- Nguồn tham khảo chủ yếu: là những ấn phẩm báo cáo của các nhà khoa học, như tập san, tạp chí nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học…
3. Công cụ phỏng vấn:
3.1. Khái niệm: Công cụ phỏng vấn là một hệ thống câu hỏi bằng văn bản
đã được chuẩn bị từ trước, thường gọi là bản câu hỏi hay Anket (Enquete, Questionaire). Đó là một loạt các câu hỏi được thiết kế theo một cấu trúc để gợi ra các câu trả lời cụ thể từ phía người được hỏi. Bản chất của câu hỏi và cách đặt câu hỏi là đặc biệt quan trọng, các câu hỏi nghèo nàn về nội dung và từ ngữ dễ dẫn đến thất bại cho nghiên cứu.
Có 2 loại câu hỏi:
* Câu hỏi có kết thúc đóng là các câu hỏi có sẵn các phương án trả lời, người trả lời chỉ cần chọn một hoặc những phương án mà mình cho là hợp lý nhất. Dạng câu hỏi này có thể dùng để nghiên cứu về quan điểm, thái độ hoặc kiến thức.
Ưu điểm:
- Nâng cao khả năng trả lời của đối tượng - Thống kê dễ dàng và nhanh chóng. - Khá phổ biến với nhiều người Nhược điểm:
- Có thể hạn chế các câu trả lời;
- Mất nhiều thời gian hơn trong việc đặt câu hỏi; Yêu cầu nhiều câu hỏi cho cùng một chủ đề.
* Câu hỏi có kết thúc mở là câu hỏi không đưa ra phương án trả lời, người phỏng vấn sẽ thu được nhiều câu trả lời mang tính cá nhân vì người được hỏi sẽ trả
lời ý kiến theo quan điểm riêng của mình.
Ưu điểm:
- Cho phép các câu trả lời tự do hơn; - Dễ dàng lập câu hỏi;
- Người phỏng vấn có thể hỏi tiếp các câu hỏi liên quan. Nhược điểm:
- Các câu trả lời không đồng nhất về độ dài và nội dung; - Cả câu hỏi và câu trả lời có khả năng bị hiểu nhầm; - Khó thống kê và tổng hợp.
- Đối tượng được hỏi không biết hoặc không thích trả lời.
Do các ưu nhược điểm trên, nên câu hỏi có kết thúc mở thường được dùng trong các cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc trao đổi mạn đàm (ví dụ: phỏng vấn chuyên gia), còn câu hỏi có kết thúc đóng thường dùng trong các phỏng vấn gián tiếp, hoặc điều tra, khảo sát.
3.2. Kỹ thuật lập phiếu hỏi:
a) Kết cấu một phiếu phỏng vấn: Thường có 3 phần chính:
Phần mở đầu: Ghi rõ mục đích hỏi, vai trò của người trả lời đối vấn đề
nghiên cứu, cách thức trả lời.
Phần cơ bản: Gồm các câu hỏi, số lượng câu hỏi tuỳ theo vấn đề nghiên cứu rộng hay hẹp, nông hay sâu. Các câu hỏi được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp.
Phần cuối: Ghi các số liệu liên quan đến người được hỏi (họ tên, tuổi, trình
độ tập luyện, huấn luyện, học vấn, giới tính...)