Tra cứu bằng phương tiện công nghệ thông tin: 1 Tra cứu thông tin trên mạng:

Một phần của tài liệu phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 44)

- Nguồn tham khảo chủ yếu: là những ấn phẩm báo cáo của các nhà khoa học, như tập san, tạp chí nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học…

5. Tra cứu bằng phương tiện công nghệ thông tin: 1 Tra cứu thông tin trên mạng:

5.1. Tra cứu thông tin trên mạng:

Việc tra cứu thông tin qua mạng được phổ biến ở nhiều trường đại học, cơ

quan nghiên cứu và thư viện công cộng. Cần có một máy tính chủ của hệ thống

được nối với bộ phận lưu trữ thô tin từ nhiều nguồn dữ liệu.

Hiện nay, có nhiều nguồn cơ sở dữ liệu có thể tra cứu bằng máy tính.

Ưu điểm: Nhanh, nhiều nguồn thông tin, dễ sao chép, in ấn. Các bước thực hiện:

- Xác định vấn đề nghiên cứu một cách rõ ràng nhất.

- Quyết định phạm vi tìm kiếm, ví dụ: đề tài cử nhân ở mức 20-25 bài viết mới nhất, đề tài thạc sỹ nên chọn 30 – 40 bài, luận án tiên sĩ có thể lựa chọn

đến 100 bài viết.

- Quyết định cơ sở dữ liệu: Có nhiều nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau theo nhiều chuyên ngành. Mỗi nguồn tham khảo có một hệ thống các từ khoá riêng, có một số từ chỉ có thể dùng trong một nguồn nhất định, nhưng hầu hết là trùng nhau.

- Chọn từ khoá: Là các từ mà các nhà nghiên cứu nhập vào máy tính để tra cứu. Nếu từ khoá mang tính chung chung quá trình nghiên cứu sẽ cho ra nhiều kết quả mà phần nhiều trong số đó không liên quan tới đề tài nghiên cứu. Nếu từ khoá nằm trong phạm vi quá hẹp sẽ hạn chế kết quả tìm kiếm và có thể không đầy đủ thông tin. Vì vậy cần phải áp từ dụng nhiều biện pháp kết hợp.

- Tiến hành tra cứu: Gõ từ khoá vào máy tính để máy tính tiến hành chọn lọc dữ liệu.

5.2. Tìm kiếm trên các trang web:

- Các trang web kết nối toàn thế giới (www): là một phần của hệ thống mạng quốc tế, một nguồn thông tin vô cùng phong phú về tất cả các chủ đề trong tất cả

các lĩnh vực.

Sử dụng phần mềm trình duyệt web, nhà nghiên cứu có thể tìm thấy thông tin của mọi đề tài chỉ sau vài thao tác bấm chuột. Một số thông tin của trang web thường được xếp vào các thư mục riêng rẽ rất dễ tìm kiếm bằng cách đi từ danh mục này sang danh mục khác.

- Các trang công cụ tìm kiếm: Là những trang web giúp chúng ta tìm kiếm trên khắp các trang web. Ví dụ: www.google.com là công cụ đầu tiên nên tham khảo khi tra cứu tài liệu trên Internet, www.altavista.com đặc biệt hiệu quả trong việc xác định những sự kiện còn chưa rõ ràng và đưa ra nhiều khả

năng tìm kiếm trên các lĩnh vực, www.hotbot.com rất dễ tìm kiếm khi sử

dụng các tài liệu bằng hình ảnh và âm thanh hoặc xác định vị trí các trang web khác, hoặc www.northernlight.com có danh mục các trang web, bao gồm các dữ liệu khoảng 1 triệu bài báo từ hơn 5.000 nguồn khác nhau, và kết quả tìm kiếp được sắp xếp có tổ chức trong các mục riêng.

Ưu - nhược điểm khi tra cứu qua các trang web: + Ưu:

- Tính thời sự: Được cập nhật nhanh chóng và thường đưa ra những thông tin mới nhất về chủ đềđược tìm kiếm.

- Khả năng tiếp cận nhiều loại nguồn tài liệu:

- Hình thức đa dạng: văn bản, băng hình, âm thanh, hoạt hoạ…

- Khả năng truy cập cao (24/24 giờ/ngày, lưu lại, in ra để sử dụng sau..) + Nhược:

- Thiếu trật tự: nên đòi hỏi người tra cứu phải có kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng.

- Tốn thời gian:

- Đôi khi không đảm bảo tính xác thực, thiếu độ tin cậy. - Vi phạm đạo đức,

- Không đầy đủ, thực chất có nhiều nguồn tài liệu có giá trị không được gởi lên mạng.

5. Kết luận: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu, là con đường giúp người nghiên cứu tạo ra những

Một phần của tài liệu phương pháp nghiên cứu khoa học (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)