Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 36)

Có thể nói SCB là một ngân hàng có đội ngũ nhân sự có trình độ cao vì nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học chiếm xấp xỉ 60%. Sau hợp nhất, tổng số

cán bộ nhân viên của SCB là 4,226 người, trong đó nhân viên có trình độ trên đại học chiếm 1.25%, nhân viên có trình độ đại học chiếm 58.31%, nhân viên có trình độ cao đẳng/trung cấp chiếm 13.65% và nhân viên có trình độ khác chiếm 26.79%.

Biểu đồ 4.3: Trình độ nhân sự SCB năm 2012

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo nội bộ SCB

Tuy nhiên, sau khi hợp nhất 03 ngân hàng thì ngoài áp lực về thanh khoản, tình hình nợ xấu, lợi nhuận,… thì nguồn nhân lực SCB cũng có nhiều áp lực do nhiều thay đổi như khối lượng nhân sự dư thừa ở một số phòng ban Hội sở/ đơn vị. Điều này tạo áp lực không chỉ lên bộ phận nhân sự, mà áp lực này bao trùm tất cả nhân viên, từ lãnh đạo cấp cao cho đến nhân viên. Nhân viên rơi vào tâm trạng lo lắng, bất ổn về nhiều sự thay đổi, về tương lai của ngân hàng, về thay đổi chính sách của ngân hàng,…

Điển hình là sự biến động nhân sự sau hợp nhất, đầu năm 2012 tổng số lượng nhân viên của 3 ngân hàng trước hợp nhất là 4,266 nhân viên, nhưng tới cuối năm 2012, con số này chỉ là 2,975, giảm 1,291 nhân viên (tương đương 30%) trong đó phải kể đến việc SCB chuyển giao hơn 700 nhân sự bảo vệ của ngân hàng sang công ty TNHH một thành viên Thời Đại, số còn lại là do người lao động tự xin nghỉ (khoảng hơn 500 người). Và đến thời điểm 30/06/2013 số lượng nhân viên SCB là

1.25%

58.31% 13.65%

26.79%

Trình độ nhân sự SCB năm 2012

3,192 nhân viên13, tăng 217 người so với đầu năm (tương đương 7%), chủ yếu là để bổ sung những vị trí mà nhân viên đã nghỉ việc.

Lý do người lao động nghỉ việc chủ yếu một phần là do họ không hài lòng về công việc sau khi hợp nhất, chẳng hạn như: tiền lương bị điều chỉnh giảm và họ cảm thấy không hài lòng và bất mãn với mức lương mới này, hay có người nghỉ việc vì bị áp lực do lãnh đạo thay đổi vì họ đã quen với cách làm việc của người lãnh đạo cũ nên cảm thấy khó chấp nhận người lãnh đạo mới, một số khác thì nghỉ việc vì lý do cá nhân14,…

Trong thời gian tới, số lượng nhân viên SCB có xu hướng không tăng thêm nữa vì theo thông tư số 21/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 09/09/2013 quy định về việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch,… của các NHTM theo hướng khắt khe hơn và hạn chế các NHTM mở rộng mạng lưới theo đúng tinh thần chỉ thị số 01/CT-NHNN mà NHNN đã ban hành từ đầu năm 201315.

Theo quy định mới của thông tư số 21/2013/TT-NHNN này và thực trạng SCB hiện tại thì việc thành lập chi nhánh, phòng giao dịch mới là điều không thể trong 2- 3 năm tới vì một số ràng buộc như tỷ lệ nợ xấu, vốn điều lệ,…chưa kể đến việc trong trường hợp SCB không thể thực hiện chuyển đổi các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch thành phòng giao dịch trong vòng 24 tháng theo thông tư số 21/2013/TT-NHNN thì các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch này phải chấm dứt hoạt động, điều đó đồng nghĩa với việc phải xử lý vấn đề nhân sự dư thừa từ các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch phải chấm dứt hoạt động này.

Tổng số quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch của SCB tới thời điểm hiện tại là 59, số lượng nhân viên bình quân ở mỗi quỹ tiết kiệm hoặc điểm giao dịch là 5 người16. Như vậy, số lượng nhân viên dư thừa trong trường hợp xấu nhất là khoảng 300 người. Đây cũng là vấn đề mà lãnh đạo SCB cần lưu ý và có kế hoạch trong công tác quản trị nguồn nhân lực trong thời gian tới.

13 Nguồn: từ báo cáo nội bộ SCB

14 Nguồn: từ kết quả phỏng vấn trong quá trình điều chỉnh thang đo

15 Nguồn: thông tư 21/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 09/09/2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Trang 36)