Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 97)

Thứ nhất, ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô

Ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô là một trong những mục tiêu quan trọng mà bất kỳ chính phủ của quốc gia nào cũng hƣớng tới. Đặc biệt môi trƣờng kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, bất kỳ một biến động nhỏ nào của nhân tố này cũng tác động đến kết quả luồng tiền chảy vào hoặc ra khỏi ngân hàng. Chính phủ cần có những biện pháp đồng bộ để ổn định chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Khi tiền tệ ổn định thì nó có tác động rất lớn cho hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ hiệu quả huy động vốn. Bởi vì khi đó, ngƣời dân sẽ yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên và ổn định hơn. Chính sách tiền tệ ổn định giúp ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro trong hoạt động của mình, nhất là rủi ro tín dụng. Ngân hàng có cơ hội đẩy mạnh cho vay trung dài hạn nhằm đầu tƣ và phát triển hạ tầng sản xuất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nƣớc phát triển.

Thứ hai, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý

90

hội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi phải đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật để tạo ra môi trƣờng pháp lý ổn định cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hệ thống pháp luật nƣớc ta chƣa thật đồng bộ, chƣa thực sự là chỗ dựa pháp lý cho các nhà kinh doanh. Do đó, xin kiến nghị với Chính phủ cần có những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo luật pháp phải đƣợc thực hiện một cách nhất quán và triệt để. Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng cần tăng cƣờng pháp chế trên lĩnh vực hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế thế giới. Chính phủ cần ban hành kịp thời các văn bản phát luật quy định và hƣớng dẫn thi hành điều luật mới phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội trong nƣớc và quốc tế.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Các NHTM phải chịu sự giám sát và quản lý của NHNN nên mọi sự chỉ

đạo của NHNN đều có tác động tới hiệu quả huy động vốn của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng. Do đó, với chức năng quản lý của mình NHNN phải tăng cƣờng vai trò điều tiết, giám sát thƣờng xuyên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nhằm đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của ngân hàng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng, đặc biệt là quyền lợi của ngƣời gửi tiền.

3.3.2.1 Ban hành chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ

Lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong mọi tầng lớp dân cƣ, các tổ chức kinh tế, tài chính, tín dụng…Chính sách lãi suất chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện giá cả ít biến động, tiền tệ ổn định. Sử dụng chính sách lãi suất hợp lý sẽ thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội, kích thích các đơn vị, các tổ chức kinh tế sử dụng vốn trong sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Chính sách lãi suất phải đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội

91

trong nƣớc và quốc tế trong từng thời kỳ. Để giúp các ngân hàng đƣa ra đƣợc mức lãi suất hợp lý, thu hút đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ đồng thời đẩy mạnh cho vay, đầu tƣ, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, giảm khối lƣợng tiền trong lƣu thông, NHNN phải sử dụng linh hoạt chính sách lãi suất trong quản lý, cũng nhƣ ban hành các luật định thông qua việc quy định khung lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu…( Trong năm 2011 - 2013 Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành các thông tƣ quy đình mức trần lãi suất huy động nhƣ: Thông tƣ số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định mức trần lãi suất huy động là 14%/năm, Thông tƣ số 08/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 quy định lãi suất tối đa là 12%/năm, Thông tƣ số 19/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012 quy định mức trần lãi suất là 9%/năm, Thông tƣ số 16/2013/TT – NHNN ban hành ngày 27/06/2013 quy định mức trần lãi suất là 7%/năm ). Lãi suất quy định phải phù hợp với thị trƣờng để tránh hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất giữa các NHTM. Cân đối giữa lãi suất huy động và tỷ lệ lạm phát nhằm bảo vệ lợi ích của ngƣời gửi tiền, tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao của các NHTM.

3.3.2.2 Chính sách tỷ giá

Ngân hàng nhà nƣớc cần có chính sách tỷ giá hợp lý nhằm mục tiêu ổn

định tỷ giá, tránh sự biến động mạnh gây sự biến động trong nguồn vốn của ngân hàng. Ổn định tỷ giá là điều kiện quan trọng để huy động nguồn vốn trong và ngoài nƣớc. Khi tỷ giá biến động theo xu hƣớng giảm giá VNĐ và tăng giá ngoại tệ, dân cƣ sẽ rút tiền gửi nội tệ để mua ngoại tệ. Điều này làm cho nguồn vốn nội tệ giảm đi, lúc này ngân hàng sẽ khó khăn trong việc chi trả bằng nội tệ. Ngƣợc lại việc thiếu ngoại tệ cũng ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán ngoại tệ của ngân hàng, không đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh toán của các nhà xuất nhập khẩu.

92

Để ổn định tỷ giá, Ngân hàng Nhà nƣớc cần:

- Tiếp tục vận hành cơ chế điều hành tỷ giá nhƣ hiện nay theo hƣớng ngày càng nới rộng kiểm soát, khách quan, hƣớng tỷ giá theo sát với tỷ giá thị trƣờng theo quan hệ cung cầu, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nƣớc phải đủ khả năng can thiệp để tỷ giá không có biến động lớn, gây xáo trộn hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp.

- Hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối.

- Chính sách tỷ giá cần phải thay đổi theo hƣớng tách rời sự neo buộc vào đồng đô la Mỹ để gắn kết vào một số ngoại tệ khác. Việc lựa chọn nhiều ngoại tệ, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thƣơng mại cung ứng bảo hiểm rủi ro về lãi suất, tỷ giá hối đoái, cho phép các ngoại tệ mạnh trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc tự do chuyển đổi.

- Quản lý chặt chẽ việc mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng tự do. Đảm bảo việc thi hành nghiêm túc Pháp lệnh ngoại hối của các cá nhân, tổ chức.

3.3.2.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn

Sự hình thành và phát triển của thị trƣờng vốn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng hàng hóa. Thị trƣờng vốn phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá của các NHTM. Thị trƣờng vốn là nơi gặp gỡ giữa ngƣời có ứng vốn và ngƣời cần vốn, qua đó tập trung đƣợc các nguồn vốn phân tán, nhỏ lẻ thành một lƣợng vốn lớn đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng Nhà nƣớc cần xúc tiến và tác động để thị trƣờng vốn ngày càng phát triển hoàn thiện hơn.

3.3.2.4 Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra

Ngân hàng Nhà nƣớc phải thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nƣớc,

93

những hành vi, những biểu hiện sai trái, vi phạm quy định huy động vốn, các hành vi gây thất thoát nguồn vốn của Nhà nƣớc, của nhân dân; đƣa hoạt động của tổ chức tín dụng đi vào nề nếp, đạt hiêu quả cao; giúp làm lành mạnh, trong sạch hoạt động của các NHTM, giúp nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.

3.3.2.5 Phát triển các hình thức bảo hiểm tiền gửi

Kết quả kinh doanh của ngân hàng ảnh hƣởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động tốt, kinh doanh có hiệu quả, sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng kinh doanh không tốt, gặp nhiều rủi ro bất trắc, sẽ ảnh hƣởng đến việc gửi và rút tiền ở ngân hàng, Nhà nƣớc nên nghiên cứu để bảo hiểm tiền gửi phát huy đúng vai trò hỗ trợ quyền lợi khách hàng gửi tiền nhƣ tăng mức bảo hiểm tiền gửi lên cao hơn.

Tóm lại: Từ những định hƣớng và mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn để đƣa ra các giải pháp và kiến nghị trên xuất phát từ thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. Để các giải pháp thực sự phát huy hiệu quả trong thực tế, còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng kinh tế - xã hội, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt là của bản thân ngân hàng. Do đó, phải có sự cố gắng, đoàn kết thực hiện của tập thể cán bộ nhân viên toàn ngân hàng để ngân hàng tồn tại và phát triển ngày càng tốt hơn.

94

KẾT LUẬN

Đất nƣớc ta đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, muốn làm đƣợc điều đó chúng ta cần phải có vốn. Với NHTM, vốn càng trở nên quan trọng hơn. Các NHTM muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là phải thu hút đƣợc mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Ngân hàng nào trƣờng vốn sẽ có khả năng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thêm thu nhập và củng cố vị thế trên thƣơng trƣờng. Nhận thức đƣợc vai trò to lớn của vốn trong hoạt động kinh doanh, các NHTM phải luôn tìm cách phát triển nguồn vốn của mình, tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Hoạt động huy động vốn không chỉ có vai trò quan trọng với chính bản

thân NHTM mà còn có vai trò to lớn với nền kinh tế. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng có vốn cần thiết cho việc kinh doanh, cho vay khách hàng, mở rộng quan hệ với nhiều đối tƣợng khách hàng, qua đó giúp ngân hàng duy trì hoạt động, phát triển kinh doanh, tạo nguồn thu, sản sinh lợi nhuận.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động huy động vốn, các NHTM luôn chú trọng hiệu quả công tác huy động vốn để tạo tiền đề cho sự phát triển và thực hiện nghiệp vụ ngân hàng khác.

Việc nghiên cứu hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ

và Phát triển Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để khái quát hóa hiệu quả huy động vốn tại BIDV, phát hiện những tồn tại nhằm đƣa ra các kiến nghị và giải pháp hợp lý khắc phục, nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng.

95

nhiều lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng và các nhân tố của nền kinh tế. Với tầm nhìn, sự hiểu biết và khả năng của tác giả có hạn nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp nhằm tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu này, để hiệu quả công tác huy động vốn tại BIDV đạt kết quả cao hơn.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dwighi và Ritter (2002), Giao dịch ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội

2. Frederie S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

3. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Tuấn Khanh (2000), Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Học viện Tài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2011– 2013), Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2011– 2013), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (2011 – 2013), Báo cáo

thường niên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

9. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

10. Quốc hội nƣớc CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, hiệu lực 01/01/2011.

11. Nguyễn Văn Tiến (2010), Ngân hàng thương mại,Nxb Thống kê, Hà Nội.

12. Phạm Thanh Thanh (2000), Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Công thương – chi nhánh Hai Bà Trưng, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

97

13. Nguyễn Thị Thủy (2011), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Tây Hồ, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Website:

14. www.bidv.com.vn 15. www.chinhphu.vn 16. www.sbv.gov.vn 17. http://vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)