Sự cần thiết phải tái cơ cấu QTDND

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 31)

6. Kết cấu luận vă n:

1.3.2. Sự cần thiết phải tái cơ cấu QTDND

- Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển hệ thống QTDND không thể phủ nhận việc đóng góp rất lớn của các Quỹ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên đến nay hoạt động của các QTDND đã có nhiều yếu tố bất an nhƣ : Quản trị điều hành năng lực yếu không theo kịp với sự phát triển của thị trƣờng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn không đảm bảo, khả năng thanh khoản yếu, hoạt động tín dụng có biểu hiện nợ xấu cao, cơ chế quản lý tài chính thiếu chặt chẽ có nhiều nguy cơ thất thoát tài sản, vốn nhỏ khó đứng vững trƣớc những bất trắc của các cơn bão tài chính.

- Sự cần thiết của một hệ thống QTDND hoạt động hiệu quả : Để phát huy đƣợc hết mọi nội lực, khuyến khích tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững thì Việt Nam rất cần xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả cao trong đó có các QTDND.

- Áp lực của Hội nhập kinh tế quốc tế : Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội không chỉ ở thành thị mà cả ở các vùng nông thôn làm thay đổi tƣ duy nhận thức và hành động của mọi ngƣời dân đòi hỏi các QTDND cũng phải tự đổi mới sắp xếp cho phù hợp với những thay đổi.

- Áp lực của quá trình cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng : Quá trình hội nhập kinh tế đã tạo áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng trong nƣớc

ngày càng tăng. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh về lãi suất, chất lƣợng phục vụ mà các ngân hàng đã chào mời khách hàng gửi tiền và vay tiền đến tận các thôn xóm của các vùng nông thôn. Các Quỹ tín dụng đã phần nào bị mất thị phần của mình ở chính địa bàn hoạt động của Quỹ.

- Áp lực của quá trình đô thị hóa : Ngày nay quá trình đô thị hóa phát triển ngày càng nhanh đặc biệt là các vùng giáp danh với thành phố đã làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội của các thành viên tham gia Quỹ tín dụng. Các thành viên tham gia hoạt động của Quỹ tín dụng là các hộ gia đình nông dân ngày càng giảm đi trong khi đó các thành viên là các doanh nghiệp tƣ nhân, các công ty cổ phần ngày càng nhiều. Từ đó nhiều Quỹ tín dụng có biểu hiện tƣ nhân hóa QTDND.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)