Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ACB thời kì hậu WTO (Trang 47)

- Mạng lưới chi nhán h: NH ACB luôn quan tâm việc phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực kinh tế trọng điểm

CẠNH TRANH CỦA NHTM ACB THỜI KỲ HẬU WTO 3.1 Định hướng phát triển của ACB những năm tớ

3.2.1.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Thứ nhất, ACB cần phải nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng:

+ Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh được coi là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cấp tín dụng nên cán bộ phải tập trung tất cả các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Thực tế cho thấy chất lượng thẩm định tín dụng có vai trò quyết định đến hiệu quả của khoản vay nói riêng và cả danh mục cho vay nói chung .Khi tiến hành thẩm định tín dụng, ngoài việc làm rõ tính khả thi của dự án, tính hiệu quả và khả năng tự trả nợ của dự án CBTD còn phải tập trung phân tích các yếu tố phi tài chính (uy tín của doanh nghiệp, chất lượng bộ máy quản lý, tình hình tiêu thụ chủ yếu của khách hàng (giá cả, đối thủ cạnh tranh…) và tính pháp lý của dự án/ phương án. Đặc biệt phải đi sâu tìm hiểu lợi nhuận của doanh nghiệp có phải do hoạt động kinh doanh chính mang lại hay không nhằm phòng ngừa các doanh nghiệp vay vốn không đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính (như cho vay nặng lãi, chơi hụi, đầu tư chứng khoán…) dễ phát sinh rủi ro dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Thứ hai, ACB cũng phải kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay

Theo Quy trình tín dụng do NH ACB ban hành thì khâu kiểm tra sử dụng vốn vay có một vị trí sống còn đối với chất lượng món vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây chính là những khâu yếu nhất của quy trình cho vay. CBTD đa số chỉ chú ý đến khâu thẩm định dự án/phương án vay mà chưa chú trọng đến công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay và nếu có thì cũng chỉ kiểm tra chiếu lệ, chưa đi sâu, bám sát nguồn vốn vay đơn vị sử dụng như thế nào. Để khắc phục, NH ACB cần chấn chỉnh công tác kiểm tra sử dụng vốn vay thường xuyên, tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư, quá trình nhập vật tư, hàng hóa thông qua các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và các hóa đơn mua bán hàng hóa để xem lại việc phát tiền vay.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ACB thời kì hậu WTO (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w