SCB nên tổ chức các hoạt động thường xuyên như: các câu lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ bóng đá, hội cờ tướng, các lớp yoga,… hay các hoạt động văn nghệ, các hoạt động học thuật,…để tạo điều kiện cho mọi nhân viên SCB đều có thể tham gia và qua đó, mối quan hệ giữa các nhân viên sẽ một ngày tốt đẹp hơn để có thể hoàn thành tốt khi làm việc nhóm với nhau hay hợp tác và học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau.
Ngoài ra, định kỳ SCB cũng cần tổ chức những buổi ngoại khóa, chương trình xã hội, chương trình từ thiện,…để mọi nhân viên SCB có cơ hội giao lưu, cùng chung tay với xã hội bên cạnh việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Để từ đó, mối quan hệ giữa những nhân viên càng ngày càng thân thiết, đoàn kết hơn. Hơn nó, từ những việc này sẽ hình thành nên một văn hóa tổ chức, một SCB biết chung tay vì xã hội,
biết quan tâm đến đời sống anh chị em cán bộ nhân viên. Nếu tạo dựng được một môi trường làm việc như trong một gia đình như vậy thì sự gắn bó của cán bộ nhân viên SCB ngày một tăng. Điều này sẽ tạo dựng nên một hình ảnh tốt đẹp SCB, một văn hóa SCB, cũng như một giá trị cốt lõi của SCB.
Hơn nữa, SCB cũng cần phải phát huy vai trò của những cán bộ lãnh đạo trực tiếp, vì họ vừa là cầu nối giữa SCB và nhân viên, vừa là người giải quyết các xung đột và mâu thuẫn giữa các nhân viên với nhau để giúp mối quan hệ giữa các nhân viên ngày càng tốt hơn và giúp cho công việc được thực hiện tốt đẹp hơn. Do vậy, khi bố trí làm việc nhóm thì lãnh đạo cũng cần chú ý đến các đặc điểm cá nhân của từng thành viên như: giới tính, tuổi, đặc điểm tính cách,…để công tác làm việc nhóm có hiệu quả, tránh những mối bất hòa, mâu thuẫn hay xung đột xấu gây ảnh hưởng xấu đến tiến trình và kết quả công việc chung.