Phân loại phương pháp phỏng vấn:

Một phần của tài liệu phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 46)

- Nguồn tham khảo chủ yếu: là những ấn phẩm báo cáo của các nhà khoa học, như tập san, tạp chí nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học…

2. Phân loại phương pháp phỏng vấn:

Tuỳ theo mục đích, hình thức và nội dung thu nhận thông tin, người ta chia thành 3 loại phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp - Phỏng vấn gián tiếp và trao đổi mạn

đàm.

2.1. Phỏng vấn trực tiếp: Là phương pháp thu nhận thông tin thông qua hỏi và trả lời miệng (trực tiếp) giữa nhà nghiên cứu và người được hôi. Khi phỏng vấn, có thể ghi âm, thu hình trực tiếp để có tài liệu đầy đủ và chính xác.

Ưu đim: Thu được nhiểu thông tin, nhanh, thuận tiện.

Nhược đim:Thông tin không sâu sắc.

2.2. Phỏng vấn gián tiếp: Là phương pháp thu nhận thông tin bằng mẫu phiếu hỏi, phiếu điều tra... được lập sẵn. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp là phương pháp thường dùng nhất trong NCKH TDTT vì các lý do sau:

Ưu điểm:

- Khi nắm vững phương pháp này, nhà nghiên cứu có đủ kiến thức để tiến hành các dạng phỏng vấn khác.

- Dễ thực hiện cho các đối tượng (kể cảđối tượng chưa có kinh nghiệm sống và tri thức hạn chế, vì đã có sẵn mẩu phiếu hỏi và các phương án trả lời )

- Có thể thực hiện với số lượng người tham gia nhiều, thông tin thu được sâu sắc hơn (gởi thông qua bưu điện, thư tay...)

- Các ý kiến trả lời dễ xử lý bằng toán học thống kê.

2.3. Phương pháp trao đổi, mạn đàm: Là một phương pháp thu nhận thông tin bằng cách đưa ra những tình huống có vấn đề, nhằm thu hút các đối thông tin bằng cách đưa ra những tình huống có vấn đề, nhằm thu hút các đối tượng nghiên cứu vào các cuộc tranh luận bổ ích, để mọi người tự bộc lộ quan

điểm, tư tưởng của mình.

Hình thức thường sử dụng để trao đổi, mạn đàm là tổ chức hội thảo. Trong tổ chức toạ đàm, nhà nghiên cứu luôn đóng vai trò chủ động sáng tạo, khéo léo đặt câu hỏi hướng cuộc thảo luận đi sâu vào trọng tâm vấn đề nghiên cứu, tạo tình huống xung đột, thu hút sự quan tâm chú ý của mọi người và xây dựng bầu không khí sôi nổi một cách tự nhiên, vì chúng ảnh hưởng lớn đến chât lượng vấn đề

nghiên cứu.

Ưu điểm: Thông tin sâu sắc, có thể làm sáng tỏ những vấn đề còn nghi ngờ, nhờ vậy số liệu có độ tin cậy cao.

Nhược điểm: Vấn đề khai thác sâu nên tốn nhiều thời gian, số lượng thông tin thu được không lớn.

Một phần của tài liệu phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)