- Nguồn tham khảo chủ yếu: là những ấn phẩm báo cáo của các nhà khoa học, như tập san, tạp chí nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học…
6/ Đọc và ghi chép các vấn đề có liên quan.
6.1. Đọc nghiên cứu tài liệu: Đọc nghiên cứu tài liệu khác với cách đọc thông thường, thường đọc theo trình tự sau:
- Đọc mục lục sách. - Đọc dẫn liệu cuốn sách (nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản...). - Đọc tài liệu tham khảo cuốn sách. - Đọc lời giới thiệu cuốn sách. - Đọc bản chú thích cuốn sách - Đọc nội dung cuốn sách và ghi chép.
6.2. Ghi chép:Có nhiều cách ghi chép khác nhau:
Ghi trích dẫn (sao chép):Là chép lại nguyên văn, từng đoạn, từng câu, lời nói hay (của lãnh tụ, nhà khoa học) hay những kết luận quan trọng. Việc trích dẫn cần đảm bảo độ chính xác cao.
Ghi theo dàn ý:Là cách ghi được sử dụng nhiều ở giai đoạn nghiên cứu ban
đầu khi nhà nghiên cứu cần tìm hiểu mở rộng thông tin hoặc chưa có điều kiện đọc kỹ cuốn sách. Ghi theo dàn ý có 2 loại:
- Ghi dàn ý giản đơn: là ghi đề mục của cuốn sách
- Ghi dàn ý phức tạp: là ghi chi tiết hơn (ghi thêm các mục vừa và nhỏ trong từng chương. mục để hiểu kỹ hơn về kết cấu của từng chương, mục.
Ghi tóm tăt: Là cách ghi có sự chọn lọc và phê phán. Có 3 cách ghi tóm tắt: - Ghi tóm tắt giản đơn: là hình thức ghi rút ngắn của vấn đề chuyên môn để
nắm được những ý chính, quan trọng của từng chương, mục.
- Ghi tóm tắt chi tiết: Là hình thức ghi rút gọn có phân tích hay dẫn chứng bằng các ví dụ. Có thể sử dụng những ký hiệu riêng, hình vẽđể nhớ lâu và hiểu sâu hơn vấn đề.
- Ghi tổng hợp: Là hình thức ghi chép có hệ thống lại một vấn đề chuyên môn của một số tài liệu khác nhau. Trong quá trình hệ thống vấn đề có phân tích, phê phán.
Để ghi chép, nhà nghiên cứu sử dụng các Phiếu trích ghi có kích thước 215mm x 150mm hoặc Phiếu tóm tắt thường có kính thước 210mm x 300mm (tiêu chuẩn) bằng giấy trắng có mẫu như sau:
TT Nội dung trích dẫn (Tóm tắt) Tên sách, tác giả Năm, nơi xuất bản
1 2 3 4