tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Thái Nguyên
2.2.3.1. Đo lường rủi ro tín dụng
Phân loại nợ
Vietinbank Thái Nguyên hiện đang thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo quyết định số 136/QĐ-TGĐ-NHCT5 ngày 22/12/2009 của tổng giám đốc về “hướng dẫn về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng được quy định theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày ngày 22/4/2005 và văn bản sửa đổi bổ sung theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007. Theo đó quy định:
- Các loại nợ: gồm nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
- Các trường hợp chuyển nợ lên nhóm cao hơn và điều kiện để quay lại nhóm 1: tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài han, 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ.
- Tỷ lệ trích lập dự phòng năm 2013:
Nhóm 2: 200 triệu đồng (5% dư nợ)
Nhóm 3: 1.400 triệu đồng% (20% dư nợ)
Nhóm 4: 2.300 triệu đồng%(50% dư nợ)
Nhóm 5:7.300 triệu đồng(100% dư nợ)
Ngoài tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, Vietinbank trích lập dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
55
Việc trích lập dự phòng theo quy định của Vietinbank là khá chặt chẽ, phù hợp theo quy định của nhà nước.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung và hiệu quả tín dụng nói riêng. Cụ thể là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng tăng vào năm 2012 đồng thời việc xử lý nợ xấu, thu hồi lãi và gốc đến hạn còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn, ngay cả đối với một số món nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng nợ không cao
Mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng
Hiện tại, Vietinbank đang sử dụng các mô hình sau để đo lường rủi ro tín dụng:
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Đo lường rủi ro tín dụng thông qua phương pháp đánh giá khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng có quan hệ với Vietinbank.
- Mô hình chất lượng: Dựa vào yếu tố 6C bao gồm: Nhóm tiêu chí được xây dựng trên cơ sở đặc tính của khách hàng, năng lực của khách hàng, khả năng tài chính, tài sản bảo đảm và nhóm tiêu chí được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tuân thủ theo các chính sách của NHNN và nội bộ của Vietinbank.
2.2.3.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Vietinbank Thái Nguyên thực hiện chấm điểm khách hàng doanh nghiệp trước khi cấp tín dụng, trong quá trình thẩm định căn cứ vào các chỉ tiêu định lượng được nhập từ báo cáo tài chính đáng tin cậy thời điểm gần nhất, các chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu thông qua thu thập thông tin từ phía khách hàng. Sau khi nhập vào hệ thống chấm điểm tự động sẽ ra kết quả xếp hạng của khách hàng tương ứng với các loại có mức độ rủi ro từ thấp lên cao là AAA, AA, A, BBB, BB, CCC, CC, D. Căn cứ vào xếp hạng của khách hàng để xác định mức cấp tín dụng tối đa đối với khách hàng. Ví dụ: công ty CP A xếp hạng tín dụng AA, vốn chủ sở hữu 50 tỷ, khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng hiện hành thì mức cấp tín dụng tối đa đối với CTCP A là 4 lần vốn chủ sở hữu tức mức tín dụng tối đa có thể cấp cho KH A là 200 tỷ đồng.
56
Hiện tại chi nhánh đang thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là tổ chức kinh thế theo quyết định số 2960/QĐ-NHCT35 ngày 30/12/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Bảng 2.12: Thang xếp hạng khách hàng doang nghiệp tại Vietinbank Thái Nguyên
Loại Đặc điểm Quan điểm của ngân hàng
AAA:
Loại tối ưu
Khả năng hoàn trả nợ vay của KH được xếp hạng này đặc biệt tốt.
Rủi ro ở mức thấp nhất.
Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay.
AA:
Loại ưu
KH có năng lực trả nợ không kém nhiều so với KH loại AAA. Khả năng trả nợ của KH được xếp hạng này là rất tốt.
Rủi ro ở mức thấp.
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay.
A:
Loại tốt
KH có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các KH được xếp loại cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá tốt.
Rủi ro ở mức thấp.
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống.
BBB:
Loại khá
KH hoàn toàn có khả năng trả nợ đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ.
Rủi ro ở mức trung bình.
Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế các điều kiện ưu đãi. BB: Loại trung bình khá
KH có ít nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm nợ từ B đến D. Tuy nhiên, các KH này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện KD, tài chính bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ
Hạn chế mở rộng tín dụng, tập trung vào các khoản vay ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm.
57 KH. Rủi ro trung bình. B: Loại trung bình
KH có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các KH hạng B. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ khách hàng.
Rủi ro tiềm tàng
Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay.
CCC:
Loại dưới trung bình
KH hiện thời đnag bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính, kinh tế. trong TH các yếu tố bất lợi xảy ra, KH nhiều khả năng không trả được nợ. Rủi ro cao.
Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng. Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ khi có biện pháp khắc phục khả thi.
CC:
Loại yếu
KH đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ. Rủi ro cao.
Không mở rộng tín dụng. Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ khi có biện pháp khắc phục khả thi.
C:
Loại kém
KH xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của KH vẫn đang được duy trì.
Rủi ro cao.
Không mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.
D KH mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra. Không xếp hạng Đ cho các KH mà việc mất khả năng trả nợ chỉ là dự kiến. Đặc biệt rủi ro.
Không mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.
2.2.3.3. Chính sách tín dụng
Chính sách cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chính sách cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương do Hội đồng quản trị phê duyệt và ban hành, khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay áp dụng chung cho toàn hệ thống, cho tất cả các khách hàng vay. Theo quyết định
58
208/QĐ-HĐQT-NHCT5 ngày 22/12/2010 của chủ tịch HĐQT về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế thì:
Đối tượng vay vốn: Khách hàng là tổ chức kinh tế hoạt động theo
luật pháp Việt Nam có nhu cầu vay vốn để mở rộng, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguyên tắc cho vay: khách hàng vay vốn của tại Ngân hàng phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đó thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đó thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Điều kiện cho vay: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xem xét và
quyết định cho vay khi khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam từng thời kỳ.
Mức cho vay: Theo nhu cầu về vốn và khả năng hoàn trả của khách hàng,
tài sản bảo đảm và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
Lãi suất cho vay: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam áp dụng
chính sách lãi suất cho vay thả nổi, bằng lãi suất cơ sở 12 tháng trả lãi sau +(cộng) biên độ tối thiểu 3% +(cộng) chi phí huy động tăng thêm nhưng không thấp hơn mức lãi suất áp dụng tại thời điểm cho vay từng thời kỳ. Việc áp dụng một mức lãi suất đối với từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận.
59
Bảo đảm tiền vay: Các chi nhánh trong hệ thống trong thẩm quyền phán
quyết của chi nhánh tự xem xét và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong lựa chọn phương pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất. Các biện pháp bảo đảm tiền vay được xác định là các biện pháp làm tăng khả năng thu hồi cho vốn vay chứ không phải là điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Vấn đề quyết định là khả năng trả nợ của phương án, dự án vay vốn.
Chính sách cơ cấu, định hƣớng đầu tƣ
Hằng năm, căn cứ tình hình phát triển kinh tế, định hướng của Đảng, Chính phủ các ngành nghề ưu tiên, trên cơ sở đánh giá rủi ro các ngành nghề/lĩnh vực Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ ban hành các ngành, lĩnh vực được khuyến khích đầu tư, tăng trưởng, các chi nhánh có thể tham khảo để thực hiện. Nếu chi nhánh do đặc thù vùng miền không có nhiều lĩnh vực ưu tiên, có thể trình Tổng giám đốc xem xét quyết định trước khi cấp giới hạn cho khách hàng.
Hiện tại, tại Vietinbank Thái Nguyên đang tập trung chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực được khuyến khích của chính Phủ như:
- Điện (trừ thủy điện ở bậc thang dưới có công suất nhỏ và siêu nhỏ dưới 30MW,), than, dầu khí, xăng dầu, lương thực thực phẩm.
- Ngành/lĩnh vực thế mạnh: dệt may
- Lĩnh vực bán lẻ: Kinh doanh siêu thị, trung tâm siêu thị lớn, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu có thương hiệu trên thị trường
- Lĩnh vực có nhu cầu vốn ngắn hạn, vòng quay vốn nhanh
Do đặc điểm là 1 tỉnh miền núi tập trung nhiều khoáng sản như sắt, vàng, Angtimon, Mangan, thiếc.. nên số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, luyện gang, đúc gang, Mangan, sản xuất thép… khá lớn, bên cạnh đó, mảnh kinh doanh thương mại các sản phẩm hàng hóa này cũng hoạt động sôi động, do vậy Vietinbank Thái Nguyên cũng đã trình Tổng giám đốc và được phê duyệt cấp tín dụng cho các khách hàng này với các điều kiện kèm theo như về tài sản bảo, đầu ra của sản phẩm.
60
Bên cạnh những ngành được khuyến khích, chi nhánh Thái Nguyên cũng hạn chế một số ngành nghề: thi công xây dựng, bất động sản, sắt thép, xi măng, mía đường, gỗ, vận tải biển,…
Chính sách phân chia thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng
Nhằm tạo tính linh hoạt mà vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, Hội đồng quản trị sẽ quyết định mức ủy quyền phán quyết xét duyệt cho vay theo các cấp như sau:
Giám đốc chi nhánh: thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi
nhánh khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa bàn và năng lực thực tế của từng chi nhánh và năng lực quản lý. Các khoản cho vay nằm trong giới hạn tín dụng đó được duyệt. Giám Đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết định. Đối với các khoản cho vay ngoài tầm quyết định Giám Đốc chi nhánh phải trình Tổng giám đốc phê duyệt. Tại Vietinbank Thái Nguyên, chi nhánh được HĐQT ủy quyền mức phán quyết là 50 tỷ đồng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, 20 tỷ đối với khách hàng cá nhân, Giám đốc chi nhánh được quyền quyết định bằng hoặc thấp hơn 70% ủy quyền phán quyết của chi nhánh tức 35 tỷ đồng, nếu mức cấp trên 35 tỷ phải thông qua hội đồng tín dụng cơ sở của chi nhánh. Nếu khách hàng có nhu cầu cấp hạn mức trên 50 tỷ đồng chi nhánh trình Tổng giám đốc xem xét quyết định.
Tổng giám đốc: Các khoản thuộc hội sở chính hoặc do chi nhánh gửi lên
được chia làm ba cấp: do phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng xem xét và quyết định, tổng giám đốc quyết định và hội đồng tín dụng trung ương quyết định. Tại Vietinbank, Tổng giám đốc- chủ tịch hội đồng tín dụng TSC được quyền quyết mức cấp tín dụng nhỏ hơn hoặc bằng 15% vốn tự có NHCT.
Chính sách về tài sản bảo đảm
Vietinbank Thái Nguyên hiện tại đang áp dụng qui định số 1168/QĐ-TGĐ- NHCT5 ngày 30/06/2013 về quy trình nhận bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong quá trình nhận, định giá tài sản bảo đảm với khách hàng. Theo đó, quy định cụ thể các tài sản nào được nhận làm bảo đảm, các hình thức bảo đảm, giá trị định giá, mức cấp tín dụng tối đa đối với tài sản, cũng như quy định cụ
61
thể công việc của từng bộ phần, cán bộ, phòng ban, các bước thực hiện nhận, bảo quản tài sản, các mẫu hợp đồng thế chấp… đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro xảy ra về vấn đề pháp lý khi nhận tài sản bảo đảm.
Bảng 2.13. Bảng mức cấp tín dụng tối đa với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất
Tài sản Giá trị định
giá tối đa
Mức cấp tín dụng tối đa KH hạng AAA,AA KH hạng A,BBB Hạng KH từ BB trở xuống
Trƣờng hợp định giá theo giá thị trƣờng
QSD đất ở Tối đa bằng giá trị thị trường 75% 70% 65% Các loại quyền sử dụng đất khác
không đất nông nghiệp, đất thuê 70% 60% 60%
Trƣờng hợp định giá tài sản theo Bảng khung giá đất
Các loại quyền sử dụng đất không đất nông nghiệp, đất thuê
Tối đa bằng giá quy định trên bảng khung giá
đất
100% 95% 90%
(Nguồn: Công văn 9368/TGĐ-NHCT35 ngày 11/04/2014 của TGĐ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về định giá tài sản bảo đảm trong giai đoạn hiện nay) 2.2.3.4. Kiểm tra, kiểm soát tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo mô hình mới chuyển đổi trong hệ thông NHCT Việt Nam, thành lập phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh trên chuyển đổi phòng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư trước đây. Các cán bộ của phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ là người của TSC đặt tại chi nhánh nhằm giám sát các mặt hoạt động của chi nhánh có