1.4.1.1 Yếu tố pháp luật và chính trị
Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động ngân hàng đều phải
chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Với hoạt động ngân hàng đó là Luật các tổ chức tín dụng, hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức…Trong sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn thay đổi làm ảnh hƣởng tới quy mô, hiệu quả và chính sách huy động vốn của ngân hàng.
Các chính sách của nhà nƣớc cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả huy động vốn nhƣ các chính sách về tỷ giá, chính sách về thuế, chính sách xuất nhập khẩu…đều có tác động hai mặt đến quá trình huy động vốn trong dân cƣ. Hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, đầu tƣ hoặc thu hút vốn, hoặc gây cản trở đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và quá trình hoạt động ngân hàng nói riêng.
1.4.1.2Yếu tố kinh tế
Hoạt động của hệ thống NHTM bị các chỉ tiêu kinh tế nhƣ tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, thu nhập quốc dân, tốc độ chu chuyển vốn, tỷ lệ lạm phát…tác động trực tiếp. Khi nền kinh tế trong thời kỳ hƣng thịnh, có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập quốc dân cao thì dân cƣ và các đơn vị kinh tế sẽ có nguồn tiền dồi dào vào ngân hàng và cơ hội đầu tƣ cũng đƣợc mở rộng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trở nên khó khăn hoặc bị ngừng trệ, thu nhập dân cƣ thấp và bất ổn, tỷ lệ lạm phát cao, thất nghiệp gia tăng thì việc huy động vốn của ngân hàng cũng nhƣ các hoạt động khác của ngân hàng đều gặp khó khăn.
28
ảnh hƣởng tới việc tạo vốn của ngân hàng. Nếu mở rộng tiền tệ thì sẽ huy động vốn dễ, nếu thắt chặt tiền tệ sẽ huy động vốn khó. Khi chính sách tài khóa thu hẹp cũng nhƣ tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ cũng dẫn đến tăng thất nghiệp nên khó huy động vốn. Mặt khác, lãi suất giảm sẽ không hấp dẫn đƣợc nguồn tiết kiệm vì ngƣời có tiền sẽ chỉ quan tâm tới lãi suất dƣơng, vậy nên không ai muốn gửi tiết kiệm.
1.4.1.3 Yếu tố môi trường xã hội
Môi trƣờng xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Đời sống, thu nhập của ngƣời dân là yếu tố trực tiếp quyết định lƣợng tiền gửi vào ngân hàng. Thu nhập của ngƣời lao động càng cao thì nguồn vốn đƣợc huy động vào ngân hàng càng lớn vì ngƣời dân có thu nhập cao ngoài việc thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống thì họ còn giành một phần để tích lũy.
Tâm lý và thói quen tiêu dùng của ngƣời dân cũng ảnh hƣởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. Ở các nƣớc phát triển, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng rất phát triển. Ngƣợc lại, ở các nƣớc chậm phát triển, tâm lý ƣa dùng tiền mặt và tích lũy tiền không gửi vào ngân hàng là khá phổ biến. Tâm lý và thói quen tiêu dùng còn rất khác nhau giữa các dân tộc, các vùng miền ở nƣớc ta. Vì vậy, phát triển nhanh các hình thức không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng.
1.4.1.4 Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
Trong xu thế hội nhập và phát triển nhƣ hiện nay, các NHTM đang phải hoạt động kinh doanh trong một môi trƣờng cạnh tranh vô cùng khốc liệt, với sự ra đời của rất nhiều các NHTM. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả. Việc thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn huy động là một phần trong chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Vì thế, để nâng cao hiệu quả huy động vốn của
29
ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải nhạy bén trong việc đƣa ra đƣợc mức lãi suất huy động hợp lý để có thể thu hút đƣợc lƣợng vốn lớn với chi phí thấp nhất. Trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ chủ động trong xác định thị trƣờng mục tiêu, phát huy lợi thế cạnh tranh, đồng thời cũng phải không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ.