Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ACB thời kì hậu WTO (Trang 25)

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTMCP Á CHÂU

2.2.1Năng lực tài chính

Nguồn vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu ACB và các ngân hàng thương mại khác qua các năm

ĐVT: nghìn tỷ VNĐ

Ngân hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

ACB 1.283 1.653 6.258 7.767

Sacombank 1.887 2.870 7.349 7.758

Techcombank 1.010 1.762 3.573 5.500

Vietcombank 8.416 11.228 13.552 13.1

Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng thương mại

Từ bảng số liệu có thể thấy vốn chủ sở hữu của ngân hàng ACB tăng qua các năm từ năm 2005 đến nay, đặc biệt tăng cao từ năm 2006 sang năm 2007 mà nguyên nhân chính là đợt tăng vốn điều lệ của năm 2007 và phát hành cổ phiếu ra

thị trường. So sanh với các ngân hàng khác, ACB có vốn sở hữu tương ứng như Sacombank, cao hơn Techcombank, tuy nhiên lại rất thấp so với các ngân hàng thương mại cổ phần có nguồn gốc là các ngân hàng quốc doanh (các ngân hàng đã hoạt động lâu đời, được sự hỗ trợ lớn từ nhà nước) mà ở đây điển hình là ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam – Vietcombank với số vốn chủ sở hữu vào năm 2008 lớn hơn ACB hơn 20 lần.

Về kết quả kinh doanh, số liệu kiểm toán cho thấy, trong bối cảnh đầy khó khăn của năm 2008, lợi nhuận đạt được của ngân hàng thực sự là một điểm sáng. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 của tập đoàn đạt 2.561 tỷ đồng, tăng 434 tỷ đồng so với 2007, vượt 61 tỷ đồng so với kế hoạch, trong đó phần lợi nhuận đóng góp của các công ty con và công ty liên kết là 319 tỷ đồng, chiếm 12,5%.

Tổng hợp tình hình hoạt động năm 2008

(Nguồn: Báo cáo thường niân NH ACB- 2008)

Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên, tập đoàn ACB tiếp tục hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước. Cụ thể, năm 2008 tập đoàn nộp ngân sách 454 tỷ đồng, cao hơn 60 tỷ đồng so với giá trị nộp ngân sách năm 2007 của tập đoàn (394 tỷ đồng).

Nhìn chung, cơ cấu thu nhập năm 2009 đã thay đổi đáng kể so với năm 2008 với việc thu nhập ròng từ tín dụng đã suy giảm đáng kể, chỉ đem lại 23% lợi nhuận tập đoàn trong khi các năm trước đó đều đạt trên 50%. Lý do chủ yếu bởi hoạt động tín dụng cả quý III và đầu quý IV năm 2008 của ACB không có lãi do ngân

tính đủ các chi phí thì lãi suất cho vay vượt khả năng chịu đựng của bên vay. Thay vào đó, tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động còn lại (chủ yếu là kinh doanh trái phiếu, kinh doanh vàng trên thị trường thế giới và hoạt động dịch vụ) đã tăng đáng kể và đạt tỷ trọng 77%. Một trong những nguyên nhân giúp ACB hoàn thành kế hoạch lợi nhuận là việc đề cao công tác kiểm soát chi phí điều hành1. Cụ thể, do khai trương thêm đến 75 đơn vị và tuyển dụng thêm 2.589 nhân viên mới nên chi phí điều hành cả tập đoàn năm 2008 lên đến 1.392 tỷ đồng, tăng khoảng 624 tỷ đồng so với năm 2007, nhưng mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng của tổng thu nhập (+6.976 tỷ đồng) trong năm.

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kỳ báo cáo (2008) Kỳ báo cáo (2007) 1

Cơ cấu tài sản

Tài sản dài hạn/Tổng tài sản % 43,23 19,06

Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 56,77 80,94

2

Cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 92,62 92,67

Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn

vốn 7,38 7,33

3

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán nhanh Lần 20,07 5,99

Khả năng thanh toán hiện hành 0,89 1,07 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: www.ACB.com.vn

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, từ năm 2007 sang năm 2008, tài sản dài hạn của ACB tăng nhanh, còn tài sản ngắn hạn lại giảm đi, nguyên nhân chính xuất phát từ cuộc đua lãi suất của các ngân hàng nửa đầu năm 2008, khiến khách hàng có xu hướng gửi tiền dài hạn để hưởng lãi suất lớn. Chỉ tiêu về nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng ACB không có sự thay đổi lớn qua 2 năm vừa qua. Về chỉ tiêu khả năng thanh toán, năm 2008 mở rộng hoạt động đầu tư, cho vay, khả năng thanh toán nhanh ( bằng (Tiền + Các khoản phải thu)/ (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn phải trả) của ngân hàng ACB tăng cao, do các khoản phải thu tăng, tương ứng, chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh ( Tài sản lưu động/(Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn phải trả)) giảm đi.

Chất lượng tín dụng

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng xấp xỉ 90% trong 2009, ACB kỳ vọng sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu tối đa không quá 1,2%. Trên thực tế, mặc dù tăng trưởng tín dụng của ACB chỉ ở mức 10%, nhưng nợ xấu đã tăng 11 lần, ở mức 0,9%. Điều này cho thấy, nợ xấu của ACB gia tăng đáng kể trong năm qua, khiến không ít cổ đông lo ngại trước tham vọng tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng năm nay ở mức 90%, cho dù vẫn biết hoạt động ngân hàng chủ yếu là huy động -cho vay và khó tránh khỏi rủi ro.Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,9% là hợp lý với bối cảnh thị trường tiền tệ trong năm 2008 và thấp hơn mức nợ xấu bình quân của ngành ngân hàng hiện nay là 3,5%.

Mức sinh lời

Hệ số ROA và ROE của một số ngân hàng thương mại

(Đvt: %)

Ngân hàng 2005 2006 2007 2008

ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA

ACB 30 1,5 32,7 1,5 35,9 1,8 32,9 1,8 Vietcombank 15,35 0,93 21,1 1,37 21,2 1,44 18 1,2 BIDV 13,5 0,4 10,6 0,45 13,5 0,6 14 0,55 Vietinbank 8,82 0,39 11,31 0,48 14,12 0,76 15,3 0,62 Bình quân các ngân hàng 10,6 0,45 13,4 0,68 18,6 1 16 0,9

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ACB thời kì hậu WTO (Trang 25)