2.3.2.1Hạn chế
Tuy đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan bƣớc đầu nhƣng hiệu quả huy động vốn của BIDV vẫn còn chƣa cao, thể hiện trên các mặt cụ thể sau:
Thứ nhất, nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp chƣa lớn. Nguồn vốn này thƣờng có thời hạn ngắn và thƣờng xuyên biến động nên càng thu hút đƣợc tiền gửi của nhiều doanh nghiệp thì sẽ tạo ra độ ngƣng đọng vốn càng lớn và hạn chế sự bất ổn định. BIDV có lợi thế sẵn có là một trong những ngân hàng lớn, uy tín với quy mô và mạng lƣới phủ rộng khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc nhƣng lại chƣa tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế này trong công tác huy động vốn. Vốn huy động từ doanh nghiệp thƣờng lớn và chi phí lại rẻ hơn so với vốn huy động từ dân cƣ bởi vậy ngân hàng cần chú trọng thu hút nguồn vốn này góp phần làm tăng quy mô nguồn vốn của ngân hàng đồng thời nâng cao đƣợc hiệu quả huy động vốn trong thời gian tới.
65
Mặt khác, mặc dù tổng nguồn vốn huy động tăng nhƣng tính ổn định lại
không cao. Việc huy động vốn bị mất cân đối về mặt kỳ hạn: trong khi dƣ thừa nguồn ngắn hạn thì nguồn vốn huy động trung-dài hạn lại chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ cầu cho vay trung-dài hạn, buộc ngân hàng phải thực hiện chuyển hoán nguồn ngắn hạn để cho vay trung-dài hạn. Để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đầu tƣ, phát triển của nền kinh tế, ngân hàng cần phải mở rộng quy mô nguồn vốn huy động trung-dài hạn và thực hiện duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn hợp lý góp phần hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, đem lại hiệu quả cao trong công tác huy động vốn.
Thứ hai, chi phí huy động vốn (chi phí trả lãi) năm 2012, 2013 của ngân hàng tƣơng đối cao. Trong khi đó, muốn bù đắp đƣợc chi phí này (cộng với những chi phí phi trả lãi) và để ngân hàng có lợi nhuận thì ngân hàng phải đẩy lãi suất đầu ra (lãi suất cho vay) lên. Nhƣ vậy chi phí huy động càng tăng thì khách hàng vay vốn phải chịu mức lãi suất vay càng cao, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Nhiều khách hàng sẽ có tâm lý ngại tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Tình trạng này còn tiếp diễn thì sẽ khó tìm đƣợc đầu ra cho nguồn vốn huy động mặc dù nền kinh tế đang thực sự khát vốn. Do vậy, giảm lãi suất huy động mà vẫn duy trì tốt đƣợc quy mô huy động sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên, đây là một thách thức lớn đối với không chỉ BIDV mà còn với tất cả các ngân hàng đang “chạy đua lãi suất” trong giai đoạn này.
Thứ ba, Cơ cấu nguồn vốn chƣa thật sự hợp lý. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn dân cƣ chiếm tỷ trọng cao. Nguồn vốn ngoại tệ đã đƣợc chú ý huy động nhƣng vẫn còn quá thấp so với tổng nguồn vốn. BIDV cũng chƣa phát huy đƣợc hiệu quả của các hình thức huy động đặc biệt là huy động nguồn vốn qua hình thức kỳ phiếu. Vì đây là nguồn vốn ngắn hạn ổn định về lãi suất, rất có lợi cho hoạt động cho vay, đầu tƣ và ổn định thanh khoản.
66
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Sở dĩ còn tồn tại hạn chế trong việc chƣa nâng cao đƣợc hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng là do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan:
* Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, hành lang pháp lý còn thiếu, yếu và chồng chéo
Tất cả các đối tƣợng, thành phần kinh tế trong bất cứ nền kinh tế nào luôn phải hoạt động dựa trên những quy định của Nhà nƣớc. Những quy định này bao gồm: luật, pháp lệnh, nghị định, thông tƣ…Giống nhƣ vậy, kinh doanh ngân hàng chịu tác động của nhiều luật khác nhau nhƣ: Luật các TCTD, luật ngân hàng Nhà nƣớc, luật đầu tƣ nƣớc ngoài…Sự điều chỉnh của các quy định pháp luật trong thời gian qua đã góp phần tạo ra hành lang pháp lý chung cho các ngân hàng, tạo sân chơi khá bình đẳng giữa các ngân hàng với nhau.
Nhƣng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nƣớc ta còn khá chồng
chéo, nhiều khi xảy ra tình trạng mâu thuẫn nhau khiến cho việc điều chỉnh hành vi không còn chuẩn xác. Quy định đƣa ra đôi khi còn mang tính nửa vời, không cụ thể, chƣa gắn với các biện pháp xử lý thích hợp…khiến cho hiện tƣợng lách luật và vi phạm vẫn diễn ra. Điển hình trong thời gian gần đây, mặc dù quy định của NHNN bắt buộc các ngân hàng không đƣợc vi phạm trần lãi suất 7%/năm với đồng Việt Nam và 1,25%/năm với USD. Quy định là nhƣ vậy nhƣng lãi suất thực trả cho tiền gửi VNĐ thời gian qua lên tới 9% - 10%/năm. Việc lợi dụng khe hở trong quy định các ngân hàng hợp thức hóa phần chênh lãi suất bằng nhiều biện pháp nhƣ áp dụng chi môi giới, tiền gửi ủy thác đầu tƣ…Chính sự quản lý chƣa nghiêm đã khiến cho hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng bị ảnh hƣởng tiêu cực. Chi phí huy động vốn tăng trong khi thu từ lãi cho vay giảm làm giảm quy mô, giảm tỷ suất lợi nhuận kinh doanh vốn, tăng chi phí vốn.
67
Nhà nƣớc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc nhƣ một biện pháp buộc ngân hàng giảm cho vay với nền kinh tế, tăng chi phí vốn của ngân hàng. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ USD trong thời gian qua liên tục điều chỉnh tăng khiến cho nguồn vốn có thể đƣợc sử dụng để cho vay của ngân hàng giảm, giảm thu từ lãi cho vay, giảm lợi nhuận kinh doanh vốn của ngân hàng.
Thứ hai, môi trƣờng kinh tế đầy khó khăn và nhiều bất lợi
+ Lạm phát tăng cao khiến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng chƣa
thực sự tốt. Để huy động đƣợc vốn hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chảy sang ngân hàng khác thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trƣờng vốn. Nhƣng nâng bao nhiêu là hợp lý luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên gây bất ổn cho cả hệ thống NHTM. Lạm phát tăng cao, NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lƣợng tiền trong lƣu thông nhƣng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu môi trƣờng đầu tƣ của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng nội tệ giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng là rất lớn. Vì vậy mới xảy ra việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của ngân hàng.
+ Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng quyết liệt. Đó không
chỉ là cạnh tranh trong nội bộ các NHTM, mà là sự cạnh tranh giữa các NHTM với các định chế tài chính phi ngân hàng khác. Có thể thấy khu vực
68
cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên chật hẹp cùng với sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các định chế tài chính không chỉ trong nƣớc mà còn từ nƣớc ngoài, gắn liền với lộ trình mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng ở Việt Nam. Điều đáng chú ý là vấn đề cạnh tranh giữa các định chế tài chính trên thị trƣờng Việt Nam hiện vẫn tập trung chủ yếu vào khu vực ngân hàng truyền thống (huy động vốn, cho vay cũng nhƣ một số loại hình dịch vụ thanh toán) và sự cạnh tranh nhiều lúc diễn ra thái quá, bất chấp các quy định của pháp luật, đạo đức kinh doanh. Về nguyên lý thì cạnh tranh luôn là động lực cho sự phát triển và hoàn thiện hoạt động của các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại thị trƣờng Việt Nam những năm qua là mức độ tập trung khá đậm đặc các định chế tài chính trên một thị trƣờng còn chƣa phát triển, cạnh tranh tập trung chủ yếu vào phân khúc thị trƣờng tín dụng nên sự cạnh tranh không hẳn dẫn đến nâng cao chất lƣợng dịch vụ, giảm chi phí vốn ở các NHTM, thậm chí còn làm thị trƣờng thêm hỗn loạn, rủi ro gia tăng. Xảy ra điều này là do những năm qua, các nhà chức trách đã cho phép thành lập quá nhiều ngân hàng TMCP và ngân hàng có yếu tố nƣớc ngoài mà không chú ý đúng mức đến năng lực tài chính của các NHTM, dẫn đến một số NHTM có năng lực tài chính quá thấp và dần phải sáp nhập lại với nhau. Hầu hết các NHTM nhỏ chƣa có uy tín, thƣơng hiệu cao trong dân chúng nên gặp khó khăn trong tìm kiếm khách hàng cả trong huy động lẫn cho vay, nên để cạnh tranh với các NHTM khác buộc các NHTM nhỏ phải tìm cách tăng lãi suất huy động, đồng nghĩa với việc tăng chi phí huy động vốn từ đó làm giảm hiệu quả huy động vốn.
+ Thị trƣờng vàng diễn biến phức tạp, giá vàng liên tục leo thang đặc biệt trong năm 2011. Khi nền kinh tế có lạm phát cao, đồng nội tệ mất giá làm suy giảm niềm tin của dân chúng, những ngƣời có tiền sẽ đầu tƣ vàng
69
nhƣ một phƣơng tiện cất trữ đƣợc xem là an toàn nhất, giúp bảo toàn của cải khi lạm phát. Đồng thời, khi lãi suất ngân hàng kém hấp dẫn thì đầu tƣ vàng là kênh đầu tƣ có lợi nếu nắm bắt đúng thời điểm so với việc gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tỷ lệ vốn huy động rút trƣớc hạn tại ngân hàng.
Thứ ba, mức bảo hiểm tiền gửi áp dụng thấp
Bảo hiểm tiền gửi là bảo toàn phần tài sản của khách hàng có thể mất đi do sự phá sản của ngân hàng. Vì thế, đây là hình thức rất hay và đƣợc các ngân hàng, khách hàng quan tâm ủng hộ. Việc thực hiện nghiêm quy định trong việc tham gia, trích – chuyển phí bảo hiểm của BIDV cộng với sự tuyên truyền tới khách hàng về bảo hiểm tiền gửi khiến khách hàng gửi tiền cảm thấy yên tâm hơn, từ đó làm tăng nguồn vốn huy động.
Song bảo hiểm tiền gửi cũng có mặt ảnh hƣởng hạn chế của nó. Hạn
chế lớn nhất với bảo hiểm tiền gửi là mức chi trả còn thấp. Khi có tổn thất xảy ra, ngƣời gửi tiền có số dƣ tiền gửi dƣới mức bảo hiểm sẽ đƣợc công ty bảo hiểm hoàn trả hết số tiền trong khi với các khoản tiền gửi lớn khách hàng phải chờ thanh lý tài sản. Mức chi trả bảo hiểm tiền gửi với một khoản tiền gửi của khách hàng tối đa hiện nay là 50 triệu đồng – mức quá thấp và không còn phù hợp. Đây cũng là một nguyên nhân khiến niềm tin của ngƣời dân vào ngân hàng không cao, họ chuyển sang các hình thức an toàn hơn nhƣ tích trữ vàng, ngoại tệ…làm giảm vốn huy động.
Thứ tư, hiệu quả thực thi các quy định của NHNN về trần lãi suất huy động chƣa cao
Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2011, chính sách
trần lãi suất huy động đƣợc thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của các NHTM. Tuy nhiên, sự thỏa thuận này không có hiệu lực trong thực tế. Chính vì vậy, từ tháng 3/2011 NHNN đã ban hành Thông tƣ 03 ngày 03/03/2011 với
70
yêu cầu bắt buộc thực hiện chính sách trần lãi suất huy động đối với các NHTM. Tuy nhiên, quy định này vẫn thƣờng xuyên bị xem nhẹ và bị các NHTM tìm cách “ lách luật”. Đến tháng 9/2011, đích thân Thống đốc Nguyễn Văn Bình phải công bố các hình thức xử lý nếu nhƣ phát hiện các NHTM vi phạm quy định về trần lãi suất huy động. Tuy nhiên, một lần nữa một số NHTM lại tìm đƣợc các khe hở trong quy định về trần lãi suất huy động của NHNN để đối phó với quy định này. Từ đây, NHNN đã có những xem xét một cách dài hạn trong chính sách quản lý lãi suất, tránh tình trạng chính sách đi sau thực tế. NHNN cũng đã xây dựng chiến lƣợc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với các lộ trình cụ thể. Một số NHTM nhỏ đang gặp khó khăn về thanh khoản đã có những động thái tự nguyện và tích cực trong việc ủng hộ chiến lƣợc tái cấu trúc hệ thống của NHNN. Điển hình là quyết định đầu tiên về hợp nhất ba ngân hàng: Đệ nhất, Việt Nam Tín Nghĩa và Sài Gòn trong tháng 12/2011 đã không làm xáo động đến hệ thống ngân hàng cũng nhƣ tâm lý khách hàng của những ngân hàng này. Việc giải quyết những khó khăn cơ bản của các NHTM nhỏ là biện pháp hữu hiệu trong việc kiểm soát lãi suất và góp phần làm lãi suất những tháng cuối năm 2012 và 2013 trở nên ổn định và giảm dần.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất: Các hình thức huy động vốn chưa thực sự đa dạng và hấp dẫn.
Mặc dù đã có sự thay đổi đáng kể trong việc phát triển các hình thức huy động vốn nhƣng các hình thức huy động vốn truyền thống, đơn giản vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Sản phẩm huy động vốn của ngân hàng còn mang tính đại trà cho tất cả các khách hàng. Trong thời gian qua, BIDV cũng triển khai một số hình thức mới nhƣng hiệu quả mang lại chƣa cao do các ngân hàng khác cũng đƣa ra các sản phẩm tƣơng tự với lãi suất cạnh tranh hơn.Vì thế đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
71
Thứ hai: Đội ngũ cán bộ nhân viên còn non trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm.
Cán bộ nhân viên trẻ, năng động, đào tạo bài bản, tinh thông ngoại ngữ nhƣng do tuổi đời còn trẻ nên đội ngũ nhân sự này không tránh khỏi việc thiếu kinh nghiệm chuyên môn lẫn thực tế. Ban lãnh đạo trẻ tuy có đồng đều nhƣng BIDV chƣa có nhiều những nhà lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm tại các chi nhánh và phòng giao dịch. Việc phát triển mạng lƣới, mở rộng mạng lƣới với tốc độ nhanh nhƣ thời gian qua đã làm cho BIDV thiếu cán bộ có chất lƣợng cao để đáp ứng tốc độ phát triển của mạng lƣới.
Thứ ba: Chính sách lãi suất chưa thực sự linh hoạt.
Hiệu quả huy động vốn ảnh hƣởng bởi hai nhân tố chính đó là chi phí đầu vào và thu nhập từ yếu tố đầu ra. Tối thiểu hóa chi phí đầu vào thông qua hai hình thức: giảm chi phí trả lãi tiền gửi và giảm chi phí quản lý. Chi phí trả lãi ảnh hƣởng trực tiếp từ chính lãi suất huy động của ngân hàng. Lãi suất càng cao thì chi phí trả lãi tiền gửi càng lớn khiến quy mô lợi nhuận kinh doanh vốn, tỷ suất lợi nhuận giảm. Ngƣợc lại, lãi suất thấp là điều kiện cho ngân hàng tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng quy mô lợi nhuận kinh doanh.
Với từng đối tƣợng khách hàng khác nhau, độ nhạy cảm về lãi suất hoàn toàn khác nhau. Khách hàng tổ chức kinh tế thƣờng sử dụng các dịch vụ thanh toán từ tiền gửi thanh toán của mình. Họ không quan tâm nhiều đến lãi suất mà họ quan tâm nhiều đến sản phẩm, dịch vụ, tiện ích do ngân hàng