Trước tiên, biến Ti4 trong thang đo dự định nghỉ việc phải được mã hóa lại cho phù hợp vì trong thang đo dự định nghỉ việc biến Ti4 có quan hệ nghịch biến với biến tổng trong khi 3 biến còn lại (Ti1, Ti2, và Ti3) có quan hệ đồng biến với biến tổng.
Đối với biến Ti4 với phát biểu “Anh/Chị muốn làm việc ở SCB cho đến khi nghỉ hưu”, khi nhân viên trả lời “hoàn toàn đồng ý” (mức 5 của thang đo 5 bậc Likert) thì có nghĩa là nhân viên đó không có dự định nghỉ việc, tương đương với mức “hoàn toàn không đồng ý” (mức 1 của thang đo 5 bậc Likert) của phát biểu “Anh/Chị
KHÔNG muốn làm việc ở SCB cho đến khi nghỉ hưu” (được mã hóa lại thành biến Ti4#)
Như vậy, số liệu sẽ được xử lý lại đối với biến Ti4 cụ thể như sau:
+ Mức 5 trong câu trả lời của biến Ti4 sẽ tương đương với mức 1 Ti4#. + Mức 4 trong câu trả lời của biến Ti4 sẽ tương đương với mức 2 Ti4#. + Mức 3 trong câu trả lời của biến Ti4 sẽ tương đương với mức 3 Ti4#. + Mức 2 trong câu trả lời của biến Ti4 sẽ tương đương với mức 4 Ti4#. + Mức 1 trong câu trả lời của biến Ti4 sẽ tương đương với mức 5 Ti4#.
Sau khi mã hóa lại biến Ti4 thành biến Ti4#, thang đo dự định nghỉ việc bao gồm 4 biến Ti1, Ti2, Ti3 và Ti4# sẽ được tiến hành đánh giá sơ bộ.
Bảng 4.6 Kết quả hệ số Cronbach alpha của thang đo dự định nghỉ việc
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach alpha nếu loại biến
Nhóm dự định nghỉ việc(Ti) Cronbach alpha = .750
Ti1 8.84 3.264 .693 .613
Ti2 8.74 3.406 .663 .634
Ti3 8.78 3.620 .541 .696
Ti4# 8.44 3.494 .361 .820
Nguồn: xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Hệ số Cronbach alpha của thang đo dự định nghỉ việc bằng 0.750 ≥ 0.6 và tương quan với biến tổng của các biến đều ≥0.3 nên thang đo dự định nghỉ việc được xem là phù hợp.
Tóm lại, qua kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha thì các thang đo đo lường sự hài lòng trong công việc và dự định nghỉ việc đều đạt yêu cầu vì đảm bảo các giá trị và độ tin cậy.