- Thứ nhất: Theo dõi thuế GTGT đầu vào và đầu ra phát sinh trong tháng. Việc theo dõi 2 khoản thuế này đều phải căn cứ vào hóa đơn GTGT.
- Thứ hai: Lập bảng kê thuế hàng tháng, bao gồm:
+ Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào. + Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra. - Thứ ba: Kê khai thuế phải nộp hàng tháng.
Hàng tháng , kế toán tổng hợp số thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT đầu ra, xác định số thuế GTGT phải nộp hoặc chưa được khấu trừ, trên cơ sở đó lập tờ khai thuế GTGT, kèm với bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra để nộp cho cơ quan thuế.
- Thứ tư: Vào sổ kế toán và lập báo cáo thuế.
Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra và các chứng từ gốc khác như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có… để vào sổ chi tiết các tài khoản 133 và 3331, đến cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu trên các sổ chi tiết để lên sổ cái các tài khoản 133 và sổ cái các tài khoản 3331 hoặc tổng hợp số liệu trên sổ tổng hợp rồi lên sổ cái. Số liệu trên sổ cái được sử dụng để lên báo cáo thuế hàng năm.
Trên đây là toàn bộ nhiệm vụ của kế toán thuế GTGT, tuy nhiên trên thực tế, kế toán thuế GTGT còn phải làm nhiều nhiệm vụ khác như: xin giấy chi tiền của ngân hàng để nộp thuế, lập báo cáo nội bộ gửi Ban Giám Đốc… Cho dù phải thực hiện toàn bộ công việc kế toán thuế GTGT hoặc chỉ làm một phần trong đó thì yêu cầu mỗi cán bộ kế toán phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, khách
Huyền
quan, trung thực… bởi vì kế toán thuế GTGT rất khó nhưng cũng rất dễ, đòi hỏi cán bộ kế toán thuế phải biết dung hòa giữa chế độ và quy định của Nhà nước với yêu cầu của chủ doanh nghiệp.