Khuyến Nghị:

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 81)

6. Kết cấu luận vă n:

5.3. Khuyến Nghị:

Với cách tiếp cận nghiên cứu là đánh giá quá trình tái cơ cấu các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội . Để quá trình tái cơ cấu các QTD ND trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt kết quả tốt hơn tác giải đề xuất các giải pháp đồng bộ đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và đối với các QTD ND trên địa bàn TP Hà Nội nhƣ sau:

5.3.1. Khuyến nghị về quản lý Nhà nước đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội quản lý nhà nƣớc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn gồm có các cơ quan chính là: Cục thanh tra giám sát Ngân hàng Hà Nội; Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh thành phố Hà Nội và ủy ban nhân dân các xã nơi có Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn; Đối với các cơ quan trên tác giả có một số khuyến nghị nhƣ sau:

5.3.1.1. Cục thanh tra giám sát Ngân hàng Hà Nội:

- Tăng cƣờng công tác thanh tra giám sát đối với các QTD ND trên địa bàn thành phố Hà Nội trọng tâm cần tập trung vào những QTD ND có tiềm ẩn rủi ro cao, có biểu hiện yếu kém, nợ xấu cao, kinh doanh kém hiệu quả và có dấu hiệu vi phạm pháp luật và các QTD ND xếp loại yếu kém trong 2 năm gần đây; cần kiên quyết xử lý những QTD ND có ý thức chấp hành pháp luật thấp. Trong quá trình thanh tra cần đánh giá việc thực hiện phƣơng án cơ cấu lại và phƣơng án xử lý nợ xấu trong đó làm rõ kết quả, khó khăn, tồn tại, vƣớng mắc và nguyên nhân về việc thực hiện phƣơng án. Ngoài ra cần xem xét các nội dung nhƣ:

chất lƣợng của các khoản cho vay đối với thành viên và chất lƣợng cho vay đối với các khoản cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên; quan hệ huy động và cho vay đối với các đối tƣợng không phải là thành viên; chấp hành các quy định của pháp luật về sở hữu vốn điều lệ, cho vay ngƣời quản lý, ngƣời điều hành và các ngƣời có liên quan của những ngƣời này; cơ cấu sở

hữu vốn và mức độ tập trung tín dụng đối với khách hàng lớn, ngƣời quản lý, điều hành và ngƣời có liên quan của những ngƣời này; địa bàn hoạt động và phạm vi hoạt động trong tƣơng quan với năng lực quản trị, điều hành; đầu tƣ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác và nhận gửi, vay của các tổ chức tín dụng khác.

- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã ( bao gồm ngân hàng hợp tác xã và các quỹ tín dụng nhân dân) trở thành một bộ phận quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn trong khu vực nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở các nguyên tắc tƣơng trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống; cho vay ngƣời nghèo góp phần thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp, nông thôn, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, cải thiện an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

- Nghiên cứu tiếp tục cho phép thành lập mới Quỹ tín dụng nhân dân dựa trên nhu cầu thực tế và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật ( đặc biệt về địa bàn hoạt động, quản trị điều hành, cán bộ, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin); không chạy theo số lƣợng tạo ra tình trạng mất an toàn; ƣu tiên thành lập quỹ tín dụng nhân dân ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn nơi chƣa có QTD ND; từng bƣớc cho thí điểm thành lập QTD ND ngành nghề ở một số địa bàn phù hợp.

- Sửa đổi bổ sung và hoàn thiện đồng bộ hóa cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu và phát triển quỹ tín dụng nhân dân trong tình hình mới, đặc biệt là quy định về tổ chức và hoạt động; các quy định về an toàn hoạt động, mạng lƣới hoạt động; dự phòng rủi ro; xếp loại QTD ND và các quy định khác có liên quan.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành các chính sách thuế, bảo hiểm xã hội, đào tạo cán bộ phù hợp với đặc thù, tính chất hoạt động của QTD ND; thực hiện các biện pháp phù hợp về tăng vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân nhằm nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các QQTD ND.

- Xây dựng đề án phát triển hệ thống QTD ND đến năm 2020 theo hƣớng: + Giai đoạn 2011- 2015: tập trung củng cố, chấn chỉnh và tái cơ cấu hoạt động của các QTD ND; từng bƣớc xây dựng Ngân hàng hợp tác xã vững mạnh để tiếp cận thông tin quản lý QTD ND từ Ngân hàng Nhà nƣớc và từng bƣớc chuyển giao một số thông tin để Ngân hàng hợp tác xã tiếp cận.

+ Giai đoạn 2015-2020: thực hiện chuyển giao các QTD ND cho Ngân hàng hợp tác xã quản lý toàn diện nhƣ một ngân hàng mẹ điều phối các ngân hàng theo từng bƣớc.

Bƣớc 1: Chuyển giao về quản lý nhân sự ngƣời điều hành của QTD ND cho Ngân hàng hợp tác xã.

Bƣớc 2: Chuyển giao về vốn: toàn bộ vốn của các QTD ND đƣợc chuyển về cho ngân hàng hợp tác quản lý và tùy vào tình hình hoạt động của từng Quỹ trên từng địa bàn hoạt động sẽ thực hiện phân quyền phán quyết cho vay và điều chuyển vốn cho phù hợp. Lúc này các QTD ND vẫn thực hiện hạch toán độc lập về kết quả kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Thực hiện mô hình này là Ngân hàng mẹ là ngân hàng hợp tác xã quản lý các Ngân hàng con là các QTD ND theo phƣơng thức quản lý vừa độc lập vừa phụ thuộc phù hợp với tình hình thực tế trên từng địa phƣơng. Đối với các tổ chức nhƣ hiệp hội Quỹ tín dụng, Quỹ an toàn hệ thống và các tổ chức khác vẫn tiếp tục phát triển và do Ngân hàng hợp tác xã điều hành và quản lý, tham gia.

- Giải quyết đƣợc các vấn đề về vốn, tài chính đối với các QTD ND.

- Nâng cao năng lực quản trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhân viên.

- Tiếp cận đƣợc với trình độ công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. - Giải quyết đƣợc tình trạng mất khả năng thanh khoản của các QTD ND. - Tạo điều kiện cho các thành viên có thể vay vốn với mức cao hơn để phát triển kinh tế.

- Mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn.

- Vẫn đảm bảo đƣợc mục tiêu góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

5.3.1.2. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội.

- Tăng cƣờng công tác chỉ đạo của Ngân hàng nhà nƣớc Chi nhánh trong việc quản lý đối với QTD ND, đặc biệt là xử lý các vụ việc nội cộm, sự cố gây mất an toàn hoạt động.

- Tiếp tục chỉ đạo các QTD ND trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại và tiếp tục triển khai thực hiện phƣơng án cơ cấu lại đặc biệt quan tâm các QTD ND yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và ngân hàng hợp tác xã trong việc quản lý QTD ND; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phƣơng, Ngân hàng hợp tác xã và bảo hiểm tiền gửi xử lý các sự cố mất khả năng chi trả tại các QTD ND.

- Thƣờng xuyên tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện các chính sách, pháp luật có liên quan cho các QTD ND trên địa bàn.

- Tạo điều kiện cho Ngân hàng hợp tác xã từng bƣớc tiếp cận thông tin của Ngân hàng nhà nƣớc để tiến tới xây dựng mô hình mới cho hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

- Quan tâm lãnh đạo chỉ đạo và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, môi trƣờng hoạt động để QTD ND hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn và phát triển tốt. - Thƣờng xuyên phối hợp với Ngân hàng nhà nƣớc Chi nhánh thành phố Hà Nội trong việc thông kịp thời về tình hình hoạt động của QTD ND cùng với Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh thành phố Hà Nội giúp QTD ND hoạt động an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.

- Phối hợp cùng với Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh thành phố Hà Nội bố trí cán bộ làm việc của QTD ND có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức vào các vị trí chủ chốt của Quỹ.

- Tạo điều kiện cho các QTD ND có đất ổn định để xây dựng, mở rộng trụ sở làm việc; đảm bảo an toàn tài sản cho QTD ND trong quá trình hoạt động và thuận tiện trong quá trình giao dịch với khách hàng và thành viên.

- Có các quy chế quy định tiêu chuẩn và trách nhiệm tham gia, xem xét lựa chọn cán bộ quản trị, điều hành, kiểm soát cho QTD ND.

- Hạn chế luân chuyển các cán bộ nhân viên có trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của QTD ND sang các công việc khác để đảm bảo ổn định, an toàn hoạt động của QTD ND.

5.3.2. Khuyến nghị cơ cấu tổ chức và hoạt động đối với các QTDND trên địa bàn TP Hà Nội. địa bàn TP Hà Nội.

5.3.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản trị của các QTD ND:

Để QTD ND trên địa bàn thành phố Hà Nội hoạt động an toàn, hiệu quả. Qua phân tích thực trạng hoạt động của các QTD ND và thực trạng hoạt động tái cơ cấu của các QTD ND trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể thấy rằng cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp; cụ thể nhƣ sau:

- Các QTD ND phải tự rà soát phân tích cơ cấu tổ chức và năng lực quản trị của từng bộ phận, từng cá nhân để và đƣa ra các giải pháp phù hợp trong việc

điều chỉnh, thay đổi để xây dựng phƣơng án tái cơ cấu phù hợp với thực tế hoạt động và các quy định của pháp luật của từng QTD ND trên từng địa bàn; - Xây dựng các quy chế, quy trình trong quá trình tái cơ cấu đảm bảo phối kết hợp đƣợc các mặt mạnh của Quỹ và hạn chế sự can thiệp trái quy định của các đối tƣợng vào hoạt động tái cơ cấu.

- Đối với cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị, điều hành cần nâng cao vị thế và quy định rõ trách nhiệm cá nhân của ngƣời đứng đầu; đơn giản và gọn nhẹ bộ máy quản trị điều hành, tiết giảm tối đa các thành viên không chuyên trách trong Hội đồng quản trị và tăng trách nhiệm của các thành viên chuyên trách. - Thành lập hội đồng tín dụng trong đó Chủ tịch Hội đồng tín dụng là chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên là giám đốc điều hành và cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng; trong đó quy rõ trách nhiệm cá nhân của từng thành viên trong hội đồng tín dụng khi để xảy ra rủi ro và khi có các vi phạm quy định của pháp luật khi các cơ quan có thẩm quyền kết luận.

- Nâng cao vai trò, vị thế và trách nhiệm của của Ban kiểm soát đặc biệt là trƣởng ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát kiêm kiểm toán nội bộ. Trong đó tách bạch rõ quyền lợi về thu nhập và các chế độ khác của Ban kiểm soát không phụ thuộc vào Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Tăng thẩm quyền giám sát của Ban kiểm soát và xác định rõ vị thế độc lập của Ban kiểm soát.

- Quy định cơ cấu tổ chức của QTD ND đảm bảo sự tách bạch giữa chức năng quản trị, điều hành nhất quán trong việc quy định cơ cấu tổ chức theo 1 mô hình và không cho kiêm nhiệm; quy định rõ các tiêu chuẩn về quản trị, điều hành và độ tuổi tham gia quản trị, điều hành; xây dựng các chuẩn mực quản trị, điều hành chung cho các Quỹ trên địa bàn.

Để chấn chỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động của việc tái cơ cấu QTD ND đạt hiệu quả các QTD ND cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Một là: Tăng năng lực tài chính của Quỹ: nhƣ đã phân tích ở trên thì năng lực tài chính của các QTD ND còn nhiều hạn chế. Thực trạng này làm cho các Quỹ gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an toàn và phát triển quy mô hoạt động. Do đo các Quỹ cần tập trung các công việc sau:

- Tăng mức vốn góp xác lập tối thiểu: mức vốn góp tối thiểu theo quy định là 50.000 đồng đƣợc quy định từ năm 1993 đến nay không còn phù hợp với tình hình thực tế và thu nhập của ngƣời dân và làm cho năng lực tài chính của Quỹ bị hạn chế. Do đó các Quỹ cần nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội và thu nhập của ngƣời dân trên từng địa bàn hoạt động của mình để đƣa ra mức vốn góp xác lập tối thiểu cho phù hợp với từng đối tƣợng thành viên là tổ chức, cá nhân…..

- Quy định mức vốn góp thƣờng xuyên tối thiểu đối với các cán bộ nhân viên trong Quỹ để tăng năng lực tài chính và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc. Tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận và tăng quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ.

Hai là: Tăng cƣờng công tác huy động vốn tại chỗ: Đối với hoạt động của QTD ND nguồn vốn tại chỗ là vấn đề quan trọng và có nhiều lợi thế, các QTD ND gần gũi khách hàng, có nhiều thông tin về những khách hàng đang có tiền nhàn rỗi, thủ tục đơn giản. Tuy nhiên nhiều QTD ND chƣa phát huy đƣợc những lợi thế này. Vì vậy quá trình tái cơ cấu cần phải tăng cƣờng công tác huy động vốn tại chỗ để làm đƣợc việc này các QTD ND cần phải: chủ động tiếp cận, tƣ vấn giúp khách hàng quản lý tiền nhàn rỗi, đồng thời cung cấp các sản phẩm tiết kiệm đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng,

củng cố lòng tin của ngƣời gửi tiền và có chính sách mở rộng thu hút ngƣời gửi tiền ngoài địa bàn hoạt động.

Ba là: Tăng cƣờng, đổi mới hoạt động tín dụng và nâng cao chất lƣợng tín dụng: Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của QTD ND là hoạt động tạo ra lợi nhuận và quyết định quy mô hoạt động của Quỹ. Chính vì vậy trong quá trình tái cơ cấu QTD ND cần phải thực hiện:

- Mở rộng đối tƣợng thành viên vay vốn: theo quy định hiện hành thì QTD ND chỉ đƣợc cho vay 3 đối tƣợng: thành viên, ngƣời gửi tiền tại Quỹ, hộ nghèo. Do đó để mở rộng đối tƣợng thành viên vay vốn QTD ND phải tăng số lƣợng thành viên, vận động, tuyên truyền để các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay vốn làm ăn hiệu quả tham gia làm thành viên của Quỹ, đồng thời thu hút khách hàng gửi tiền tại Quỹ.

- Hoàn thiện quy chế, quy trình, thủ tục cho vay: Các quy chế, quy trình, thủ tục vay của Quỹ cần phải ban hành đảm bảo chặt chẽ, khoa học đúng pháp luật đồng thời theo hƣớng đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành viên tiếp cận và vay vốn tại Quỹ để sản xuất kinh doanh.

- Rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay: Với lợi thế gần dân, sát dân có nhiều thông tin về thành viên nên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay QTD ND cần rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay để nâng cao

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)