá 200.000 đồng/kg; loại II là 50 kg với giá bán 150.000 đ/kg

Đợt 2: Số lượng nhựa sơn loại I bán ra là 80 kg với giá 230.000 đồng/kg Từ dữ liệu trên ta có

DT = DT1 + DT2 + DT3 = GBSP1 x SSP1 + GBSP2 x SSP2 + GBSP3 x SSP3 = 100 x 200.000 + 50 x 150.000 + 80 x 230.000

= 20.000.000 + 7.500.000 + 18.400.000 = 45.900.000 đồng

4. Hạch toán lợi nhuận4.1. Khái niệm 4.1. Khái niệm

Lợi nhuận (lãi) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh

4.2. Công thức tính

Có thể tính lợi nhuận theo công thức sau

LN = DT – CSXKD

Trong đó:

LN: Lợi nhuận DT: Doanh thu

B. Câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi

Câu 1: Hãy nêu các loại chi phí? Cách tính khấu hao đối với chi phí cố định?

Câu 2: Nêu cách tính giá thành sản phẩm và biện pháp hạ giá thành sản phẩm?

2. Bài thực hành

2.1 Bài thực hành số 1.4.1: Lập bảng dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.2. Bài thực hành số 1.4.2: Tính toán lợi nhuận sản xuất sản phẩm cây lấy nhựa

C. Ghi nhớ

- Chi phí khấu hao là phần giá trị hao mòn của chi phí cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh và được phân bổ theo từng năm. Theo quy định thì những khoản chi phí cố định có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên, thời gian sử dụng trên 1 năm mới phải tính khấu hao.

- Giá thành sản phẩm được hình thành bởi chi phí sản xuất, hạch toán giá thành sản phẩm là việc tính toán các khoản chi phí tham gia vào quá trình sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun

- Vị trí: Mô đun Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là mô đun được thực hiện giảng dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm. Mô đun có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Mô đun được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, hạch toán sản xuất, các kỹ năng tính toán các khoản chi phí, doanh thu và lợi nhuận khi sản xuất mỗi sản phẩm. Trên cơ sở đó, người sản xuất sẽ xác định được các hoạt động sản xuất, doanh thu và lợi nhuận.

II. Mục tiêu của mô đun

- Về kiến thức

+ Nêu được những đặc điểm của thị trường sản phẩm cây lấy nhựa; các bước lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; các nguyên tắc hạch toán sản xuất; Liệt kê được đầy đủ các loại chi phí sản xuất;

- Về kỹ năng

+ Xác định được nhu cầu của thị trường làm căn cứ lập kế hoạch sản xuất;

+ Lập được kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ và nhu cầu của thị trường;

+ Tính được giá thành sản phẩm, doanh thu và hiệu quả của quá trình sản sản xuất.

- Về thái độ

+ Có trách nhiệm với công việc và sản phẩm làm ra; có ý thức bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ trong sản xuất.

III. Nội dung chính của mô đun

Mã bài Tên các bài trong mô đun

Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian (giờ) Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ1-01 Tìm hiểu thông tin thị trường sản phẩm cây lấy nhựa Tích hợp Lớp học 10 02 08 MĐ1-02 Lập kế hoạch sản Tích Lớp 20 06 13 01

xuất hợp học

MĐ1-03 Tiêu thụ sản phẩm Tích hợp Lớp học 12 04 08

MĐ1-04 Dự tính hiệu quả sản xuất Tích hợp Lớp học 16 04 11 01

Kiểm tra hết mô

đun 02 02

Tổng cộng 60 16 40 04

Ghi chú: * Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành4.1. Bài thực hành số 1.1.1: Tìm hiểu thị trường 4.1. Bài thực hành số 1.1.1: Tìm hiểu thị trường

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thị trường - Nguồn lực: Giấy A0, A4 tập, bút ghi chép...; bản mẫu tìm hiểu thị trường giấy A4, máy tính tay. Danh sách các hộ sản xuất, các đầu mối thu gom sản phẩm cây lấy nhựa.

- Các thức tiến hành: Chia lớp thành các nhóm, thực hiện bài tập theo nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm: thực hiện tìm hiểu và đưa các thông tin vào bảng dưới đây. Có thể tiến hành buổi thực hành tại các hộ sản xuất sản phẩm cây lấy nhựa, các đầu mối thu gom. Học viên thu thập và phân tích thông tin; Từng nhóm trình bày kết quả của mình. Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên.

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ

- Kết quả sau bài thực hành học viên là thông tin về thị trường sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình MD01- Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nghề trồng cây lấy nhựa (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w