Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng song song với việc thực hiện các giải phát nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi đang tồn đọng là điều rất quan trọng.
Phát hiện món vay có rủi ro có thể áp dụng các giải pháp sau:
Chuyển nợ quá hạn, thu nợ trước hạn
Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
Khởi kiện và một số biện pháp khác
Khi khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ rủi ro cao thì ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp xử lý sau:
+ Phát mãi tài sản: Ngân hàng nên cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản của mình. Nếu khách hàng không có thiện chí thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố, thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.
+ Trả nợ thay: Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn. + Khởi kiện : Trong trường hợp cần khởi kiện, ngân hàng phải khẩn trương hoàn thiện ngay các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.
+ Bán nợ: Bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc một phần doanh nghiệp : một trong những quyết định quan trọng là liệu có thể có những chủ sở hữu mới có thể chuyển đổi doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc bổ sung thêm vốn vào hoạt động kinh doanh để doanh nghiệp có thể tồn tại trong tương lai. Tùy vào từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng bán toàn bộ doanh nghiệp hay một phần doanh nghiệp.
+ Các biện pháp khuyến khích trả nợ: Miễn, giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt…. Biện pháp này áp dụng cho các khách hàng có thiện chí trả nợ gốc.
+ Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Về nguyên tắc, biện pháp này chỉ được áp dụng đối với các khoản nợ xấu: sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp áp dụng và xử lý mà vẫn không thu hồi được nợ, hoặc các khoản nợ đã phát mãi hết tài
82
sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi); hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được.
Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng chứ không có nghĩa là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro thì chuyển theo dõi ngoại bảng. Những khoản nợ này sau khi được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro sẽ được theo dõi để tận thu. Ngân hàng vẫn phải dùng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ.
Hiện tại về cách thức xử lý rủi ro, ngân hàng phải tuân thủ theo quyết định số 493 và quyết định số 18 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc
Nhà nước có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho các định hướng về hoạt động phòng ngừa rủi ro được thực hiện trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Các giải pháp từ đó vừa đóng vai trò là các giải pháp tổng thể tạo dựng khuôn khổ vững chắc và lâu dài cho thực thi phòng ngừa hạn chế rủi ro vừa chỉ ra những giải pháp trong những giai đoạn hoạt động của ngân hàng gặp phải rủi ro. Một số kiến nghị cụ thể với Nhà nước để đảm bảo công tác quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng là:
- Cần dự báo, chỉ đạo kịp thời nhằm định hướng nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính, tiền tệ phát triển bền vững trước những biến động của thị trường thế giới.
- Tiếp tục đưa ra các giải pháp nhằm tập trung thúc đẩy hoạt động đầu tư, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng.
- Hoàn thiện khung pháp lý buộc các doanh nghiệp phải có các báo cáo tài chính trung thực và chính xác, giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong việc đánh giá
83
và thẩm định khách hàng từ đó giảm thiểu khả năng gặp phải rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
- Cải thiện môi trường thu hút đầu tư, bao gồm cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và khu vực ngân hàng nói riêng sao cho phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng tài chính trong nước.
- Cần có quy định về sự phối hợp giữa cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, công ty tư vấn và ngân hàng trong việc làm rõ, minh bạch báo cáo tài chính của khách hàng, tránh tình trạng doanh nghiệp lập nhiều báo cáo để vay vốn ngân hàng.
- Toà án, các cơ quan thực thi pháp luật cần hỗ trợ tích cực ngân hàng trong công tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng. Từ đó giúp ngân hàng tận thu nợ gốc, lãi vay quá hạn.
- Hiện nay thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa phát triển dẫn đến giá cả mua bán chưa thật sự cạnh tranh và số lượng giao dịch hạn chế. Chính phủ cần có những quy định, hỗ trợ để mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ nhằm giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu làm trong sạch bảng cân đối tài chính
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc
Ngân hàng Nhà nước là một định chế tài chính hỗn hợp vừa mang tính chất là cơ quan quản lý Nhà nước, vừa mang tính doanh nghiệp nên sự quản lý của NHNN với hoạt động của NHTM là hết sức quan trọng. Do vậy để nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN đối với các NHTM :
- Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện thanh tra thường xuyên hoạt động của NHTM thông qua việc thực hiện các cuộc kiểm tra, phúc tra trong việc chấp hành luật lệ về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức cá nhân là đối tượng của thanh tra ngân hàng. Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc
84
lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng cho các cán bộ tín dụng.
- Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM
3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam
- Tăng cường mối quan hệ, hợp tác giữa các chi nhánh, các ngân hàng thông qua các hình thức cho vay đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, khả năng kiểm soát vốn vay và có thể chia nhỏ rủi ro khi có sự cố xảy ra.
- Tổ chức và củng cố lại bộ phận tín dụng theo hướng chuyên môn hoá các khâu trong quá trình tín dụng, không nên cho một cán bộ tín dụng, một phòng ban chuyên trách một khoản vay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để giảm thiểu được rủi ro
3.3.4. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nƣớc khác có liên quan
Hoạt động tín dụng của ngân hang nói chung cũng như hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói riêng chịu sự quản lý của không chỉ ngân hang nhà nước mà còn phụ thuộc vào hệ thống văn bản pháp luật có liên quan của nhiều ban ngành khác nhau như: Bộ tài chính, Bộ công nghệ thông tin, Bộ tài nguyên môi trường, Tổng cục thống kê…
Bộ tài chính: các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phục vụ cho
công tác thẩm định khách hàng của chi nhánh Hà Tây phụ thuộc phần lớn vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc xác định tính chính xác của các báo cáo này không hề đơn giản. Thông thường các cán bộ tín dụng dựa vào các báo cáo thuế nhưng bên cạnh đó các CBTD vẫn phải tìm hiểu riêng khi báo cáo thuế không phản ánh hết được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy bộ tài chính cần phải hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán góp phần làm sạch các báo cáo tài
85
chính của doanh nghiệp, giúp CBTD có được số liệu đáng tin cậy, đảm bảo cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển lành mạnh.
Tổng cục thống kê: cần nâng cao chất lượng nguồn thông tin cũng như làm
phong phú hơn nữa nguồn thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu phân tích của CBTD.
Bộ kế hoạch và đầu tƣ: để ngân hàng có thể tiếp cận được với nguồn
khách hàng tốt, bộ kế hoạch đầu tư cần có những chính sách chặt chẽ nhằm kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bộ công nghệ thông tin: ngành ngân hàng trên thế giới sử dụng công
nghệ thông tin như một công cụ hữu hiệu trong bảo mật cũng như tính thuận tiện và an toàn. Vì vậy, bộ công nghệ thông tin cần có chương trình phát triển công nghệ thông tin nhằm hỗ trờ cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm theo kịp trình độ các nước trên thế giới.
Bộ tài nguyên môi trƣờng: để thuận tiện cho việc thẩm định tài sản bảo
đảm của ngân hàng, bộ tài nguyên môi trường cần có hệ thống luật pháp hoàn thiện cơ cấu cũng như thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất.
86
KẾT LUẬN
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng không phải là mối lo ngại của hệ thống ngân hàng một nước mà là mối lo chung của các hệ thống ngân hàng trên thế giới. Những bất ngờ luôn xảy ra ngay cả với những ngân hàng giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó phỏng đoán. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh hầu hết là các doanh nghiệp, một trong những đối tượng để ngân hàng cung cấp tín dụng. Việc phân tích, thẩm định đối tượng đi vay cùng phương án vay có vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Ngân hàng TMCPCT Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên nói riêng và hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, kiểm soát được các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện được sớm những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Hữu Thủy, Ban lãnh đạo cùng các anh, chị phòng Quản lý rủi ro tín dụng và Đầu tư – Ngân hàng TMCP Công thương Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài.
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nhà
xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội
4. Nguyễn Thị Thanh Nga (2008), Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân
hàng thương mại ở nước ta hiện nay, Luận án Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học
kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, Hà Nội
7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2011 – 2013), Báo cáo thường
niên các năm 2011 – 2013, bản cáo bạch.
8. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Thái Nguyên (2011 – 2013),
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2011 – 2013
9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2009), Công văn 9368/TGĐ- NHCT35 ngày 11/04/2014 của TGĐ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về định giá tài sản bảo đảm trong giai đoạn hiện nay.
10. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2009), Công văn số 136/QĐ-TGĐ-
NHCT5 ngày 22/12/2009 của tổng giám đốc về hướng dẫn về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng được quy định theo quyết định số
88
493/2005/QĐ-NHNN ngày ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung.
11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2010), Quyết định số 222/QĐ-TGĐ- NHCT5 ngày 31/12/2010 của hội đồng quản trị về quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NHCT
12. Phan Trọng Nghĩa( 2012), Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng cổ phần trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
13. Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội.
14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức
tín dụng 2010. Website: 15. http://baothainguyen.org.vn/trang-in-221220.html 16. www.cafef.vn 17. www.vietinbank.vn 18. www.vnba.org.vn 19. www.vneconomy.vn 20. http://s.cafef.vn/ctg-126545/Vietinbank-quy-4-giam-lai-hon-60-loi-nhuan-ca- nam-dat-5800-ty.chn