So với các nghiên cứu ñã thực hiện trước ñây nhằm ñánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM, nghiên cứu lần này có các ñiểm khác biệt cơ bản sau ñây: Thứ nhất, nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tham số theo mô hình SFA. Như trình bày mục phương pháp nghiên cứu, có hai mô hình phổ biến ñược sử dụng rộng rãi là là DEA và SFA (Berger and Humphrey, 1997). Đa số các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của các TCTD trên thế giới ñều áp dụng mô hình DEA. Tuy nhiên, với cách tiếp cận phi tham số bằng mô hình DEA thì hai nhược ñiểm lớn nhất là mô hình ñòi hỏi nguồn số liệu lớn và kết quả nghiên cứu phụ thuộc (rất nhạy cảm) với việc xác ñịnh chính xác ñầu vào và ñầu ra cho mô hình. Các nghiên cứu tại Việt Nam sẽ gặp trở ngại và ñộ tin cậy sẽ không cao khi áp dụng DEA vì hạn chế trong dữ liệu ñầu vào và các biến nghiên cứu chưa thể xác ñịnh rõ ràng là biến ñầu vào hay biến ñầu ra cho ngành ngân hàng
24
(một biến có thề vừa là biến ñầu vào, vừa là biến ñầu ra).
Thứ hai, trong ñề tài ñã kết hợp phân tích, so sánh kết quả từ mô hình ñịnh lượng với các chỉ tiêu tài chính của NHTM trong mẫu nghiên cứu như ROA, ROE ñể có kết quả tổng hợp về tính hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Thứ ba, các nghiên cứu ñịnh lượng về tính hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam sau thời ñiểm Việt Nam gia nhập WTO và sự kiện khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 còn khá khiêm tốn, chỉ một vài nghiên cứu cơ bản. Đa số các ñề tài nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của NHTM trong giai ñoạn này thực hiện theo phương pháp ñịnh tính có kết hợp với phân tích và tổng hợp các chỉ số tài chính. Việc thực hiện nghiên cứu ñịnh lượng về hiệu quả kinh doanh của NHTM trong giai ñoạn này với cách tiếp cận SFA là một khác biệt cơ bản.