Thực trạng hoạt rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 58)

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Thái Nguyên.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN, nhưng trên thực tế, vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu cũng là một vấn đề mà Vietinbank cần phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

+ Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ: Nợ xấu của đối tượng khách hàng

DNVVN vẫn được chi nhánh duy trì dưới mức 3%, năm 2012 do khó khăn của nền kinh tế dư nợ xấu của chi nhánh tăng cao nhưng đến năm 2013 chi nhánh đã tích cực áp dụng các biện pháp nhằm thu hồi nợ xấu, thu nợ xử lý rủi ro đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.10. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ nhóm 1 1,280 1,596 1880

Nợ quá hạn và nợ xấu 25 46 16

Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng DN 1.91% 2.8% 0.84%

Tổng 1,305 1,642 1,912

50

Với quyết tâm quản lý nợ xấu chặt chẽ nên Vietinbank Thái Nguyên đã chỉ đạo và thực hiện mọi biện pháp kiên quyết giảm nợ nhóm 2, thu hồi nợ xấu. Chi nhánh cũng nghiêm túc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Biểu đồ 2.5. So sánh tỷ lệ nợ xấu giữa Vietinbank Thái Nguyên với hệ thống NHCT năm 2013

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Thái Nguyên, Báo cáo thường niên năm 2013 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam)

So với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống Ngân hàng công thương thì Vietinbank Thái Nguyên có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, trong giới hạn cho phép, so với cả hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 0.2%. Điều này góp phần tạo nên hoạt động kinh doanh hiệu quả của chi nhánh,thể hiện nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh và sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, năm 2013 chi nhánh Thái Nguyên đứng thứ 21/155 chi nhánh toàn hệ thống NHCT, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh.

51

Biểu đồ 2.6. So sánh tỷ lệ nợ xấu giữa Vietinbank Thái Nguyên và một số chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2013

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên- Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên năm 2013)

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện tại có hơn 20 tổ chức tín dụng trong đó khối NHTM nhà nước gồm BIDV Thái Nguyên, Agribank Thái Nguyên, VCB Thái Nguyên, tuy nhiên VCB mới mở chi nhánh tại Thái Nguyên năm 2013. Hiện tại, huy động vốn và mức dư nợ tại Agribank vẫn chiếm thị phần lớn trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên nhiều năm gần đây chất lượng tín dụng tại tổ chức tín dụng này có dấu hiệu đi xuống, qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Thái Nguyên thấp nhất trong các NHTM nhà nước.

Tính đến thời điểm 30/09/2014, (không bao gồm Ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên), nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt 22.651 tỷ đồng, tăng 1,27% so với tháng 8-2014 và tăng 14,49% so với cuối năm 2013; dư nợ tín dụng đối với phát triển kinh tế đạt 25.473 tỷ đồng, tăng 2,11% so với tháng 8-2014 và tăng 10,42% so với cuối năm 2013; nợ xấu chiếm 1,14%/tổng dư nợ.(Nguồn: http://baothainguyen.org.vn/trang-in-221220.html)

52

+ Tỷ lệ trích lập dự phòng/ tổng dƣ nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ: Bảng 2.11. Tình hình trích lập dự phòng tại Vietinbank Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ 1,305 1,642 1,912

Dự phòng nợ khó đòi 10 35 15

Dự phòng/tổng dư nợ 0.77% 2.13% 0.78%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietinbank Thái Nguyên)

Qua bảng trên cho thấy, hàng năm Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng theo đúng Quyết định 493. Năm 2013 do chi nhánh thu hồi được một phần nợ quá hạn, tích cực thu hồi nợ xấu nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro giảm 20 tỷ so với năm 2012. Vietinbank Thái Nguyên đã tích cực triển khai tất các các biện pháp để thu hồi nợ xấu như:

- Đối với các khoản nợ khó đòi do khách hàng gây ra đơn vị đã tíên hành xử lý theo các bước nhất là xử lý tài sản bảo đảm, phối kết hợp với chính quyền địa phương can thiệp và khởi kiện trước pháp luật,

- Đối với các rủi ro do chủ quan của cán bộ gây ra, đơn vị đã thực hiện xử lý bằng các hình thức bồi thường bằng vật chất, trừ lương hàng tháng, … và đặc biệt là ngăn chặn được rủi ro do nguyên nhân chủ quan gây ra

Đánh giá chất lƣợng dƣ nợ cho vay đối với DNVVN

Hiện nay Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên thực hiện phân loại nợ theo quy định tại khoản 2 điều 7 - QĐ 493/2005/QĐ – NHNN và văn bản sửa đổi bổ sung theo quyết định 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007. Việc phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493 đòi hỏi phải có sự chuyển biến trong nhận thức của toàn hệ thống về quản lý rủi ro tín dụng.

Việc đánh giá khoản vay hiện nay tại Vietinbank Thái Nguyên càng chính xác hơn do các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính được đánh giá chặt chẽ, logic và phù hợp hơn. Hạn chế tình trạng cho khách hàng vay đáo nợ hay vay từ ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng khác mà không bị đánh giá vào nhóm nợ xấu trong khi tình

53

hình tài chính là không tốt và không đảm bảo trả nợ lâu dài chỉ đánh giá khách hàng dựa trên khả năng trả nợ tại một thời điểm cụ thể mà chưa xem xét toàn diện khách hàng trong môi trường kinh tế vĩ mô và xu hướng của ngành nghề. Việc phân loại nợ theo điều 7 trợ giúp ngân hàng trong việc quản lý danh mục tín dụng ngành nghề, loại hình sản phẩm, đánh giá chính xác tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Nợ quá hạn là chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nó luôn tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN, bản thân các ngân hàng luôn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất có thể.

Tại Vietinbank Thái Nguyên, công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng luôn được thực hiện chủ động. Phương châm hoạt động của ngân hàng là luôn cố gắng tăng thu một cách tối đa và hạn chế chi phí một cách tối thiểu nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ những quy định của NHNN về việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng.

Dư nợ cho vay của Vietinbank Thái Nguyên tăng trưởng ở mức cao mặc dù áp lực cạnh tranh giữa các ngân hang diễn ra ngày càng tăng nhưng Vietinbank Thái Nguyên vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về vốn huy động và vốn cấp tín dụng. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch một cửa INCAS và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường tại Thái Nguyên cùng với chiến lược phát triển thị trường tại các vùng kinh tế phát triển. Ngân hàng đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển dời cơ cấu cho vay. Cụ thể cho vay đối với khách hàng thể nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn han, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý. Ngân hàng đã tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối không chỉ là các phòng giao dịch và điểm tiết kiệm mà còn là hệ thống ATM và kênh ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân; từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

54

Tóm lại, với mọi nỗ lực nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho

thấy công tác tín dụng tại Vietinbank Thái Nguyên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể: quy mô tăng trưởng tín dụng ở mức cao, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ. Hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro có thể nói chiếm đến 60% các rủi ro trong hoạt động tín dụng vì vậy cần có biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)