Tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ACB thời kì hậu WTO (Trang 34)

- Mạng lưới chi nhán h: NH ACB luôn quan tâm việc phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực kinh tế trọng điểm

2.3.1.Tình hình hoạt động

Ngành nghề kinh doanh: Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

Trong 16 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm như sau:

Tình hình hoạt động ngân hàng ACB qua các năm Đơn vị: tỷ VNĐ

Năm

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng tài sản 15.420 24.273 44.650 85.392 105.306

Tổng vốn huy động 14.354 22.341 39.736 74.943 91.174

Dư nợ cho vay 6.760 9.563 17.365 31.974 34.833

Lợi nhuận trước

thuế 282 392 687 2127 2561

Trong khu vực ngân hàng cổ phần mới đang hiện đại hóa, ACB nổi lên như một định chế lớn nhất và được quản lý tốt nhất. ACB có tổng vốn hoá thị trường của cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi đạt 1,4 tỷ USD, gần gấp đôi đối thủ cận kề Sacombank. Đến cuối năm 2005, thị phần cho vay của ACB chiếm gần 1,72% và tổng huy động chiếm 3,5% trên tổng huy động cả nước (tương tự như Citigroup chiếm 3,5% thị phần tại Hoa Kỳ). ACB không mạo hiểm cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có rủi ro cao và do vậy đã xây dựng một danh mục cho vay ít có nợ có vấn đề và thành tích này tự nó nói lên giá trị của ACB.

Nhân tố thành công chính của ACB là chính sách thận trọng, phản ánh trong một danh mục cho vay vững chắc. ACB đã công bố chính sách “cho vay an toàn” và chính sách này đem lại hiệu quả, nợ quá hạn đang ở mức 0,2% , và mức dưới 1% là tỷ lệ nợ xấu mà mà ACB đã duy trì được một cách ổn định, một tỷ lệ mà không phải gần đây mới đạt được như các đơn vị khác của ngành. Tình hình cho vay ở ACB đang tăng trưởng với tốc độ quá nhanh, nhưng rõ ràng vẫn còn là cho vay chưa đến mức cần cho vay so với tiền gửi.

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng ACB

Ở chừng mực nào đó điều này cho thấy một sự thật là cho vay sinh lợi với độ an toàn cao ở Việt Nam là không dễ dàng gì, vì thế các ngân hàng phải đầu tư vốn khả dụng thặng dư vào các công cụ tài chính, và chờ cho nền kinh tế phát triển hơn.

Dự có núi gì về kỷ nguyên mới của ngành ngân hàng Việt Nam, ai cũng nhận biết rằng tỷ lệ cho vay/huy động của ACB đã và đang giảm dần, và giảm đến dưới mức trung bình ngành (40% so với trên 60%) ACB tiếp tục săn tìm vốn tiền gửi nhằm duy trì vị thế của mình so với các ngân hàng đối thủ vốn cũng chủ động làm như thế, và khi danh tiếng của ACB càng nổi thì vốn huy động càng được tích lũy nhiều hơn. Chúng tôi cho rằng sẽ có sự tăng trưởng cho vay vì cả ngân hàng nói riêng và ngành ngân hàng nói chung đang được khách hàng ngày càng tin tưởng nhiều hơn.

Danh mục cho vay - Tình hình chung

Cơ cấu huy động tín dụng theo đối tượng khách hàng năm 2008

Trong danh mục cho vay của ACB, chỉ có khoảng 7,4% cho vay các doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu là cho vay hợp vốn; còn lại chia cho khách hàng cá nhân (49%) và doanh nghiệp vừa và nhỏ (39,6%). Về ngành nghề, danh mục cho vay không cho thấy ngành nào nổi trội rõ ràng, riêng ngành địa ốc chiếm dưới 1,5%. Lãi suất cho vay ở mức 1%/tháng

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ACB thời kì hậu WTO (Trang 34)