Hoạt động của QTDND:

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 26)

6. Kết cấu luận vă n:

1.2.3.3.Hoạt động của QTDND:

- Hoạt động huy động vốn: Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trƣờng hợp sau đây: Nhận tiền gửi của thành viên; Nhận tiền gửi từ các tổ

chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Hoạt động cho vay: Cho vay bằng đồng Việt Nam trong các trƣờng hợp sau đây: Cho vay đối với khách hàng là thành viên; Cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Hoạt động dịch vụ: Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.

- Các hoạt động khác, bao gồm: Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân; Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác; Tham gia góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã; Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc; Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thƣơng mại, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc; Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm; Cung ứng dịch vụ tƣ vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên.

1.2.4. Một số đặc trưng của QTDND.

- Về tổ chức, mỗi QTDND là một tổ chức tín dụng độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động nhƣng lại đƣợc liên kết với nhau thành một hệ thống chặt chẽ thông qua việc điều hòa vốn, hỗ trợ từng thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Các QTDND đƣợc quản lý một cách dân chủ, bình đẳng: QTDND đƣợc tổ chức và hoạt động theo mô hình hợp tác xã, các thành viên tham gia QTDND đều bình đẳng nhƣ nhau về quyền và nghĩa vụ không phụ thuộc số lƣợng vốn góp vào QTDND, thể hiện trong việc tham gia quản trị, giám sát và biểu quyết các vấn đề của QTDND.

- Mục tiêu hoạt động của QTDND là tƣơng trợ thành viên là chủ yếu: Hoạt động của QTDND luôn gắn với tôn chỉ mục đích là tƣơng trợ và giúp đỡ

thành viên, cung cấp tín dụng một cách kịp thời, thuận tiện với giá cả hợp lý nhất cho thành viên.

- Đối tƣợng phục vụ chủ yếu là thành viên: Mọi sản phẩm, dịch vụ của QTDND đều nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của thành viên QTDND.

QTD ND là mô hình tổ chức tín dụng hợp tác. Do đó nó có những đặc trƣng khác biệt với các ngân hàng thƣơng mại nhƣ:

- Về hình thức sở hữu: QTD ND thuộc hình thức sở hữu tập thể dẫn đến sự khác biệt về cách thức quản lý và hình thức ra quyết định, mọi thành viên QTD ND vừa là khách hàng vừa là chủ sở hữu QTD ND.

- QTD ND hoạt động mang tính hợp tác xã nó là trung tâm liên kết của các thành viên và tuân thủ nguyên tắc hợp tác xã đó là nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

- Về tôn chỉ, mục đich hoạt động của QTD ND là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân muốn gia nhập QTDND đƣợc hƣởng các dịch vụ tài chính tại chỗ với những điều kiện tốt nhất. Thông qua QTD ND để hợp tác, tƣơng trợ lẫn nhau có hiệu quả trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình đảm bảo đủ bù đắp chi phí hoạt động và có tích lũy để cùng phát triển bền vững.

1.2.5. Vai trò của QTDND.

- QTDND góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Hoạt động của QTDND tạo thêm việc làm cho ngƣời nông dân, đặc biệt là trong lúc nông nhàn, góp phần thúc đẩy việc mở rộng, khôi phục ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hệ thống QTDND góp phần đa dạng hóa các loại hình TCTD, tạo nên một hệ thống TCTD đƣợc cấu trúc theo kiểu mô hình khác nhau về chế độ sở hữu, quy mô và phạm vi hoạt động,

góp phần tạo ra một thị trƣờng tài chính sống động, phong phú ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

- QTDND có vai trò tích cực trong việc huy động nguồn vốn tại chỗ, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo:

QTDND là loại hình TCTD phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp và nông thôn. QTDND có nhiều thuận lợi và lợi thế trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi tại chỗ trong dân cƣ. Việc tiếp cận đối với nguồn vốn vay từ các QTDND có nhiều thuận lợi đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế nhỏ lẻ tại vùng nông thôn. Các QTDND là nhân tố không thể thiếu giúp cho nông dân và những ngƣời sản xuất, kinh doanh nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm tình trạng đói nghèo và phân hóa giàu nghèo, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tạo ra môi trƣờng lành mạnh về tiền tệ tín dụng tại nông nghiệp, nông thôn.

Với cơ chế tổ chức quản lý dân chủ, quy mô nhỏ, các QTDND là loại hình kinh doanh năng động, dễ thích ứng với sự thay đổi môi trƣờng hoạt động, cùng với sự liên kết chặt chẽ thành một hệ thống, mô hình QTDND nói riêng và TCTD hợp tác nói chung ngày càng trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

1.3. Lý luận chung về tái cơ cấu QTDND.

Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đƣợc khởi động từ khi Thủ Tƣớng Chính Phủ ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015. Theo đề án này các Qũy tín dụng nhân dân phải tái cơ cấu theo mô hình bao gồm : QTDND cộng đồng và QTDND ngành nghề để tăng cƣờng tính liên kết hệ thống, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Cũng theo đề án này đối với QTD ND TW đƣợc chuyển đổi sang hoạt động theo mô mình Ngân hàng hợp tác xã. Ngân hàng hợp tác xã đóng vai trò làm đầu mối điều hòa cân đối vốn trong hệ thống QTD ND và có khả năng chăm sóc, hỗ trợ có hiệu quả cho các QTD ND cơ sở về chuyên môn nghiệp vụ, vốn và tài chính.

Sự chuyển đổi của QTDTW sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng hợp tác xã là để xây dựng thành một đơn vị đủ mạnh về quy mô, năng lực và tài chính, trình độ quản trị, công nghệ để điều hòa hệ thống QTD ND. Do đó mối quan hệ giữa Ngân hàng hợp tác xã và các QTD ND không hề thay đổi mà ngƣợc lại tăng tính liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng hợp tác xã và các QTD ND. Việc chuyển đổi mô hình này của QTD TW sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu của các QTD ND. Bởi thực tế hiện nay Ngân hàng hợp tác xã là đơn vị điều hòa vốn của hệ thống QTD ND và điều hành hiệp hội QTD ND, là đơn vị nắm giữ và quản lý Qũy an toàn hệ thống QTD ND; các hoạt động liên quan đến cơ cấu nhân sự của QTD ND trƣớc khi đại hội thành viên các QTD ND phải báo cáo với Ngân hàng hợp tác xã.

1.3.1. Khái niệm tái cơ cấu QTDND.

Theo Ngân hàng thế giới(WB,1998) tái cấu trúc ngân hàng bao gồm một loạt các biện pháp đƣợc phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề tồn tại trong hệ thống tài chính.

Một định nghĩa khác, theo Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu (Bài học từ tái cấu trúc ngân hàng, IMF - 1997) thì tái cấu trúc ngân hàng là biện pháp hƣớng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng.

Theo Cao Ý Nhi (2012) cơ cấu ngân hàng là mối tƣơng quan tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành theo các tiêu chí khác nhau của một ngân hàng. Bao gồm cơ cấu tài chính, cơ cấu hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân lực.

Từ những khái niệm trên có thể khái quát Tái cơ cấu Quỹ tín dụng là quá trình thay đổi, tổ chức, sắp xếp lại Quỹ tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và củng cố sức mạnh tăng cƣờng vị thế của Quỹ tín dụng phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trƣờng.

1.3.2. Sự cần thiết phải tái cơ cấu QTDND. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển hệ thống QTDND không thể phủ nhận việc đóng góp rất lớn của các Quỹ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên đến nay hoạt động của các QTDND đã có nhiều yếu tố bất an nhƣ : Quản trị điều hành năng lực yếu không theo kịp với sự phát triển của thị trƣờng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn không đảm bảo, khả năng thanh khoản yếu, hoạt động tín dụng có biểu hiện nợ xấu cao, cơ chế quản lý tài chính thiếu chặt chẽ có nhiều nguy cơ thất thoát tài sản, vốn nhỏ khó đứng vững trƣớc những bất trắc của các cơn bão tài chính.

- Sự cần thiết của một hệ thống QTDND hoạt động hiệu quả : Để phát huy đƣợc hết mọi nội lực, khuyến khích tăng trƣởng kinh tế cao và bền vững thì Việt Nam rất cần xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả cao trong đó có các QTDND.

- Áp lực của Hội nhập kinh tế quốc tế : Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội không chỉ ở thành thị mà cả ở các vùng nông thôn làm thay đổi tƣ duy nhận thức và hành động của mọi ngƣời dân đòi hỏi các QTDND cũng phải tự đổi mới sắp xếp cho phù hợp với những thay đổi.

- Áp lực của quá trình cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng : Quá trình hội nhập kinh tế đã tạo áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng trong nƣớc

ngày càng tăng. Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh về lãi suất, chất lƣợng phục vụ mà các ngân hàng đã chào mời khách hàng gửi tiền và vay tiền đến tận các thôn xóm của các vùng nông thôn. Các Quỹ tín dụng đã phần nào bị mất thị phần của mình ở chính địa bàn hoạt động của Quỹ.

- Áp lực của quá trình đô thị hóa : Ngày nay quá trình đô thị hóa phát triển ngày càng nhanh đặc biệt là các vùng giáp danh với thành phố đã làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội của các thành viên tham gia Quỹ tín dụng. Các thành viên tham gia hoạt động của Quỹ tín dụng là các hộ gia đình nông dân ngày càng giảm đi trong khi đó các thành viên là các doanh nghiệp tƣ nhân, các công ty cổ phần ngày càng nhiều. Từ đó nhiều Quỹ tín dụng có biểu hiện tƣ nhân hóa QTDND.

1.3.3. Mục tiêu tái cơ cấu QTDND.

Tái cơ cấu căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các QTDND để phát triển hệ thống QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc, có khả năng cạnh tranh lớn hơn, hoạt động phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu về vốn và dịch vụ tài chính cho nền kinh tế.

Trong giai đoạn 2011- 2015 tập trung lành mạnh hóa tình hình tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các QTDND ; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các QTDND ; bảo đảm các QTDND tuân thủ đúng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã ; tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cùng có lợi, hợp tác cùng phát triển cộng đồng hƣớng tới mục tiêu chủ yếu tƣơng trợ giữa các thành viên của QTDND để góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi.

1.3.4. Nội dung tái cơ cấu QTDND.

1.3.4.1. Các bước của tái cơ cấu: Bước 1: Xác định rõ mục tiêu tái cơ cấu:

QTD ND là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ thuộc ngành kinh doanh đặc biệt .Vì vậy khi tái cơ cấu cần xác định mục tiêu là đảm bảo an toàn trong hoạt động và gặp ít rủi ro; thông thƣờng các tiêu chí đƣợc đặt lên hàng đầu là:

+ Cơ cấu tổ chức và quản trị. + Các hoạt động kinh doanh chính. + Khả năng tài chính.

Trên cơ sở đó QTD ND sẽ xác định mục tiêu cơ cấu lại cho quỹ mình.

Bước 2: phân tích cơ cấu hiện tại để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu cần đƣợc cơ cấu lại.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch tái cơ cấu, đề ra các nhiệm vụ, lộ trình, biện pháp thực hiện.

Bước 4: Triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá rút kinh nghiệm và xử lý các phát sinh kịp thời đảm bảo bám sát các mục tiêu cơ cấu lại đã đề ra.

1.3.4.2 Các tiêu chí đánh giá về tái cơ cấu QTD ND:

Nghiên cứu về tái cơ cấu đối với QTD ND trên địa bàn thành phố Hà Nội tác giả dựa trên tiêu chí của lý thuyết CAMELS và BASE để đƣa ra một số tiêu chí đánh giá về cơ cấu của các QTD ND. Lý thuyết CAMELS cho rằng nếu quản lý tốt các yếu tố về vốn, tài sản sẽ giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho các TCTD và BASE đƣa ra các nguyên tắc chuẩn mực đảm bảo an toàn trong hoạt động. Do đó tái cơ cấu QTD ND cần phải tái cơ cấu các nội dung sau:

1.3.4.2.1.Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh.

Hoạt động chủ yếu của các QTD ND gồm huy động vốn, cho vay và các hoạt động khác khi đƣợc cấp phép. Để tái cơ cấu hoạt động kinh doanh QTD ND cần phải đánh giá các hoạt động sau:

Đối với QTD ND hoạt động sinh lời chủ yếu là hoạt động cho vay và các hoạt động khác. Do đó khi tái cơ cấu QTD ND thì tái cơ cấu hoạt động cho vay là nội dung quan trọng. Đó là việc xem xét cơ cấu hợp lý của hoạt động cho vay nhằm tới mục tiêu là đạt mức doanh thu cao nhất có thể.

- Tái cơ cấu về hoạt động huy động vốn.

Hoạt động của QTD ND tồn tại và phát triển đƣợc là chủ yếu nhờ vào việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ cho vay từ việc vay vốn Ngân hàng hợp tác, vay vốn hỗ trợ của các dự án ADB, AFD....

Do đó tái cơ cấu hoạt động huy động vốn là việc nâng cao khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn ở hiện tại và khả năng trong tƣơng lai, nâng cao uy tín của QTD ND trên địa bàn.

1.3.4.2.2. Tái cơ cấu tổ chức và quản trị.

Cơ cấu tổ chức và quản trị có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của một QTD ND. Do đó tái cơ cấu tổ chức quản trị của QTD ND phải đánh giá các nội dung sau:

- Tái cơ cấu về nhân lực.

Để QTD ND có thể hoạt động an toàn, hiệu quả đủ năng lực cạnh tranh trên địa bàn hoạt động và trong nền kinh tế bên canh những yếu tố nhƣ năng lực tài chính mạnh... thì cơ cấu nhân lực phải đảm bảo hợp lý và hiệu quả. Có thể nói trình độ, uy tín của cán bộ nhân viên QTD ND có vai trò quan trọng trong việc xây dựng QTD ND hoạt động an toàn hiệu quả trong điều kiện kinh tế hiện nay.

Hiện nay do sức ép của toàn cầu hóa, cạnh tranh, và sự ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, đổ vỡ tín dụng đen... Do vậy các QTD ND cần phải tạo dựng đƣợc đội ngũ cán bộ, nhân viên giỏi về nghiệp vụ, tinh thông và năng động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 26)