Các hoạt động của QTDND:

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 87)

6. Kết cấu luận vă n:

5.3.2.2. Các hoạt động của QTDND:

Để chấn chỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động của việc tái cơ cấu QTD ND đạt hiệu quả các QTD ND cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Một là: Tăng năng lực tài chính của Quỹ: nhƣ đã phân tích ở trên thì năng lực tài chính của các QTD ND còn nhiều hạn chế. Thực trạng này làm cho các Quỹ gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an toàn và phát triển quy mô hoạt động. Do đo các Quỹ cần tập trung các công việc sau:

- Tăng mức vốn góp xác lập tối thiểu: mức vốn góp tối thiểu theo quy định là 50.000 đồng đƣợc quy định từ năm 1993 đến nay không còn phù hợp với tình hình thực tế và thu nhập của ngƣời dân và làm cho năng lực tài chính của Quỹ bị hạn chế. Do đó các Quỹ cần nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội và thu nhập của ngƣời dân trên từng địa bàn hoạt động của mình để đƣa ra mức vốn góp xác lập tối thiểu cho phù hợp với từng đối tƣợng thành viên là tổ chức, cá nhân…..

- Quy định mức vốn góp thƣờng xuyên tối thiểu đối với các cán bộ nhân viên trong Quỹ để tăng năng lực tài chính và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc. Tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận và tăng quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ.

Hai là: Tăng cƣờng công tác huy động vốn tại chỗ: Đối với hoạt động của QTD ND nguồn vốn tại chỗ là vấn đề quan trọng và có nhiều lợi thế, các QTD ND gần gũi khách hàng, có nhiều thông tin về những khách hàng đang có tiền nhàn rỗi, thủ tục đơn giản. Tuy nhiên nhiều QTD ND chƣa phát huy đƣợc những lợi thế này. Vì vậy quá trình tái cơ cấu cần phải tăng cƣờng công tác huy động vốn tại chỗ để làm đƣợc việc này các QTD ND cần phải: chủ động tiếp cận, tƣ vấn giúp khách hàng quản lý tiền nhàn rỗi, đồng thời cung cấp các sản phẩm tiết kiệm đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng,

củng cố lòng tin của ngƣời gửi tiền và có chính sách mở rộng thu hút ngƣời gửi tiền ngoài địa bàn hoạt động.

Ba là: Tăng cƣờng, đổi mới hoạt động tín dụng và nâng cao chất lƣợng tín dụng: Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của QTD ND là hoạt động tạo ra lợi nhuận và quyết định quy mô hoạt động của Quỹ. Chính vì vậy trong quá trình tái cơ cấu QTD ND cần phải thực hiện:

- Mở rộng đối tƣợng thành viên vay vốn: theo quy định hiện hành thì QTD ND chỉ đƣợc cho vay 3 đối tƣợng: thành viên, ngƣời gửi tiền tại Quỹ, hộ nghèo. Do đó để mở rộng đối tƣợng thành viên vay vốn QTD ND phải tăng số lƣợng thành viên, vận động, tuyên truyền để các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn làm ăn hiệu quả tham gia làm thành viên của Quỹ, đồng thời thu hút khách hàng gửi tiền tại Quỹ.

- Hoàn thiện quy chế, quy trình, thủ tục cho vay: Các quy chế, quy trình, thủ tục vay của Quỹ cần phải ban hành đảm bảo chặt chẽ, khoa học đúng pháp luật đồng thời theo hƣớng đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành viên tiếp cận và vay vốn tại Quỹ để sản xuất kinh doanh.

- Rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay: Với lợi thế gần dân, sát dân có nhiều thông tin về thành viên nên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay QTD ND cần rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay để nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại. Hơn nữa nhu cầu vay vốn của các thành viên QTD ND phần lớn là các nhu cầu đột xuất, với nhu cầu bổ sung vốn đột xuất cho sản xuất kinh doanh vì vậy nếu không đáp ứng đƣợc nhu cầu thì QTD ND sẽ bị mất khách hàng.

- Nâng cao trình độ thẩm định, khả năng phân tích phƣơng án sản xuất kinh doanh: QTD ND cần phải tự nâng cao trình độ và khả năng thẩm định, phân tích phƣơng án sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lƣợng công tác tín dụng

của mình đồng thời có thể tƣ vấn cho các thành viên có nhu cầu vay vốn xây dựng phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả và tính khả thi cao.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát vốn vay: Để đồng vốn cho các thành viên vay đạt hiệu quả đúng nhƣ phƣơng án cho vay đảm bảo trả gốc và lãi đầy đủ cho Quỹ cần phải tăng cƣờng kiểm tra, giám sát vốn vay thƣờng xuyên theo định kỳ. Thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở thành viên khi đến hạn gốc, lãi để xây dựng thói quen của thành viên vay vốn trong việc trả nợ gốc, lãi vốn vay.

- Xây dựng phƣơng án xử lý nợ xấu có tính khả thi cao: Nợ xấu, nợ quá hạn là bạn đồng hành với hoạt động tín dụng nó xảy ra không báo trƣớc do đó QTD ND cần phải xây dựng phƣơng án xử lý khi nợ xấu xảy ra, phƣơng án này phải sử dụng tổng hợp các lực lƣợng tham gia nhƣ chính quyền địa phƣơng, công an xã...để đảm bảo thu đƣợc nợ gốc và lãi đúng pháp luật.

Bốn là: Tạo điều kiện cho các QTD ND thực hiện các dịch vụ tài chính để tăng doanh thu nhƣ: làm đại lý dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ: Doanh thu của QTD ND hiện nay chủ yếu là thu từ lãi tiền vay do đó rất hạn chế. Trong khi đó ở một số địa bàn nhu cầu của ngƣời dân về dịch vụ chuyển tiền, thu hộ chi hộ ngày càng đa dạng. Tuy nhiên với trình độ nhƣ hiện nay các QTD ND không đủ khả năng thực hiện đƣợc các dịch vụ chuyển tiền nhƣ các ngân hàng. Vì vậy QTD ND phải chủ động nghiên cứu nhu cầu của địa bàn về dịch vụ này để tiếp cận với Ngân hàng hợp tác xã hoặc các Ngân hàng thƣơng mại để xin làm đại lý về dịch vụ chuyển tiền để có nguồn tăng doanh thu. Đối với dịch vụ thu hộ chi hộ các QTD ND cần chủ động đề nghị với đảng ủy, chính quyền địa phƣơng và phòng lao động thƣơng binh xã hội huyện để tiếp cận làm dịch vụ chi trả lƣơng hƣu ở các xã trên địa bàn.

Năm là: Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng cáo, marketing, nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng

trên địa bàn hoạt động: Các QTD ND cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền quản cáo thông qua các kênh nhƣ: Đài phát thanh xã; các băng rôn khẩu hiệu…để tuyên truyền các chính sách phát triển của Quỹ và các loại dịch vụ sản phẩm mới, nâng cao thƣơng hiệu của Quỹ.

Sáu là: Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn trong hoạt động. Hoạt động kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực rất nhạy cảm do đó chấp hành các quy định về an toàn là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động cho các QTD ND. Để làm đƣợc điều này các QTD ND cần phải quán triệt từ các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ cần xem xét kỹ các nghiệp vụ phát sinh để tránh việc vi phạm các quy định an toàn.

5.4. Kết luận:

Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là hệ thống hoa lý luận về QTD ND và tái cơ cấu QTD ND, phân tích thực trạng tái cơ cấu của các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội và đề xuất giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới. Luận văn đã thực hiện đƣợc các nội dung chủ yếu sau:

Một là: Luận văn đã tổng hợp cơ sở lý luận về QTD ND và tái cơ cấu QTD ND. Trong đó luận văn đề cập đến khái niệm, hoạt động, đặc trƣng và vai trò của QTD ND. Khái niệm tái cơ cấu QTD ND, lý do tái cơ cấu và nội dung tái cơ cấu. Cơ cấu QTD ND dựa trên các tiêu chí cơ cấu tài chính, tổ chức hoạt động. Làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu các QTD ND, các bƣớc tái cơ cấu QTD ND; tham khảo kinh nghiệm quản lý các QTD ND điển hình của canada.

Hai là: Luận văn phát hiện ra những bất cập trong quá trình tái cơ cấu các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội. Luận văn phân tích những thực trạng

qua số liệu của cơ quan quản lý và qua khảo sát thực tế tại các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội.

Ba là: Luận văn đề xuất một số giải pháp đồng bộ góp phần thực thi và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu QTD ND.

Một số điểm mới của luận văn nghiên cứu là:

- Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc tái cơ cấu các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Đƣa ra giải pháp đồng bộ sát với thực tế hoạt động của các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội.

- Đƣa ra định hƣớng cho mô hình QTD ND trong giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu giải quyết đƣợc những bất cập trong mô hình tổ chức và quản lý các QTD ND hiện nay.

Với những nội dung cơ bản trên, luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tác giả mang đóng góp đƣợc một phần nhỏ vào quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nói chung và tái cơ cấu các QTD ND nói riêng, tiếp tục lộ trình tái cơ cấu trong điều kiện hội nhập.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mang đƣợc sự đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn đọc luận văn để bổ sung hoàn thiện hơn việc tái cơ cấu các QTD ND.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1/ Nguyễn Quỳnh Hoa , 2014. Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trƣờng đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

2/ Cao Ý Nhi ,2012. Cơ cấu lại các NHTM nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân.

3/ Doãn Hữu Tuệ ,2010. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống QTD ND Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân.

4/ Lê Thanh Tâm ,2008. Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân.

5/ Lê Thanh Tâm ,2007. “Sử dụng công cụ SWOT cho xây dựng chiến lược hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trong điều kiện hội nhập hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 125 Tháng 11/2007.

6/ Nguyễn Hồng Sơn và Trần Thị Thanh Tú ,2012., trong bài viết “ Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam những ẩn số nhìn từ thông lệ quốc tế”. 7/ Quốc hội ,2010. Luật Các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH-12.

8/ Economica, 2012. ” Phát triển sản phẩm tài chính mới cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân”.

9/ Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ,2011. Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015.

10/ Ngân hàng nhà nƣớc Chi nhánh TP Hà Nội, 2011-2013. Báo cáo thường niên tình hình hoạt động của các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội.

11/ Ngân hàng nhà nƣớc Chi nhánh TP Hà Nội ,2011. Đề án triển khai cơ cấu lại các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

TIẾNG ANH

12/ Hans Dieter Seibel ,2008. “Restructuring State-owned Financial Institutions: The People’s Credit Funds of Vietnam”, Asian Development Bank, 12/2008.

13/ Margery Waxman, A legal framework for systemic bank restructuring, The World Bank, June 1998.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra khảo sát đối với các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN CHƢƠNG TRÌNH THẠC SỸ

TÀI CHÍNHNGÂN HÀNG LỚP TCNH1-K21

PHIẾU KHẢO SÁT ĐIỀU TRA

VỀ CÔNG TÁC TÁI CƠ CẤU CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

- Nơi diễn ra phiếu điều tra khảo sát: thành phố Hà Nội (Việt Nam) - Người được khảo sát: Giám đốc các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Kính thưa Ông/Bà!

Chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát điều tra về triển khai thực hiện chƣơng trình tái cơ cấu các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội để phục vụ cho việc thực hiện đề tài “Tái cơ cấu các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội” của học viên Nguyễn Trung Bắc (chƣơng trình thạc sỹ chuyên ngành tài chính ngân hàng do Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), từ đó có cơ sở đánh giá và đƣa ra giải

pháp trong việc thực hiện chƣơng trình tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà nội trong giai đoạn 2011-2015.

Ông/Bà đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên để tham gia cuộc khảo sát này. Trƣớc khi bắt đầu chúng tôi xin khẳng định và lƣu ý một số nội sung nhƣ sau:

Toàn bộ danh tính và các câu trả lời của Ông/Bà sẽ đƣợc giữ kín tuyệt đối. Nhƣ̃ng dƣ̃ kiê ̣n thu thâ ̣p đƣợc sẽ chỉ đƣợc phân tích , tổng hợp và bình luâ ̣n mô ̣t cách tổng quát trong báo cáo nghiên cƣ́u; Mọi câu trả lời của Ông/Bà đều có ý nghĩa với cuộc nghiên cứu;

Các câu hỏi đƣợc học viên nêu ra ngay ở phấn dƣới, Ông/Bà đánh dấu (X) vào “ô” (hoặc “cột”) tƣơng ứng với ý kiến của Ông/Bà.

Kính mong Ông/Bà trả lời (cho ý kiến) các câu hỏi với tinh thần khách quan nhất về các câu hỏi dành cho Ông/Bà ngay ở phần sau.

Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Ông/Bà ! Học viên nghiên cứu và thực hiện khảo sát phiếu điều tra

PHẦN CÂU HỎI XIN Ý KIẾN CỦA ÔNG/BÀ

Câu 1: Ông/Bà có biết về việc triển khai thực hiện đề án cơ cấu Quỹ tín dụng tại Quỹ tín dụng nơi ông/bà làm việc?

1.  có 2.  không

Câu 2. Tại Quỹ tín dụng nhân dân nơi ông/bà làm việc đã triển khai việc thực hiện đề án tái cơ cấu chƣa?

1.  Đã thực hiện 2.  Chƣa thực hiện

Câu 3. Theo Ông/Bà tại Quỹ tín dụng nhân dân nơi ông/bà làm việc có cần thực hiện tái cơ cấu không?

1. có 2.  không

Nếu có thì Ông/Bà trả lời tiếp các câu tiếp theo

Câu 4. Tại Quỹ tín dụng nơi Ông/Bà làm việc nên thực hiện tái cơ cấu về ?

1.  Tổ chức và quản trị 2.  Tài chính

3.  Hoạt động

Câu 5. Nếu Ông/Bà chọn tái cơ cấu tổ chức và quản trị thì theo ông/ bà nên tái cơ cấu nội dung gì?

1.  Nhân lực

2.  Hoạt động quản trị 3.  Hiện đại hóa công nghệ

Câu 6. Nếu Ông/Bà chọn tái cơ cấu tài chính thì theo ông/bà nên tái cơ cấu nội dung gì?

2.  Vốn tự có

3.  Tỷ lệ đảm bảo an toàn

Câu 7. Nếu Ông/Bà chọn tái cơ cấu hoạt động kinh doanh thì theo ông/bà nên tái cơ cấu nội dung gì?

1.  Hoạt động cho vay 2.  Hoạt động huy động vốn

Câu 8. Theo Ông /Bà thực hiện tái cơ cấu có làm cho hoạt động của Quỹ tốt hơn?

1.  có 2.  không

Một lần nữa tác giả thực hiện phỏng vấn phiếu điều tra khảo sát xin trân trọng cảm ơn Ông/Bà đã cộng tác, nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi./.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)