Các tiêu chí đánh giá về tái cơ cấu QTDND:

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 33)

6. Kết cấu luận vă n:

1.3.4.2Các tiêu chí đánh giá về tái cơ cấu QTDND:

Nghiên cứu về tái cơ cấu đối với QTD ND trên địa bàn thành phố Hà Nội tác giả dựa trên tiêu chí của lý thuyết CAMELS và BASE để đƣa ra một số tiêu chí đánh giá về cơ cấu của các QTD ND. Lý thuyết CAMELS cho rằng nếu quản lý tốt các yếu tố về vốn, tài sản sẽ giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho các TCTD và BASE đƣa ra các nguyên tắc chuẩn mực đảm bảo an toàn trong hoạt động. Do đó tái cơ cấu QTD ND cần phải tái cơ cấu các nội dung sau:

1.3.4.2.1.Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh.

Hoạt động chủ yếu của các QTD ND gồm huy động vốn, cho vay và các hoạt động khác khi đƣợc cấp phép. Để tái cơ cấu hoạt động kinh doanh QTD ND cần phải đánh giá các hoạt động sau:

Đối với QTD ND hoạt động sinh lời chủ yếu là hoạt động cho vay và các hoạt động khác. Do đó khi tái cơ cấu QTD ND thì tái cơ cấu hoạt động cho vay là nội dung quan trọng. Đó là việc xem xét cơ cấu hợp lý của hoạt động cho vay nhằm tới mục tiêu là đạt mức doanh thu cao nhất có thể.

- Tái cơ cấu về hoạt động huy động vốn.

Hoạt động của QTD ND tồn tại và phát triển đƣợc là chủ yếu nhờ vào việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ cho vay từ việc vay vốn Ngân hàng hợp tác, vay vốn hỗ trợ của các dự án ADB, AFD....

Do đó tái cơ cấu hoạt động huy động vốn là việc nâng cao khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn ở hiện tại và khả năng trong tƣơng lai, nâng cao uy tín của QTD ND trên địa bàn.

1.3.4.2.2. Tái cơ cấu tổ chức và quản trị.

Cơ cấu tổ chức và quản trị có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của một QTD ND. Do đó tái cơ cấu tổ chức quản trị của QTD ND phải đánh giá các nội dung sau:

- Tái cơ cấu về nhân lực.

Để QTD ND có thể hoạt động an toàn, hiệu quả đủ năng lực cạnh tranh trên địa bàn hoạt động và trong nền kinh tế bên canh những yếu tố nhƣ năng lực tài chính mạnh... thì cơ cấu nhân lực phải đảm bảo hợp lý và hiệu quả. Có thể nói trình độ, uy tín của cán bộ nhân viên QTD ND có vai trò quan trọng trong việc xây dựng QTD ND hoạt động an toàn hiệu quả trong điều kiện kinh tế hiện nay.

Hiện nay do sức ép của toàn cầu hóa, cạnh tranh, và sự ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, đổ vỡ tín dụng đen... Do vậy các QTD ND cần phải tạo dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi về nghiệp vụ, tinh thông và năng động với thị trƣờng, có đạo đức và uy tín cao

- Tái cơ cấu về quản trị.

Trong điều kiện kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam luôn biến động khó lƣờng thì quản trị nói chung và quản trị QTD ND nói riêng càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chính vì vậy một trong những trọng tâm của tái cơ cấu QTD ND là nâng cao năng lực quản trị QTD ND đảm bảo QTD ND hoạt động an toàn, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

- Tái cơ cấu về công nghệ.

Ngày nay trình độ công nghệ thay đổi theo từng ngày, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong mọi công việc. Do đó tái cơ cấu công nghệ đối với QTD ND phải bảo gồm:

+ Hiện đại hóa công nghệ: hiện đại về trang thiết bị máy móc, hiện đại hóa các phần mềm giao dịch và quản trị.

+ Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ của đội ngũ cán bộ nhân viên QTD ND.

1.3.4.2.3. Tái cơ cấu tài chính.

Cơ cấu tài chính của một QTD ND là hợp lý khi đáp ứng đƣợc hoạt động hiệu quả và các thông lệ quốc tế có khả năng cạnh tranh cao.

Một QTD ND đƣợc coi là đủ vốn và hoạt động hiệu quả khi vốn chủ sở hữu đáp ứng đƣợc:

+ Đảm bảo khả năng bù đắp rủi ro không rơi vào tình trạng vỡ nợ.

+ Đảm bảo an toàn chi trả cho ngƣời gửi tiền khi có tình huống xấu xảy ra.

+ Nâng cao suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.

+ Đảm bảo yêu cầu các quy định của pháp luật liên quan đến tỷ lệ mua sắm tài sản cố định; quy mô cho vay...

Nội dung chính của tái cơ cấu tài chính là: - Tái cơ cấu về xử lý nợ xấu.

Nợ xấu là rủi ro của hoạt động tín dụng, nó luôn song hành với hoạt động tín dụng. Một trong những mục tiêu chủ yếu của tái cơ cấu là vấn đề xử lý nợ xấu và hạn chế đến mức tối đa nợ xấu phát sinh. Khi tái cơ cấu về xử lý nợ xấu đối với QTD ND cần phải xây dựng phƣơng án xử lý nợ xấu trong đó có sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng ngừa nợ xấu xảy ra và các công cụ để xử lý khi nợ xấu xảy ra.

- Tái cơ cấu về vốn tự có.

QTD ND là đơn vị kinh doanh tiền tệ, vốn tự có chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động nhƣng vốn tự có lại có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của QTD ND. Nó là sự bảo đảm an toàn cho QTD ND trƣớc những rủi ro, duy trì niềm tin của khách hàng đối với QTD ND. Do đo khi cơ cấu vốn tự có phải sử dụng đƣợc tổng hợp các nguồn lực để tăng vốn tự có hợp lý phù hợp với địa bàn hoạt động của QTD ND.

- Tái cơ cấu về các tỷ lệ đảm bảo an toàn.

Tỷ lệ đảm bảo an toàn là những chỉ tiêu đặc biệt quan trọng phản ánh mức độ an toàn, lành mạnh của QTD ND. Do đó tái cơ cấu các tỷ lệ đảm bảo an toàn là hoạt động đảm bảo các chỉ tiêu cao hơn hoặc tối thiểu theo các quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Các tài liệu liên quan đến tái cơ cấu các QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ đƣợc thu thập từ :

- Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ Tƣớng Chính Phủ ngày 01/03/2012.

- Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam.

- Báo cáo tổ chức và hoạt động của các QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội ; Đề án triển khai tái cơ cấu các QTDND của Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh thành phố Hà Nội và các báo cáo khác.

- Các báo cáo Quyết toán năm ; phƣơng án tái cơ cấu của các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội.

- Các trang web điện tử của Ngân hàng nhà nƣớc Việt nam; Hiệp hội QTDND và các trang web khác.

2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp : - Điều tra khảo sát :

Các thông tin liên quan sẽ đƣợc thu thập thông qua điều tra khảo sát 98 QTD ND trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng bảng câu hỏi gửi cho giám đốc các Quỹ tín dụng về những nội dung cần phải tái cơ cấu tại Quỹ tín dụng thực hiện khảo sát thông qua email của các Quỹ tín dụng mà Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh thành phố Hà Nội đang quản lý sau đó sử dụng kết quả khảo sát để phân tích để đƣa ra những nhận định về tái cơ cấu QTD ND.

-Thống kê, phân tích, tổng hơp và đánh giá số liệu :

Trên cơ sở thống kê các số liệu thu thập kết quả điều tra khảo sát, thống kê các chỉ tiêu: nhân lực, vốn và lợi nhuận, nợ xấu… của các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội năm 2011, 2012, 2013 , tiến hành phân tích và tổng hợp các các chỉ tiêu từ đó đánh giá chỉ ra các vấn đề cần phải tái cơ cấu đối với các QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phân tích thực trạng hoạt động tái cơ cấu tìm ra một số hạn chế và nguyên nhân của quá trình tái cơ cấu để đề xuất giải pháp cho hoạt động tái cơ cấu các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội.

Bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu còn có sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

2.2. Thiết kế nghiên cứu.

Tái cơ cấu QTDND Trên địa bàn TP Hà Nội

Tái cơ cấu tổ chức và quản trị

Tái cơ cấu về hoạt động kinh

doanh

Tái cơ cấu về tài chính Về nhân lực Về quản trị Về công nghệ Hoạt động cho vay Hoạt động huy động vốn Xử lý nợ xấu Vốn tự có Các tỷ lệ an toàn

Đánh giá thực trạng tái cơ cấu các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội

Khuyến nghị các giải pháp tái cơ cấu QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI.

3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội. dân trên địa bàn TP Hà Nội.

3.1.1. Quá trình hình thành các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội

Tháng 8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội; Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Nghị quyết số 1662/QĐ-NHNN ngày 28/7/2008 về việc hợp nhất Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Hà Tây và Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh thành phố Hà Nội. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống QTDND của thành phố Hà Nội cũ và của tỉnh Hà Tây cũ; khái quát nhƣ sau:

Giai đoạn trước khi mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội (trước 01/8/2008):

Tại thành phố Hà Nội cũ: Sau khi ban chỉ đạo thành lập các QTDND của Thành phố họp thông qua Quy chế hoạt động và kế hoạch triển khai thành lập QTDND tại thành phố Hà Nội, ngày 09/08/1995, NHNN Việt Nam Chi nhánh thành Hà Nội đã tổ chức hội nghị quán triệt chủ tƣơng của Chính phủ và Thành phố về việc triển khai thí điểm thành lập QTDND. Có 2 QTDND cơ sở đƣợc thành lập trong năm 1995. Năm 1996, trên địa bàn thành phố Hà Nội thành lập thêm 8 QTDND cơ sở nữa nâng tổng số QTDND cơ sở là 10 QTDND. Đến cuối năm 2002, thành phố Hà Nội có thêm 3 QTDND cơ sở ra đời, đồng thời xử lý rút giấy phép hoạt động của 1 QTDND. Đến trƣớc 01/8/2008, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 14 QTDND cơ sở hoạt động;

Tại tỉnh Hà Tây cũ: Căn cứ Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 về đề án thí điểm thành lập QTDND, NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Tây đã thí điểm thành lập các QTDND đợt đầu trong năm 1994 là huyện Hoài Đức, huyện Đan Phƣợng, huyện Chƣơng Mỹ với số lƣợng 12 QTDND cơ sở. Với kết quả hoạt động của các QTDND đƣợc thí điểm thành lập năm 1994, sau khi rút kinh nghiệm, sơ kết đánh giá 1 năm thí điểm đã triển khai mở rộng thí điểm thành lập QTDND ở các huyện, thị xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ năm 1994 đến trƣớc 01/8/2008, trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ đã thành lập đƣợc 87 QTDND cơ sở ở cả 14 huyện thị xã trong tỉnh. Trong quá trình hoạt động, có QTDND do hoạt động yếu kém phải thu hồi giấy phép và có QTDND do quy mô không phát triển đƣợc cũng tự nguyện xin giải thể. Tổng số quỹ phải thu hồi giấy phép là 6 quỹ (QTDND Lê Lợi, Hồng Quang, thị trấn Vân Đình, Song Phƣợng, Nông trƣờng Suối Hai, Trung tâm giống và đồng cỏ Ba Vì). Số quỹ hoạt động đến 01/08/2008 là 81 QTDND cơ sở.

Giai đoạn từ 01/08/2008 đến nay:

Sau khi thực hiện việc mở rộng địa giới hành chính thành Phố Hà Nội, tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có tổng số 98 QTDND cơ sở (gồm 14 QTDND trên địa bàn Hà Nội cũ, 81 QTDND trên địa bàn tỉnh Hà Tây, 3 QTDND trên địa bàn huyện Mê Linh), 25 Phòng giao dịch của các QTDND cơ sở.

Trải qua 20 năm thành lập và hoạt động, hệ thống QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ; Các QTDND đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề thủ công, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm trên địa bàn nông nghiệp-nông thôn. Hoạt động của các QTDND trên địa

bàn đã có những bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc về quy mô hoạt động và vẫn duy trì trạng thái an toàn, hiệu quả, có tính liên kết chặt chẽ trong hệ thống.

3.1.2. Tình hình hoạt động của các QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trải qua 20 năm thành lập và hoạt động, các QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng khích lệ, khẳng định đƣợc vị trí và vai trò của mình, đáp ứng nhu cầu vay vốn, phát triển nông nghiệp, hạn chế cho vay nặng lãi, góp phần mục tiêu xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch kinh tế ở nông thôn, xóa bỏ quan niệm cũ của ngƣời dân về QTDND. Hiện nay, các QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng có trên 118 nghìn ngƣời tham gia là thành viên của QTDND, quy mô về vốn và tài sản ngày càng lớn, các QTDND hoạt động ngày càng ổn định và phát triển bền vững.

3.1.2.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới cũng nhƣ trong nƣớc diến biến phức tạp, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, việc thực hiện các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc đã có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của các TCTD nói chung và đối với các QTDND nói riêng. Hoạt động của các QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp nhiều khó khăn do năng lực tài chính hạn chế, quy mô hoạt động còn nhỏ, nghiệp vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay, tính liên kết hệ thống chƣa cao, trình độ cán bộ còn yếu kém. Tuy nhiên, với sự cố gắn nỗ lực của các QTDND, hoạt động của các QTDND trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn an toàn, tiếp tục có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, tổ chức màng lƣới, nhận thức cũng nhƣ về công tác quản trị, kinh doanh. Trong thời gian qua, hoạt động của các QTDND trên địa bàn đã đạt đƣợc một số kết quả sau:

Việc kết nạp thành viên mới luôn đƣợc các QTDND quan tâm, chú trọng cả về quy mô và chất lƣợng. Vì vậy, đại bộ phận các thành viên đều thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với hoạt động của QTDND, chấp hành nghiêm túc các cam kết trong việc vay vốn, trả nợ và có ý thức xây dựng QTDND.

Bảng 3.1: Số lƣợng thành viên tham gia QTDND cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: người

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 - Số lƣợng thành viên tham gia

các QTDND cơ sở 119.713 114.194 118.103 2 - Số lƣợng bình quân thành viên

tham gia mỗi QTDND cơ sở 1.121 1.165 1.205

(Nguồn: Báo cáo giám sát của NHNN Chi nhánh thành phố Hà Nội từ năm 2011-2013)

Số lƣợng thành viên tham gia các QTDND giảm chậm dần trong các năm qua chứng tỏ công tác phát triển thành viên của các QTDND đã có sự

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 33)